Bấp bênh Twitter ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù khái niệm Twitter còn khá mới mẻ, cũng đã có không ít người nhăm nhe tung ra “Twitter Clone”
Ra đời từ tháng 3/2006, sau ba năm hoạt động, Twitter đã có bước bứt phá ngoạn mục và trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 1.000% trong năm vừa qua - đứng đầu danh sách những mạng xã hội với tốc độ phát triển cao nhất tại Mỹ, theo báo cáo của Nielsen Online tháng 9/2008...
Có thể nói, Twitter hiện đang là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong làng công nghệ thế giới. Còn ở Việt Nam, mặc dù khái niệm Twitter còn khá mới mẻ, cũng đã có không ít người nhăm nhe tung ra “Twitter Clone” (mô hình dịch vụ giống Twitter) với hy vọng nhanh chóng đạt được thành công ở thị trường này.
Nhưng liệu mọi chuyện có đơn giản như thế?
Twitter là gì?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem Twitter là gì. Blog của trang tổng hợp tin Baomoi (http://blog.baomoi.com) phát hiện ra điều thú vị là : có bao nhiêu báo đưa tin về Twitter thì có bấy nhiêu... cách gọi khác nhau dành cho dịch vụ này. Hầu hết các báo đều gọi đây là “mạng xã hội”, có báo lại dùng cụm từ “mạng thông tin xã hội trên Internet” (TuanVietnam.net), có báo gọi đây là “tiểu blog” (Đất Việt), “blog mini” (Vietnamnet), “trang báo mạng” (Thể thao & Văn hóa). Điều đó đủ cho thấy khái niệm Twitter còn rất lạ lẫm ở Việt Nam.
Wikipedia và CrunchBase đều định nghĩa Twitter là một mạng xã hội và dịch vụ micro-blogging cho phép người sử dụng cập nhật những thông tin mới nhất của mình (còn gọi là tweet hay update – về một khía cạnh nào đó có thể xem tương đương với Blast của Yahoo! 3600 hay Status của Facebook) với không quá 140 ký tự.
Còn Twitter tự giới thiệu mình là “một dịch vụ cho phép bạn bè, gia đình, đồng nghiệp giao tiếp, kết nối bằng cách trao đổi những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản như: Bạn đang làm gì?...”. Người sử dụng có thể gửi thông tin qua trang web (http://twitter.com), qua cổng WAP dành cho thiết bị di động (http://m.twitter.com), qua các ứng dụng (Twitterific, TwitterFox, Twhirl...), tin nhắn nhanh (Instant Message) hay bằng SMS (nhắn tin qua máy điện thoại di động – tuy nhiên chỉ áp dụng cho bốn nước Mỹ, Canada, Ấn Độ và Anh).
Bạn có thể theo dõi các nội dung mới được cập nhật của ai đó bằng cách “follow” (theo đuôi) người đó. Những người “theo đuôi” bạn được gọi là “follower” và những người mà bạn follow được gọi là “following” của bạn.
Nhờ đâu Twitter lại thành công?
Có lẽ không cần dùng nhiều từ ngữ để nói lên sự thành công của Twitter. Ba năm thành lập, 140 ký tự, 31 nhân viên, 6 triệu tài khoản, 1 tỷ update, tốc độ tăng trưởng 1.000% một năm, giá trị 250 triệu Đô la Mỹ là những con số quá ấn tượng.
“Sự đơn giản” chính là lời giải thích tại sao lại có nhiều người thích Twitter đến thế. Chỉ cần tạo một tài khoản, “follow” bạn bè là bạn có thể yên tâm cập nhật những thông tin mới nhất từ bạn bè của mình, cũng như bảo đảm những người “follower” bạn sẽ nhận được thông báo mới nhất từ bạn, rất nhanh chóng. Lợi thế giới hạn 140 ký tự khiến người sử dụng không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Sự ra đời của ngày càng nhiều các dịch vụ và ứng dụng ăn theo Twitter khiến cho việc sử dụng Twitter trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Việc ứng dụng Twitter còn vượt qua cả giới hạn cập nhật thông tin từ bạn bè, gia đình và những người bạn quen biết. Những đặc điểm như nhanh chóng, chính xác và bảo đảm khiến hàng ngàn thương hiệu lớn như Sony, Fox, BBC, O’Reilly Media, Reuters, Apple, Dell... cũng bắt đầu khai thác Twitter như một kênh quảng bá, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng sử dụng Twitter như một phần trong chiến dịch tranh cử và tính đến thời điểm này ông đã có hơn 410.000 “follower”. “Công chúa nhạc Pop” Britney Spears cũng tạo tài khoản chính thức trên Twitter đánh dấu sự trở lại của mình, thu hút gần 350.000 “follower”, rõ ràng vượt xa giới hạn 5.000 bạn bè của Facebook hay bất cứ mạng xã hội nào khác.
Đó là chưa kể đến những “câu chuyện thần kỳ” hay tin đồn được thêu dệt xung quanh Twitter cũng góp phần khiến mạng này có sức hấp dẫn đến kỳ lạ.
Twitter ở Việt Nam
Hưởng ứng “cơn sốt” Twitter trên thế giới và tận dụng lợi thế rằng người sử dụng Twitter chưa thể cập nhật qua SMS ở Việt Nam, nhiều công ty đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng “Twitter Clone” ở Việt Nam với hy vọng sẽ đạt được thành công ở thị trường có hơn 20 triệu người sử dụng Internet và 40 triệu người sử dụng dịch vụ di động này. Điển hình có thể kể đến Tiutit.com (Công ty Luften), Ola Me (me.ola.vn – thuộc Công ty ASAO), Nhangui.com (Lê Tuấn Anh), Lamgi.com (Mark McDonald và Lance Ford)...
Nhưng nhìn nhận một cách thực tế thì câu chuyện không đơn giản như vậy.
Mặc dù Twitter xuất hiện với tần suất khá cao trên báo chí và blog, số người biết đến và sử dụng nó ở Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cộng đồng người sử dụng Internet. Theo ước tính của nhiều người làm trong ngành Internet, số người Việt Nam thực sự sử dụng Twitter không thể vượt quá 5.000 - bao gồm cả các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều và chủ yếu là những người nhạy bén với công nghệ.
Khó khăn lớn nhất khi làm một dịch vụ giống Twitter ở Việt Nam chính là phải làm sao khiến người sử dụng hiểu được khái niệm “micro-blogging”. Hầu hết người sử dụng còn chưa quen với khái niệm “mạng xã hội”, kết nối bạn bè qua Internet và điện thoại được sử dụng chủ yếu chỉ để nhắn tin và nói chuyện.
Ngay cả với Facebook với thời gian thâm nhập vào Việt Nam lâu như thế và xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, số người sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức trên dưới 40.000 người (theo báo cáo quý 4 của Facebook). Và sự thật là, mặc dù được định giá khá cao, bản thân Twitter cũng chưa có một mô hình kinh doanh thực sự, mà nguồn thu chủ yếu đến từ các nhà đầu tư. Chính vì thế, hy vọng kiếm tiền từ một “Twitter Clone” ở Việt Nam dường như còn quá xa vời.
Theo các ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó chủ tịch Luften, ông Lưu Minh Khoa – Giám đốc điều hành ASAO, ông Lê Tuấn Anh – sáng lập viên Nhangui.com, hầu hết đều trông chờ vào dịch vụ SMS hay những tin nhắn quảng cáo chèn lẫn vào các update hơn. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát trên ReadWriteWeb chỉ ra rằng chưa có đến 5% update được gửi từ SMS và có tới 58% update gửi từ web.
Lawrence Sinclair, Giám đốc điều hành của East Agile, một đối tác của Twitter tại Mỹ và cũng đã có thời gian dài làm việc ở Việt Nam, nhận định: “Ngay cả tại Mỹ, vào thời điểm này Twitter vẫn đang tiêu tốn rất nhiều tiền mà chưa có một cách làm khả dĩ để thu lại. Họ phải bù tiền để trả cho các tweet bởi không ai sẵn lòng bỏ tiền ra để nhận update cả. Các nhà đầu tư ở Việt Nam có thể sẽ không kiên nhẫn như vậy”.
Tuy nhiên, “cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó”. Vì thế, biết đâu trong thời gian tới sẽ có một công ty với sản phẩm thực sự tốt, phương pháp quảng bá, tiếp thị hữu hiệu và tiềm năng tài chính dồi dào có thể làm nên điều kỳ diệu.
Kênh PR và tiếp thị
Blog Fluent Simplicity đã lập Mục lục Thương hiệu trên Twitter (Twitter Brand Index) với danh sách của hàng ngàn thương hiệu đang sử dụng Twitter như một kênh PR và Marketing, chăm sóc khách hàng hay thậm chí... tìm kiếm nhân tài.
Bạn chuẩn bị tổ chức một sự kiện lớn? Đưa nó lên Twitter, rất nhiều người sẽ biết. Sản phẩm của bạn vừa ra phiên bản mới? Đưa nó lên Twitter. Bạn muốn biết ý kiến của mọi người về phát biểu gần đây của công ty? Hãy lên Twitter để hỏi.
Sự nhanh chóng, tiện dụng của Twitter cho phép tạo nên các cuộc thảo luận xung quanh thương hiệu với sự tham gia chủ động từ cộng đồng, đồng thời cho phép các công ty theo dõi phản ứng của dư luận và người sử dụng đối với sản phẩm hay dịch vụ của mình. Comcast thậm chí còn có một chức danh gọi là Comcast Director of Digital Care - Giám đốc về chăm sóc khách hàng qua mạng của Comcast. Người giữ chức danh này cũng chính là người quản lý tài khoản Comcastcares trên Twitter với gần 13.000 followers và đã giúp giải đáp hàng chục ngàn ý kiến thắc mắc cho khách hàng.
Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện tài khoản của một số công ty trên Twitter như Baomoi, Vinapay, Clip.vn, Buzz.vn, YanTV, TuVinhSoft, LinkHay... Những điều các công ty nước ngoài đã và đang làm đối với Twitter, các công ty Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng được, nhưng có hiệu quả hay không thì lại là chuyện khác bởi số người sử dụng Twitter ở Việt Nam còn quá ít (theo đánh giá của nhiều chuyên gia là không quá 5.000 người).
Theo Rick Rodgers, Giám đốc phụ trách dự án eBay - Chodientu thuộc Công ty PeaceSoft, đồng thời là một thành viên tích cực của cộng đồng Twitter ở Việt Nam, thì con số đó chưa hẳn là đáng lo ngại vì cộng đồng này sẽ còn phát triển.
“Cái gì mới mẻ cũng có rủi ro, nhưng bù lại người đi đầu luôn có được phần thưởng xứng đáng,” Rick Rodgers khẳng định.
Hạo Nguyên (TBVTSG)
Có thể nói, Twitter hiện đang là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong làng công nghệ thế giới. Còn ở Việt Nam, mặc dù khái niệm Twitter còn khá mới mẻ, cũng đã có không ít người nhăm nhe tung ra “Twitter Clone” (mô hình dịch vụ giống Twitter) với hy vọng nhanh chóng đạt được thành công ở thị trường này.
Nhưng liệu mọi chuyện có đơn giản như thế?
Twitter là gì?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem Twitter là gì. Blog của trang tổng hợp tin Baomoi (http://blog.baomoi.com) phát hiện ra điều thú vị là : có bao nhiêu báo đưa tin về Twitter thì có bấy nhiêu... cách gọi khác nhau dành cho dịch vụ này. Hầu hết các báo đều gọi đây là “mạng xã hội”, có báo lại dùng cụm từ “mạng thông tin xã hội trên Internet” (TuanVietnam.net), có báo gọi đây là “tiểu blog” (Đất Việt), “blog mini” (Vietnamnet), “trang báo mạng” (Thể thao & Văn hóa). Điều đó đủ cho thấy khái niệm Twitter còn rất lạ lẫm ở Việt Nam.
Wikipedia và CrunchBase đều định nghĩa Twitter là một mạng xã hội và dịch vụ micro-blogging cho phép người sử dụng cập nhật những thông tin mới nhất của mình (còn gọi là tweet hay update – về một khía cạnh nào đó có thể xem tương đương với Blast của Yahoo! 3600 hay Status của Facebook) với không quá 140 ký tự.
Còn Twitter tự giới thiệu mình là “một dịch vụ cho phép bạn bè, gia đình, đồng nghiệp giao tiếp, kết nối bằng cách trao đổi những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản như: Bạn đang làm gì?...”. Người sử dụng có thể gửi thông tin qua trang web (http://twitter.com), qua cổng WAP dành cho thiết bị di động (http://m.twitter.com), qua các ứng dụng (Twitterific, TwitterFox, Twhirl...), tin nhắn nhanh (Instant Message) hay bằng SMS (nhắn tin qua máy điện thoại di động – tuy nhiên chỉ áp dụng cho bốn nước Mỹ, Canada, Ấn Độ và Anh).
Bạn có thể theo dõi các nội dung mới được cập nhật của ai đó bằng cách “follow” (theo đuôi) người đó. Những người “theo đuôi” bạn được gọi là “follower” và những người mà bạn follow được gọi là “following” của bạn.
Nhờ đâu Twitter lại thành công?
Có lẽ không cần dùng nhiều từ ngữ để nói lên sự thành công của Twitter. Ba năm thành lập, 140 ký tự, 31 nhân viên, 6 triệu tài khoản, 1 tỷ update, tốc độ tăng trưởng 1.000% một năm, giá trị 250 triệu Đô la Mỹ là những con số quá ấn tượng.
“Sự đơn giản” chính là lời giải thích tại sao lại có nhiều người thích Twitter đến thế. Chỉ cần tạo một tài khoản, “follow” bạn bè là bạn có thể yên tâm cập nhật những thông tin mới nhất từ bạn bè của mình, cũng như bảo đảm những người “follower” bạn sẽ nhận được thông báo mới nhất từ bạn, rất nhanh chóng. Lợi thế giới hạn 140 ký tự khiến người sử dụng không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Sự ra đời của ngày càng nhiều các dịch vụ và ứng dụng ăn theo Twitter khiến cho việc sử dụng Twitter trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Việc ứng dụng Twitter còn vượt qua cả giới hạn cập nhật thông tin từ bạn bè, gia đình và những người bạn quen biết. Những đặc điểm như nhanh chóng, chính xác và bảo đảm khiến hàng ngàn thương hiệu lớn như Sony, Fox, BBC, O’Reilly Media, Reuters, Apple, Dell... cũng bắt đầu khai thác Twitter như một kênh quảng bá, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng sử dụng Twitter như một phần trong chiến dịch tranh cử và tính đến thời điểm này ông đã có hơn 410.000 “follower”. “Công chúa nhạc Pop” Britney Spears cũng tạo tài khoản chính thức trên Twitter đánh dấu sự trở lại của mình, thu hút gần 350.000 “follower”, rõ ràng vượt xa giới hạn 5.000 bạn bè của Facebook hay bất cứ mạng xã hội nào khác.
Đó là chưa kể đến những “câu chuyện thần kỳ” hay tin đồn được thêu dệt xung quanh Twitter cũng góp phần khiến mạng này có sức hấp dẫn đến kỳ lạ.
Twitter ở Việt Nam
Hưởng ứng “cơn sốt” Twitter trên thế giới và tận dụng lợi thế rằng người sử dụng Twitter chưa thể cập nhật qua SMS ở Việt Nam, nhiều công ty đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng “Twitter Clone” ở Việt Nam với hy vọng sẽ đạt được thành công ở thị trường có hơn 20 triệu người sử dụng Internet và 40 triệu người sử dụng dịch vụ di động này. Điển hình có thể kể đến Tiutit.com (Công ty Luften), Ola Me (me.ola.vn – thuộc Công ty ASAO), Nhangui.com (Lê Tuấn Anh), Lamgi.com (Mark McDonald và Lance Ford)...
Nhưng nhìn nhận một cách thực tế thì câu chuyện không đơn giản như vậy.
Mặc dù Twitter xuất hiện với tần suất khá cao trên báo chí và blog, số người biết đến và sử dụng nó ở Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cộng đồng người sử dụng Internet. Theo ước tính của nhiều người làm trong ngành Internet, số người Việt Nam thực sự sử dụng Twitter không thể vượt quá 5.000 - bao gồm cả các chuyên gia nước ngoài, Việt kiều và chủ yếu là những người nhạy bén với công nghệ.
Khó khăn lớn nhất khi làm một dịch vụ giống Twitter ở Việt Nam chính là phải làm sao khiến người sử dụng hiểu được khái niệm “micro-blogging”. Hầu hết người sử dụng còn chưa quen với khái niệm “mạng xã hội”, kết nối bạn bè qua Internet và điện thoại được sử dụng chủ yếu chỉ để nhắn tin và nói chuyện.
Ngay cả với Facebook với thời gian thâm nhập vào Việt Nam lâu như thế và xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, số người sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức trên dưới 40.000 người (theo báo cáo quý 4 của Facebook). Và sự thật là, mặc dù được định giá khá cao, bản thân Twitter cũng chưa có một mô hình kinh doanh thực sự, mà nguồn thu chủ yếu đến từ các nhà đầu tư. Chính vì thế, hy vọng kiếm tiền từ một “Twitter Clone” ở Việt Nam dường như còn quá xa vời.
Theo các ông Nguyễn Minh Tuấn – Phó chủ tịch Luften, ông Lưu Minh Khoa – Giám đốc điều hành ASAO, ông Lê Tuấn Anh – sáng lập viên Nhangui.com, hầu hết đều trông chờ vào dịch vụ SMS hay những tin nhắn quảng cáo chèn lẫn vào các update hơn. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát trên ReadWriteWeb chỉ ra rằng chưa có đến 5% update được gửi từ SMS và có tới 58% update gửi từ web.
Lawrence Sinclair, Giám đốc điều hành của East Agile, một đối tác của Twitter tại Mỹ và cũng đã có thời gian dài làm việc ở Việt Nam, nhận định: “Ngay cả tại Mỹ, vào thời điểm này Twitter vẫn đang tiêu tốn rất nhiều tiền mà chưa có một cách làm khả dĩ để thu lại. Họ phải bù tiền để trả cho các tweet bởi không ai sẵn lòng bỏ tiền ra để nhận update cả. Các nhà đầu tư ở Việt Nam có thể sẽ không kiên nhẫn như vậy”.
Tuy nhiên, “cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó”. Vì thế, biết đâu trong thời gian tới sẽ có một công ty với sản phẩm thực sự tốt, phương pháp quảng bá, tiếp thị hữu hiệu và tiềm năng tài chính dồi dào có thể làm nên điều kỳ diệu.
Kênh PR và tiếp thị
Blog Fluent Simplicity đã lập Mục lục Thương hiệu trên Twitter (Twitter Brand Index) với danh sách của hàng ngàn thương hiệu đang sử dụng Twitter như một kênh PR và Marketing, chăm sóc khách hàng hay thậm chí... tìm kiếm nhân tài.
Bạn chuẩn bị tổ chức một sự kiện lớn? Đưa nó lên Twitter, rất nhiều người sẽ biết. Sản phẩm của bạn vừa ra phiên bản mới? Đưa nó lên Twitter. Bạn muốn biết ý kiến của mọi người về phát biểu gần đây của công ty? Hãy lên Twitter để hỏi.
Sự nhanh chóng, tiện dụng của Twitter cho phép tạo nên các cuộc thảo luận xung quanh thương hiệu với sự tham gia chủ động từ cộng đồng, đồng thời cho phép các công ty theo dõi phản ứng của dư luận và người sử dụng đối với sản phẩm hay dịch vụ của mình. Comcast thậm chí còn có một chức danh gọi là Comcast Director of Digital Care - Giám đốc về chăm sóc khách hàng qua mạng của Comcast. Người giữ chức danh này cũng chính là người quản lý tài khoản Comcastcares trên Twitter với gần 13.000 followers và đã giúp giải đáp hàng chục ngàn ý kiến thắc mắc cho khách hàng.
Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện tài khoản của một số công ty trên Twitter như Baomoi, Vinapay, Clip.vn, Buzz.vn, YanTV, TuVinhSoft, LinkHay... Những điều các công ty nước ngoài đã và đang làm đối với Twitter, các công ty Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng được, nhưng có hiệu quả hay không thì lại là chuyện khác bởi số người sử dụng Twitter ở Việt Nam còn quá ít (theo đánh giá của nhiều chuyên gia là không quá 5.000 người).
Theo Rick Rodgers, Giám đốc phụ trách dự án eBay - Chodientu thuộc Công ty PeaceSoft, đồng thời là một thành viên tích cực của cộng đồng Twitter ở Việt Nam, thì con số đó chưa hẳn là đáng lo ngại vì cộng đồng này sẽ còn phát triển.
“Cái gì mới mẻ cũng có rủi ro, nhưng bù lại người đi đầu luôn có được phần thưởng xứng đáng,” Rick Rodgers khẳng định.
Hạo Nguyên (TBVTSG)