“Uber xe đạp” Trung Quốc gặp khó vì kẻ trộm
Một công ty khởi nghiệp (start-up) trong lĩnh vực này đã phải đóng cửa sau khi 90% số xe đạp của công ty bị đánh cắp
Lĩnh vực chia sẻ xe đạp đang phát triển với tốc độ bùng nổ của Trung Quốc đã vấp phải một chướng ngại vật: nạn trộm cắp.
Tờ Financial Times cho biết, vào tuần trước, một công ty khởi nghiệp (start-up) trong lĩnh vực này đã phải đóng cửa sau khi 90% số xe đạp của công ty bị đánh cắp. Một công ty khác bắt đầu tăng số tiền mà khách thuê xe phải đặt cọc đề phòng trường hợp khách bất cẩn quên khóa xe dẫn tới bị mất.
Sự nổi lên của nền kinh tế dựa trên điện thoại di động (smartphone) đã dẫn tới một cuộc “trỗi dậy” của xe đạp trên các đường phố của Trung Quốc. Nhưng không giống như cách đây vài chục năm, những mẫu xe đạp mới hiện nay ở Trung Quốc có mã QR ở khung. Nhờ đó, chiếc xe chỉ có thể được mở khóa sau khi người dùng quét mã này bằng một ứng dụng độc quyền.
“Cơn sốt” chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc kéo theo sự ra đời của ít nhất 10 start-up được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn, cùng với hàng chục start-up “na ná” khác. Trong đó, hai start-up lớn nhất là Mobike và ofo đã sử dụng tới 11 triệu xe đạp, đủ để mỗi hộ gia đình ở Bắc Kinh có một chiếc. Hai công ty này cũng đã huy động được tổng cộng 2,1 tỷ USD tiền vốn kể từ khi ra đời cách đây 1 năm.
Bất chấp những tên trộm, lĩnh vực chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc vẫn phát triển mạnh. Đầu tháng 6, Mobike huy động được thêm 600 triệu USD và tuyên bố sẽ ra mắt dịch vụ tại Anh trong tuần này.
Các ứng dụng chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc đi theo một mô hình chung: xe đạp sản xuất hàng loạt với giá rẻ, chỉ có thể được mở khóa bằng một ứng dụng smartphone, và sau khi dùng, khách thuê có thể để xe ở bất kỳ đâu.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những vấn đề. Wukong Bicycle, một trong những start-up chia sẻ xe đạp đầu tiên phải đóng cửa, cho biết 90% xe đạp của họ bị đánh cắp. 12.000 chiếc xe đạp của Wukong mới được cho thuê ở Trùng Khánh trong 6 tháng rưỡi.
Khác với loại khóa mở bằng Bluetooth trên xe đạp của Mobike, khóa cơ học trên xe đạp mà Wukong cho thuê khiến xe của công ty này trở thành đối tượng bị đánh cắp dễ dàng.
Ngoài ra, ông Lei Houyi, nhà sáng lập Wukong, cũng cho biết công ty đã đánh giá thấp sự cạnh tranh của đối thủ. “Tốc độ ra xe mới của ofo là quá nhanh so với chúng tôi. Chúng tôi cứ nghĩ bọn họ phải nửa năm nữa mới tới Trùng Khánh, nhưng chỉ sau 1 tháng họ đã đến. Mà họ còn cho khách dùng thử xe miễn phí một thời gian nữa”, ông Lei nói.
Ofo, một trong những start-up chia sẻ xe đạp đầu tiên trên thế giới, hiện được định giá ở mức hơn 1 tỷ USD. Công ty này đang nâng gấp đôi mức đặt cọc đối với khách thuê xe lên mức 199 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 29 USD, đồng thời áp dụng một “hệ thống điểm tín nhiệm”.
Nếu người thuê không khóa xe hoặc để xe bất cẩn sau khi dùng, công ty sẽ đánh dấu vào hệ thống điểm tín nhiệm. Những khách thuê bị trừ nhiều điểm sẽ phải đặt cọc nhiều hơn trong những lần thuê sau.
Hệ thống điểm tín nhiệm cũng sử dụng dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay, một đối tác của ofo, để giúp những khách hàng hành xử tốt được thuê xe mà không cần đặt cọc.
Trên thực tế, nhiều người thuê xe đã cố tình biến xe dùng chung thành xe riêng bằng cách cào phần mã QR trên khung xe. Bằng cách này, không một người dùng nào khác có thể tải được mã mới để mở khóa chiếc xe, khiến người đánh cắp trở thành người có mã duy nhất để mở khóa chiếc xe.
Để giải quyết vấn đề này, ofo đã phải nâng cấp công nghệ, theo dõi xe đạp bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS).
Tờ Financial Times cho biết, vào tuần trước, một công ty khởi nghiệp (start-up) trong lĩnh vực này đã phải đóng cửa sau khi 90% số xe đạp của công ty bị đánh cắp. Một công ty khác bắt đầu tăng số tiền mà khách thuê xe phải đặt cọc đề phòng trường hợp khách bất cẩn quên khóa xe dẫn tới bị mất.
Sự nổi lên của nền kinh tế dựa trên điện thoại di động (smartphone) đã dẫn tới một cuộc “trỗi dậy” của xe đạp trên các đường phố của Trung Quốc. Nhưng không giống như cách đây vài chục năm, những mẫu xe đạp mới hiện nay ở Trung Quốc có mã QR ở khung. Nhờ đó, chiếc xe chỉ có thể được mở khóa sau khi người dùng quét mã này bằng một ứng dụng độc quyền.
“Cơn sốt” chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc kéo theo sự ra đời của ít nhất 10 start-up được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn, cùng với hàng chục start-up “na ná” khác. Trong đó, hai start-up lớn nhất là Mobike và ofo đã sử dụng tới 11 triệu xe đạp, đủ để mỗi hộ gia đình ở Bắc Kinh có một chiếc. Hai công ty này cũng đã huy động được tổng cộng 2,1 tỷ USD tiền vốn kể từ khi ra đời cách đây 1 năm.
Bất chấp những tên trộm, lĩnh vực chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc vẫn phát triển mạnh. Đầu tháng 6, Mobike huy động được thêm 600 triệu USD và tuyên bố sẽ ra mắt dịch vụ tại Anh trong tuần này.
Các ứng dụng chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc đi theo một mô hình chung: xe đạp sản xuất hàng loạt với giá rẻ, chỉ có thể được mở khóa bằng một ứng dụng smartphone, và sau khi dùng, khách thuê có thể để xe ở bất kỳ đâu.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những vấn đề. Wukong Bicycle, một trong những start-up chia sẻ xe đạp đầu tiên phải đóng cửa, cho biết 90% xe đạp của họ bị đánh cắp. 12.000 chiếc xe đạp của Wukong mới được cho thuê ở Trùng Khánh trong 6 tháng rưỡi.
Khác với loại khóa mở bằng Bluetooth trên xe đạp của Mobike, khóa cơ học trên xe đạp mà Wukong cho thuê khiến xe của công ty này trở thành đối tượng bị đánh cắp dễ dàng.
Ngoài ra, ông Lei Houyi, nhà sáng lập Wukong, cũng cho biết công ty đã đánh giá thấp sự cạnh tranh của đối thủ. “Tốc độ ra xe mới của ofo là quá nhanh so với chúng tôi. Chúng tôi cứ nghĩ bọn họ phải nửa năm nữa mới tới Trùng Khánh, nhưng chỉ sau 1 tháng họ đã đến. Mà họ còn cho khách dùng thử xe miễn phí một thời gian nữa”, ông Lei nói.
Ofo, một trong những start-up chia sẻ xe đạp đầu tiên trên thế giới, hiện được định giá ở mức hơn 1 tỷ USD. Công ty này đang nâng gấp đôi mức đặt cọc đối với khách thuê xe lên mức 199 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 29 USD, đồng thời áp dụng một “hệ thống điểm tín nhiệm”.
Nếu người thuê không khóa xe hoặc để xe bất cẩn sau khi dùng, công ty sẽ đánh dấu vào hệ thống điểm tín nhiệm. Những khách thuê bị trừ nhiều điểm sẽ phải đặt cọc nhiều hơn trong những lần thuê sau.
Hệ thống điểm tín nhiệm cũng sử dụng dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay, một đối tác của ofo, để giúp những khách hàng hành xử tốt được thuê xe mà không cần đặt cọc.
Trên thực tế, nhiều người thuê xe đã cố tình biến xe dùng chung thành xe riêng bằng cách cào phần mã QR trên khung xe. Bằng cách này, không một người dùng nào khác có thể tải được mã mới để mở khóa chiếc xe, khiến người đánh cắp trở thành người có mã duy nhất để mở khóa chiếc xe.
Để giải quyết vấn đề này, ofo đã phải nâng cấp công nghệ, theo dõi xe đạp bằng công nghệ định vị toàn cầu (GPS).