Tư vấn pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài
”Trong gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam, GNL đã tư vấn cho hầu hết các doanh nghiệp lớn của Pháp đầu tư vào đây”
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh doanh Việt - Pháp do Bộ Thương mại phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức ngày 27/3, Văn phòng đại diện của Công ty Luật Gide Loyrette Nouel (GLN) được đánh giá là một điển hình đầu tư thành công của doanh nghiệp Pháp vào Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với Luật sư Nicolas Audier, Trưởng đại diện Văn phòng GLN tại Việt Nam.
Ông có thể giới thiệu đôi nét về Văn phòng GLN tại Việt Nam?
GLN là công ty luật đầu tiên của Pháp được Bộ Tư pháp Việt Nam cho phép mở chi nhánh vào tháng 2/1996, đã có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 1994 dưới hình thức văn phòng đại diện.
Từ đó đến nay, GLN đã tích cực trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động pháp lý. Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã phát triển rất nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền Việt Nam ở trung ương cũng như địa phương.
Những kết quả nổi bật của GLN tại Việt Nam trong thời gian qua là gì?
Trong gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã tư vấn cho hầu hết các doanh nghiệp lớn của Pháp đầu tư vào đây theo hình thức công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BTO, BT.
Chúng tôi đã tham gia vào rất nhiều dự án trong tất cả các lĩnh vực như bưu chính viễn thông (Acatel France Télécom), y tế (Bệnh viện Việt-Pháp), phân phối (siêu thị Big C), ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, công nghiệp hoá chất, cơ sở hạ tầng...
Thời gian qua, Chi nhánh GLN Hà Nội của chúng tôi cũng đã được biết đến tại Việt Nam về những kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực tài trợ dự án. Chi nhánh đã tư vấn pháp lý cho một tổ hợp đầu tư 480 triệu USD vào một dự án BOT xây dựng Nhà máy nhiệt điện tại Phú Mỹ.
Ông đánh giá như thế nào về Luật Cạnh tranh ở Việt Nam?
Cá nhân tôi đánh giá rằng việc Việt Nam gia nhập WTO thực sự là một sự kiện đặc biệt đối với Việt Nam. Năm 2007 sẽ mở ra một trang mới của cuộc “đổi mới” thứ 2 của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, việc triển khai Luật Cạnh tranh là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế cũng như đón nhận làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Xu thế phải dần loại bỏ tình trạng độc quyền của khối các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân trong các lĩnh vực là tất yếu để tiến tới đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã dần mở cửa các lĩnh vực mà trước đây vốn là những lĩnh vực nhạy cảm như y tế, bảo hiểm, ngân hàng...
Ông có kinh nghiệm gì để chia sẻ với các đối tác Pháp muốn đầu tư vào Việt Nam?
Các nhà đầu tư Pháp muốn thành công tại Việt Nam cần phải có tính kiên nhẫn và trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam nhất thiết phải tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt là môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý phải nâng cao năng lực của Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp cũng như ở các nước khác bởi họ sẽ là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hơn ra thị trường quốc tế cũng như giúp các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam trước khi đưa ra quyết định của mình.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với Luật sư Nicolas Audier, Trưởng đại diện Văn phòng GLN tại Việt Nam.
Ông có thể giới thiệu đôi nét về Văn phòng GLN tại Việt Nam?
GLN là công ty luật đầu tiên của Pháp được Bộ Tư pháp Việt Nam cho phép mở chi nhánh vào tháng 2/1996, đã có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 1994 dưới hình thức văn phòng đại diện.
Từ đó đến nay, GLN đã tích cực trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam trong các hoạt động pháp lý. Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã phát triển rất nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền Việt Nam ở trung ương cũng như địa phương.
Những kết quả nổi bật của GLN tại Việt Nam trong thời gian qua là gì?
Trong gần 15 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã tư vấn cho hầu hết các doanh nghiệp lớn của Pháp đầu tư vào đây theo hình thức công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BTO, BT.
Chúng tôi đã tham gia vào rất nhiều dự án trong tất cả các lĩnh vực như bưu chính viễn thông (Acatel France Télécom), y tế (Bệnh viện Việt-Pháp), phân phối (siêu thị Big C), ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, công nghiệp hoá chất, cơ sở hạ tầng...
Thời gian qua, Chi nhánh GLN Hà Nội của chúng tôi cũng đã được biết đến tại Việt Nam về những kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực tài trợ dự án. Chi nhánh đã tư vấn pháp lý cho một tổ hợp đầu tư 480 triệu USD vào một dự án BOT xây dựng Nhà máy nhiệt điện tại Phú Mỹ.
Ông đánh giá như thế nào về Luật Cạnh tranh ở Việt Nam?
Cá nhân tôi đánh giá rằng việc Việt Nam gia nhập WTO thực sự là một sự kiện đặc biệt đối với Việt Nam. Năm 2007 sẽ mở ra một trang mới của cuộc “đổi mới” thứ 2 của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, việc triển khai Luật Cạnh tranh là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế cũng như đón nhận làn sóng đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Xu thế phải dần loại bỏ tình trạng độc quyền của khối các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân trong các lĩnh vực là tất yếu để tiến tới đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã dần mở cửa các lĩnh vực mà trước đây vốn là những lĩnh vực nhạy cảm như y tế, bảo hiểm, ngân hàng...
Ông có kinh nghiệm gì để chia sẻ với các đối tác Pháp muốn đầu tư vào Việt Nam?
Các nhà đầu tư Pháp muốn thành công tại Việt Nam cần phải có tính kiên nhẫn và trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam nhất thiết phải tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt là môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý phải nâng cao năng lực của Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp cũng như ở các nước khác bởi họ sẽ là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hơn ra thị trường quốc tế cũng như giúp các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam trước khi đưa ra quyết định của mình.