“Twitter không muốn dựa hơi ai”
Đồng sáng lập viên mạng tiểu blog Twitter, Biz Stone, cho biết công ty của ông muốn tự phát triển
Đồng sáng lập viên mạng tiểu blog Twitter, Biz Stone, cho biết công ty của ông muốn tự phát triển, không cần phải dựa hơi bất cứ tập đoàn nào.
Trả lời tại sự kiện thảo luận về kinh tế và tương lai của thế giới ở thủ đô của Hàn Quốc, sáng lập viên Stone cho hay: "Tôi tin rằng Twitter có nhiều cơ hội để giành được những thành công lớn hơn nữa”.
“Vậy nên mục tiêu của chúng tôi sẽ không thay đổi, từ trước tới giờ và cả sau này, đó là Twitter sẽ phát triển độc lập và tự chủ, cho dù tin đồn có như thế nào đi chăng nữa".
Tuyên bố của ông Stone được đưa ra trong bối cảnh nhiều tin đồn cho rằng Google và Facebook đang tìm đủ cách ve vãn để mua lại mạng tiểu blog này.
Trước đó, một số tờ báo như Wall Street Journal cho hay, cả Google và Facebook đều muốn mua lại Twitter với giá khoảng 8 đến 10 tỷ USD. Điều thú vị là, vấn đề tranh giành Twitter giữa Google và Facebook đã nảy sinh từ tháng 10/2008, khi Facebook ra giá 500 triệu USD, phần lớn là theo cổ phần.
Cho dù cuộc trao đổi đã đến vòng cuối, nhưng Twitter lại trở mặt vì số lượng tiền mặt ít ỏi họ được trả. Đến tháng 4/2009, có báo cáo rằng Twitter đang đàm phán cùng Google, giá mua là 250 triệu USD trả bằng tiền mặt và cổ phiếu. Vào tháng 10/2010, lại có tin nói rằng, Google muốn mua Twitter với giá từ 2,5 - 4 tỷ USD.
Theo Wall Street Journal, mức giá 8 - 10 tỷ USD có thể xem là khá cao đối với một công ty chỉ đạt doanh thu 45 triệu USD trong năm 2010, một kết quả khá thấp so với mục tiêu đặt ra là từ 100 đến 110 triệu USD.
Tuy nhiên, bất chấp mọi mức giá cao được các hãng chào mời, những người điều hành tại Twitter vẫn từ chối bán và cho rằng họ không quan tâm đến thương vụ này.
Ngoài vấn đề định hướng phát triển, sáng lập viên Twitter cũng chia sẻ quan điểm về yếu tố quan trọng trong các thương vụ mua bán công ty, đó là tập đoàn lớn hơn cần tôn trọng văn hóa của công ty nhỏ.
Ông bày tỏ: "Tôi nghĩ Google đã rất thành công khi họ mua lại YouTube, bởi họ cho phép dịch vụ này được hoạt động rất độc lập, cũng như họ biết cách duy trì và phát huy các yếu tố đã làm nên thành công của YouTube".
Trả lời tại sự kiện thảo luận về kinh tế và tương lai của thế giới ở thủ đô của Hàn Quốc, sáng lập viên Stone cho hay: "Tôi tin rằng Twitter có nhiều cơ hội để giành được những thành công lớn hơn nữa”.
“Vậy nên mục tiêu của chúng tôi sẽ không thay đổi, từ trước tới giờ và cả sau này, đó là Twitter sẽ phát triển độc lập và tự chủ, cho dù tin đồn có như thế nào đi chăng nữa".
Tuyên bố của ông Stone được đưa ra trong bối cảnh nhiều tin đồn cho rằng Google và Facebook đang tìm đủ cách ve vãn để mua lại mạng tiểu blog này.
Trước đó, một số tờ báo như Wall Street Journal cho hay, cả Google và Facebook đều muốn mua lại Twitter với giá khoảng 8 đến 10 tỷ USD. Điều thú vị là, vấn đề tranh giành Twitter giữa Google và Facebook đã nảy sinh từ tháng 10/2008, khi Facebook ra giá 500 triệu USD, phần lớn là theo cổ phần.
Cho dù cuộc trao đổi đã đến vòng cuối, nhưng Twitter lại trở mặt vì số lượng tiền mặt ít ỏi họ được trả. Đến tháng 4/2009, có báo cáo rằng Twitter đang đàm phán cùng Google, giá mua là 250 triệu USD trả bằng tiền mặt và cổ phiếu. Vào tháng 10/2010, lại có tin nói rằng, Google muốn mua Twitter với giá từ 2,5 - 4 tỷ USD.
Theo Wall Street Journal, mức giá 8 - 10 tỷ USD có thể xem là khá cao đối với một công ty chỉ đạt doanh thu 45 triệu USD trong năm 2010, một kết quả khá thấp so với mục tiêu đặt ra là từ 100 đến 110 triệu USD.
Tuy nhiên, bất chấp mọi mức giá cao được các hãng chào mời, những người điều hành tại Twitter vẫn từ chối bán và cho rằng họ không quan tâm đến thương vụ này.
Ngoài vấn đề định hướng phát triển, sáng lập viên Twitter cũng chia sẻ quan điểm về yếu tố quan trọng trong các thương vụ mua bán công ty, đó là tập đoàn lớn hơn cần tôn trọng văn hóa của công ty nhỏ.
Ông bày tỏ: "Tôi nghĩ Google đã rất thành công khi họ mua lại YouTube, bởi họ cho phép dịch vụ này được hoạt động rất độc lập, cũng như họ biết cách duy trì và phát huy các yếu tố đã làm nên thành công của YouTube".