Tương lai mờ mịt của vòng đàm phán Doha
Tương lai của vòng đàm phán thương mại Doha trở nên mờ mịt khi Hội nghị bộ trưởng 35 nước thành viên chủ chốt thất bại
Tương lai của vòng đàm phán thương mại Doha trở nên mờ mịt, khi Hội nghị bộ trưởng 35 nước thành viên chủ chốt của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneve (Thụy Sĩ) vừa qua đã thất bại. Dù các nước đều khẳng định nối lại đàm phán, song vẫn chưa có lối thoát nào cho vòng đàm phán này.
Sau khi hội nghị nói trên thất bại, hy vọng đạt được một thỏa thuận trong vòng đàm phán Doha vào cuối năm 2008 đã hoàn toàn tiêu tan và nhiều người còn nói đến khả năng sụp đổ của vòng đàm phán Doha.
Bất đồng về cơ chế bảo vệ đặc biệt
Theo Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, hội nghị đã đạt được sự đồng thuận về 18 trong số 20 vấn đề được đưa ra thảo luận, song bất đồng sâu sắc về mục 19, đó là cơ chế bảo vệ đặc biệt (SSM) nhằm bảo vệ những nông dân nghèo. Cơ chế này cho phép các nước nghèo áp đặt một loại thuế đặc biệt đối với một số nông phẩm khi xảy ra hiện tượng gia tăng đột biến khối lượng nhập khẩu, hoặc giảm giá mạnh các mặt hàng này.
Mỹ và một số nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc không nhất trí được về mức độ gia tăng nhập khẩu hoặc giảm giá để có thể áp dụng SSM. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hội nghị. Ngoài ra, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng bất đồng với các nền kinh tế đang nổi lên về vấn đề cắt giảm thuế hàng công nghiệp. Thất bại này có thể dẫn tới triển vọng nối lại vòng đàm phán Doha có thể bị đẩy lùi lại vài năm.
Theo người phát ngôn WTO, Keith Rockwell cho biết không khí của hội nghị "cực kỳ căng thẳng", các đối tác buôn bán chính trong WTO vẫn không đưa ra được đề xuất gì mới và tiếp tục đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc này.
Vấn đề nhập khẩu chuối đã khiến nhóm các nước châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) rút khỏi cuộc họp toàn thể 153 nước thành viên WTO, trong ngày làm việc thứ 8 của hội nghị. Hội nghị cũng chứng kiến sự bất đồng của Nhật Bản và Pháp về dự thảo hiệp định chung của ông Lamy, trong đó Pháp khẳng định sẽ không ký hiệp định này trong thời điểm hiện nay...
Theo đại sứ, trưởng phái đoàn Thụy Sĩ Luzius Wasescha tại WTO nhận xét, sở dĩ có tình trạng đòi xem xét lại dự thảo hiệp định của ông Lamy là do dự thảo dựa trên ý chí và lợi ích của số ít các quốc gia, chứ không đại diện cho lợi ích của đa số các nước thành viên.
Kêu gọi nối lại vòng đàm phán Doha
Ông Lamy cho biết, các bộ trưởng tham dự hội nghị muốn ông nhanh chóng khôi phục vòng đàm phán Doha. Ông kêu gọi các nước thành viên WTO có cách nhìn nhận đúng mực hơn khi trao đổi về khả năng và cách thức nối lại vòng đàm phán Doha. Các thành viên của WTO cũng kêu gọi không nên để phí những tiến bộ đã đạt được trong suốt 9 ngày đàm phán vừa qua.
Cao uỷ phụ trách thương mại của EU Peter Mandelson kêu gọi cần có những nỗ lực tối đa để duy trì lòng tin trong WTO. Đại sứ Ấn Độ U. Bhatia tuyên bố: "Còn quá sớm để khẳng định điều gì, nhưng cơ bản là chúng ta không được bỏ cuộc". Trong khi Ngoại trưởng Brazil, C. Amorim khẳng định: "Sân chơi này chưa kết thúc".
Bộ trưởng Thương mại Indonesia, M. Pangestu, người đang điều phối nhóm 33 nước đang phát triển (G33) cho biết: “G33 sẵn sàng tiếp tục có quan điểm tích cực và xây dựng trong các bước tiếp theo". TGĐ WTO khẳng định, ông sẽ không "đầu hàng", nhưng cần phải giải tỏa những hiểu lầm và bàn bạc với các thành viên. Tuy nhiên, nhiều người thừa nhận rằng phải mất một thời gian thì vòng đàm phán Doha (hiện đã bước sang năm thứ bảy) mới có thể được nối lại.
Sau thất bại của hội nghị này, các bộ trưởng WTO, Mỹ đã đề xuất ý tưởng về một mô hình tự do hóa thương mại 2 cấp tại WTO, thiết lập các hiệp định hạn chế riêng lẻ về từng vấn đề thay vì một hiệp định chung tự do thương mại hiện nay.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại phản bác đề xuất này và EU cũng không mặn mà với ý tưởng của Mỹ. Tổng giám đốc WTO cho rằng ý tưởng trên của Mỹ là không mới. Cuối năm 2003, ông Lamy khi đó giữ chức ủy viên phụ trách thương mại EU, cũng đã bảo vệ khái niệm về các Hiệp định nhiều bên, nghĩa là hiệp định dành cho một nhóm nước giới hạn gồm những nước sẵn sàng đi xa hơn trong tự do hóa thương mại so với các quốc gia khác.
Theo đó, WTO sẽ trở thành mô hình tự do hóa thương mại 2 cấp, có lẽ đây là giải pháp để vòng đàm phán Doha tiến xa hơn.
Sau khi hội nghị nói trên thất bại, hy vọng đạt được một thỏa thuận trong vòng đàm phán Doha vào cuối năm 2008 đã hoàn toàn tiêu tan và nhiều người còn nói đến khả năng sụp đổ của vòng đàm phán Doha.
Bất đồng về cơ chế bảo vệ đặc biệt
Theo Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, hội nghị đã đạt được sự đồng thuận về 18 trong số 20 vấn đề được đưa ra thảo luận, song bất đồng sâu sắc về mục 19, đó là cơ chế bảo vệ đặc biệt (SSM) nhằm bảo vệ những nông dân nghèo. Cơ chế này cho phép các nước nghèo áp đặt một loại thuế đặc biệt đối với một số nông phẩm khi xảy ra hiện tượng gia tăng đột biến khối lượng nhập khẩu, hoặc giảm giá mạnh các mặt hàng này.
Mỹ và một số nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc không nhất trí được về mức độ gia tăng nhập khẩu hoặc giảm giá để có thể áp dụng SSM. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hội nghị. Ngoài ra, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng bất đồng với các nền kinh tế đang nổi lên về vấn đề cắt giảm thuế hàng công nghiệp. Thất bại này có thể dẫn tới triển vọng nối lại vòng đàm phán Doha có thể bị đẩy lùi lại vài năm.
Theo người phát ngôn WTO, Keith Rockwell cho biết không khí của hội nghị "cực kỳ căng thẳng", các đối tác buôn bán chính trong WTO vẫn không đưa ra được đề xuất gì mới và tiếp tục đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc này.
Vấn đề nhập khẩu chuối đã khiến nhóm các nước châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) rút khỏi cuộc họp toàn thể 153 nước thành viên WTO, trong ngày làm việc thứ 8 của hội nghị. Hội nghị cũng chứng kiến sự bất đồng của Nhật Bản và Pháp về dự thảo hiệp định chung của ông Lamy, trong đó Pháp khẳng định sẽ không ký hiệp định này trong thời điểm hiện nay...
Theo đại sứ, trưởng phái đoàn Thụy Sĩ Luzius Wasescha tại WTO nhận xét, sở dĩ có tình trạng đòi xem xét lại dự thảo hiệp định của ông Lamy là do dự thảo dựa trên ý chí và lợi ích của số ít các quốc gia, chứ không đại diện cho lợi ích của đa số các nước thành viên.
Kêu gọi nối lại vòng đàm phán Doha
Ông Lamy cho biết, các bộ trưởng tham dự hội nghị muốn ông nhanh chóng khôi phục vòng đàm phán Doha. Ông kêu gọi các nước thành viên WTO có cách nhìn nhận đúng mực hơn khi trao đổi về khả năng và cách thức nối lại vòng đàm phán Doha. Các thành viên của WTO cũng kêu gọi không nên để phí những tiến bộ đã đạt được trong suốt 9 ngày đàm phán vừa qua.
Cao uỷ phụ trách thương mại của EU Peter Mandelson kêu gọi cần có những nỗ lực tối đa để duy trì lòng tin trong WTO. Đại sứ Ấn Độ U. Bhatia tuyên bố: "Còn quá sớm để khẳng định điều gì, nhưng cơ bản là chúng ta không được bỏ cuộc". Trong khi Ngoại trưởng Brazil, C. Amorim khẳng định: "Sân chơi này chưa kết thúc".
Bộ trưởng Thương mại Indonesia, M. Pangestu, người đang điều phối nhóm 33 nước đang phát triển (G33) cho biết: “G33 sẵn sàng tiếp tục có quan điểm tích cực và xây dựng trong các bước tiếp theo". TGĐ WTO khẳng định, ông sẽ không "đầu hàng", nhưng cần phải giải tỏa những hiểu lầm và bàn bạc với các thành viên. Tuy nhiên, nhiều người thừa nhận rằng phải mất một thời gian thì vòng đàm phán Doha (hiện đã bước sang năm thứ bảy) mới có thể được nối lại.
Sau thất bại của hội nghị này, các bộ trưởng WTO, Mỹ đã đề xuất ý tưởng về một mô hình tự do hóa thương mại 2 cấp tại WTO, thiết lập các hiệp định hạn chế riêng lẻ về từng vấn đề thay vì một hiệp định chung tự do thương mại hiện nay.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại phản bác đề xuất này và EU cũng không mặn mà với ý tưởng của Mỹ. Tổng giám đốc WTO cho rằng ý tưởng trên của Mỹ là không mới. Cuối năm 2003, ông Lamy khi đó giữ chức ủy viên phụ trách thương mại EU, cũng đã bảo vệ khái niệm về các Hiệp định nhiều bên, nghĩa là hiệp định dành cho một nhóm nước giới hạn gồm những nước sẵn sàng đi xa hơn trong tự do hóa thương mại so với các quốc gia khác.
Theo đó, WTO sẽ trở thành mô hình tự do hóa thương mại 2 cấp, có lẽ đây là giải pháp để vòng đàm phán Doha tiến xa hơn.