U40 “đại náo” thị trường chứng khoán...
Họ không còn quá trẻ để “liều mình như chẳng có”, cũng chưa quá già để “cân đong suy tính” quá kỹ rồi nhìn cơ hội vuột qua
Nếu có cuộc thăm dò lứa tuổi nào “liều” nhất, thắng ngoạn mục nhất và “quyết chiến” nhất trên sàn chứng khoán thì câu trả lời sẽ là U40 (30-39 tuổi).
Họ không còn quá trẻ để “liều mình như chẳng có”, cũng chưa quá già để “cân đong suy tính” quá kỹ rồi nhìn cơ hội vuột qua. Nhưng lại đủ bản lĩnh, tiền bạc và nhất là xoay đủ mọi cách để miễn sao tiền phải đẻ ra 2,3 lần tiền...
Tại sàn SSI, không ai lạ gì Nguyễn Huy Thịnh vốn là dân sale của Gematrans bỏ việc ra chơi chứng khoán hẳn từ cuối năm 2005. Anh chàng 36 tuổi này từng dám cầm cố, thế chấp căn nhà của mình đến 6 lần để đổ vào cổ phiếu REE, GMD, SSI...
Tháng 6/2006 khi thị trướng chứng khoán chao đảo và đóng băng, Thịnh dám vay mượn hơn 3 tỷ để mua tiếp trong khi người người bán ra. Giờ đây, số vốn ban đầu hơn 2 tỷ của Thịnh ước tính đã trở thành 40-45 tỷ chỉ trong vòng 18 tháng!
Khiêm tốn và kiệm lời hơn ngày mới ra sàn rất nhiều nhưng Thịnh vẫn cho biết “mình kiếm tiền chính đáng chẳng việc gì phải giấu, hơn nữa bạn bè người thân biết mình trúng lớn thì vay mượn mới dễ, uy tín mới lên và tiền bạc mới đổ thêm vào”.
Người như Thịnh cùng ở lứa tuổi với anh thắng lớn tính bằng chục tỷ từ đầu năm 2006 và đến nay không phải là hiếm.
Nguyễn Thu Hương vốn là kế toán trưởng của công ty liên doanh O. và nhóm bạn 35-38 tuổi của cô là một “hình mẫu” cho dân chơi chứng khoán U40. Có kiến thức, vốn liếng và đủ độ tinh quái, liều lĩnh, các cô chơi rất bài bản và “tụi em liều có cơ sở”.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM năm 1995 nên bạn đồng môn của cô hiện nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty cổ phần, chứng khoán, tài chính, cơ quan quản lý... và đây là nguồn tin quan trọng cho các phi vụ bạc tỷ.
Hương và các bạn sẵn sàng “lại quả” khi những thông tin được cung cấp mang lợi nhuận về cho các cô. Còn với nhân viên môi giới, họ sẵn sàng trả “lương tháng” đến 7-10 triệu và chia tỷ lệ kiếm được trong mỗi phi vụ cho các nhân viên “ruột” để lệnh được ưu tiên, thông tin được rò rỉ nhanh nhất hay kiếm được nhiều lô cổ phiếu giá hời.
Hương quan niệm “lộc bất tận hưởng” và đã đổ hết vốn cùng một số lời hơn 10 tỷ vào các căn hộ ở Phú Mỹ Hưng để “thị trường chứng khoán có vỡ luôn em cũng còn lời gần 10 chục tỷ”.
Còn Đỗ Quốc Bảo (34 tuổi, nhà đầu tư sàn ACBS) thì chơi theo kiểu “khi thiên hạ bán mình mua” và phương châm kinh doanh “liều lĩnh” này đã giúp anh có “số má” trong giới đầu tư chứng khoán với số lượng cổ phiếu hơn 100.000 các loại blue chip như FPT, SJS, VNM, REE, NKD...
Không như các nhà đầu tư lớn tuổi khá thận trọng, lứa U30 vốn mỏng, U40 luôn xoay xở mọi cách để vốn dù chưa có cũng quay vòng. Khi chưa có vốn, Bảo đem giấy tờ nhà ra ACB vay 500 triệu, vừa mua cổ phiếu này đã đưa đem cầm cố ngay để mua tiếp cổ phiếu khác.
Khi các ngân hàng hạn chế cầm cố thì anh và các bạn dám vay tín dụng đen với lãi suất 5-6%/ tháng. Tháng 12/2006, chưa muốn bán cổ phiếu nên thiếu vốn, Bảo vay nặng lãi 1,4 tỷ mua 20.000 cổ phiếu STB với giá 70, đầu tháng 3/2007 bán với giá 133, lời gần 1,1 tỷ dù trả lãi khá nặng.
Bảo cười: “Ăn Tết không ngon và nhiều đêm mất ngủ nhưng có gan mới giàu nổi anh à”.
Huy Thịnh nói “ai bảo tụi tui liều mạng là sai, không chỉ phân tích thị trường chứng khoán trong nước, nhóm bọn tôi còn chia từng đứa nghiên cứu kỹ các chỉ số kinh tế, xã hội trong ngoài nước liên quan đến chứng khoán, xem xét đủ mọi khía cạnh nhưng quyết rất nhanh nên thắng nhanh thôi”.
Hương cũng đồng “quan điểm” của Thịnh và khẳng định lứa U40 như cô chơi chứng khoán rất bài bản và đầy “mưu mẹo may mắn” có cơ sở chứ không hề thuộc loại “người mù” chơi chứng khoán.
Quả thật trong vòng nửa tiếng trò chuyện, kiến thức chứng khoán mà Hương cung cấp có khi còn dễ hiểu hơn các giáo viên đang lên lớp hàng đêm ở các lớp chứng khoán ngắn hạn đang mọc nhan nhản.
Lên sàn những ngày nóng như lò lửa này, từ sàn SSI, BVCS, ACBS, VBCS hay các công ty mới mở, lứa U 40 đang “đàn áp” các nhóm khác cả về số lượng lẫn “chất lượng”.
Nhân viên môi giới Nguyễn Mạnh Cường (SSI) nhìn nhận: “Những bạn trẻ quá thì yếu kiến thức, mua bán nhỏ. Các bác lớn tuổi lại suy tính kỹ quá, cứ hỏi đi vặn lại. Còn các anh chị U40 đã vào quầy là giao dịch luôn lại rất thoáng nên dễ nói chuyện”.
Đặng Đình Đức, nhà đầu tư 56 tuổi thuộc hàng “chiếu trên” tại chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ (quận 1, Tp.HCM) thừa nhận: “Vốn liếng, kinh nghiệm, độ quái... có thể lứa U60 chúng tôi hơn lớp U40 nhưng dám chơi dám chịu thì thua hẳn họ”.
Ngay cả ông Huy Nam, một chuyên gia chứng khoán lớn tuổi cũng đồng tình với nhận định trên và cho biết thêm lứa U40 thắng lớn trong thời gian qua là kết quả từ những gì họ học, thu nhặt khi biết tận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin, kiến thức từ nhiều nguồn, linh hoạt với các mối quan hệ và nhất là “chịu chi để được việc”.
Việc U40 xài toàn hàng hiệu, cưỡi xe hơi đắt tiền đến sàn, đổ ra các khu đô thị mới mua căn hộ, biệt thự từ tiền lời chứng khoán... hay mạnh tay ghi phiếu đặt lệnh mua, bán cổ phiếu trị giá hàng tỷ, huy động 5-7 tỷ gom OTC... đã trở thành hình ảnh quen thuộc từ Hà Nội lan vào Tp.HCM...
Họ không còn quá trẻ để “liều mình như chẳng có”, cũng chưa quá già để “cân đong suy tính” quá kỹ rồi nhìn cơ hội vuột qua. Nhưng lại đủ bản lĩnh, tiền bạc và nhất là xoay đủ mọi cách để miễn sao tiền phải đẻ ra 2,3 lần tiền...
Tại sàn SSI, không ai lạ gì Nguyễn Huy Thịnh vốn là dân sale của Gematrans bỏ việc ra chơi chứng khoán hẳn từ cuối năm 2005. Anh chàng 36 tuổi này từng dám cầm cố, thế chấp căn nhà của mình đến 6 lần để đổ vào cổ phiếu REE, GMD, SSI...
Tháng 6/2006 khi thị trướng chứng khoán chao đảo và đóng băng, Thịnh dám vay mượn hơn 3 tỷ để mua tiếp trong khi người người bán ra. Giờ đây, số vốn ban đầu hơn 2 tỷ của Thịnh ước tính đã trở thành 40-45 tỷ chỉ trong vòng 18 tháng!
Khiêm tốn và kiệm lời hơn ngày mới ra sàn rất nhiều nhưng Thịnh vẫn cho biết “mình kiếm tiền chính đáng chẳng việc gì phải giấu, hơn nữa bạn bè người thân biết mình trúng lớn thì vay mượn mới dễ, uy tín mới lên và tiền bạc mới đổ thêm vào”.
Người như Thịnh cùng ở lứa tuổi với anh thắng lớn tính bằng chục tỷ từ đầu năm 2006 và đến nay không phải là hiếm.
Nguyễn Thu Hương vốn là kế toán trưởng của công ty liên doanh O. và nhóm bạn 35-38 tuổi của cô là một “hình mẫu” cho dân chơi chứng khoán U40. Có kiến thức, vốn liếng và đủ độ tinh quái, liều lĩnh, các cô chơi rất bài bản và “tụi em liều có cơ sở”.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp.HCM năm 1995 nên bạn đồng môn của cô hiện nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty cổ phần, chứng khoán, tài chính, cơ quan quản lý... và đây là nguồn tin quan trọng cho các phi vụ bạc tỷ.
Hương và các bạn sẵn sàng “lại quả” khi những thông tin được cung cấp mang lợi nhuận về cho các cô. Còn với nhân viên môi giới, họ sẵn sàng trả “lương tháng” đến 7-10 triệu và chia tỷ lệ kiếm được trong mỗi phi vụ cho các nhân viên “ruột” để lệnh được ưu tiên, thông tin được rò rỉ nhanh nhất hay kiếm được nhiều lô cổ phiếu giá hời.
Hương quan niệm “lộc bất tận hưởng” và đã đổ hết vốn cùng một số lời hơn 10 tỷ vào các căn hộ ở Phú Mỹ Hưng để “thị trường chứng khoán có vỡ luôn em cũng còn lời gần 10 chục tỷ”.
Còn Đỗ Quốc Bảo (34 tuổi, nhà đầu tư sàn ACBS) thì chơi theo kiểu “khi thiên hạ bán mình mua” và phương châm kinh doanh “liều lĩnh” này đã giúp anh có “số má” trong giới đầu tư chứng khoán với số lượng cổ phiếu hơn 100.000 các loại blue chip như FPT, SJS, VNM, REE, NKD...
Không như các nhà đầu tư lớn tuổi khá thận trọng, lứa U30 vốn mỏng, U40 luôn xoay xở mọi cách để vốn dù chưa có cũng quay vòng. Khi chưa có vốn, Bảo đem giấy tờ nhà ra ACB vay 500 triệu, vừa mua cổ phiếu này đã đưa đem cầm cố ngay để mua tiếp cổ phiếu khác.
Khi các ngân hàng hạn chế cầm cố thì anh và các bạn dám vay tín dụng đen với lãi suất 5-6%/ tháng. Tháng 12/2006, chưa muốn bán cổ phiếu nên thiếu vốn, Bảo vay nặng lãi 1,4 tỷ mua 20.000 cổ phiếu STB với giá 70, đầu tháng 3/2007 bán với giá 133, lời gần 1,1 tỷ dù trả lãi khá nặng.
Bảo cười: “Ăn Tết không ngon và nhiều đêm mất ngủ nhưng có gan mới giàu nổi anh à”.
Huy Thịnh nói “ai bảo tụi tui liều mạng là sai, không chỉ phân tích thị trường chứng khoán trong nước, nhóm bọn tôi còn chia từng đứa nghiên cứu kỹ các chỉ số kinh tế, xã hội trong ngoài nước liên quan đến chứng khoán, xem xét đủ mọi khía cạnh nhưng quyết rất nhanh nên thắng nhanh thôi”.
Hương cũng đồng “quan điểm” của Thịnh và khẳng định lứa U40 như cô chơi chứng khoán rất bài bản và đầy “mưu mẹo may mắn” có cơ sở chứ không hề thuộc loại “người mù” chơi chứng khoán.
Quả thật trong vòng nửa tiếng trò chuyện, kiến thức chứng khoán mà Hương cung cấp có khi còn dễ hiểu hơn các giáo viên đang lên lớp hàng đêm ở các lớp chứng khoán ngắn hạn đang mọc nhan nhản.
Lên sàn những ngày nóng như lò lửa này, từ sàn SSI, BVCS, ACBS, VBCS hay các công ty mới mở, lứa U 40 đang “đàn áp” các nhóm khác cả về số lượng lẫn “chất lượng”.
Nhân viên môi giới Nguyễn Mạnh Cường (SSI) nhìn nhận: “Những bạn trẻ quá thì yếu kiến thức, mua bán nhỏ. Các bác lớn tuổi lại suy tính kỹ quá, cứ hỏi đi vặn lại. Còn các anh chị U40 đã vào quầy là giao dịch luôn lại rất thoáng nên dễ nói chuyện”.
Đặng Đình Đức, nhà đầu tư 56 tuổi thuộc hàng “chiếu trên” tại chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ (quận 1, Tp.HCM) thừa nhận: “Vốn liếng, kinh nghiệm, độ quái... có thể lứa U60 chúng tôi hơn lớp U40 nhưng dám chơi dám chịu thì thua hẳn họ”.
Ngay cả ông Huy Nam, một chuyên gia chứng khoán lớn tuổi cũng đồng tình với nhận định trên và cho biết thêm lứa U40 thắng lớn trong thời gian qua là kết quả từ những gì họ học, thu nhặt khi biết tận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin, kiến thức từ nhiều nguồn, linh hoạt với các mối quan hệ và nhất là “chịu chi để được việc”.
Việc U40 xài toàn hàng hiệu, cưỡi xe hơi đắt tiền đến sàn, đổ ra các khu đô thị mới mua căn hộ, biệt thự từ tiền lời chứng khoán... hay mạnh tay ghi phiếu đặt lệnh mua, bán cổ phiếu trị giá hàng tỷ, huy động 5-7 tỷ gom OTC... đã trở thành hình ảnh quen thuộc từ Hà Nội lan vào Tp.HCM...