“Uber xe đạp” Trung Quốc nhận đầu tư 600 triệu USD
Mobike nhận được khoản đầu tư này chỉ vài ngày sau khi công bố chính thức mở rộng sang 2 thành phố lớn của Anh
Trong vòng huy động vốn mới nhất, ứng dụng chia sẻ xe đạp Mobike của Trung Quốc nhận được 600 triệu USD đầu tư, chủ yếu từ hãng công nghệ khổng lồ Tencent, hãng tin Reuters cho biết.
Mobike nhận được khoản đầu tư này chỉ vài ngày sau khi công bố chính thức mở rộng sang hai thành phố Manchester và Salford của Anh với 1.000 xe đạp. Hồi tháng 3, ứng dụng này cũng đã có mặt tại Singapore.
“Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Mobike vượt mục tiêu cả năm ‘phủ sóng’ hơn 100 thành phố” với 100 triệu người dùng và 25 triệu lượt đi xe mỗi ngày, công ty này cho biết trong một thông cáo.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn cầu với mục tiêu mới là mở rộng ra 200 thành phố vào cuối năm nay”, Giám đốc điều hành Davis Wang của Mobike cho biết.
Mobike cũng sẽ dùng số tiền huy động được để đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật nhằm phát triển thương hiệu, thông cáo trên cho hay.
Ngoài Tencent, tham gia vòng gọi vốn lần này của Mobike còn có các nhà đầu tư cũ Sequoia, TPG và Hillhouse Capital. Một số nhà đầu tư mới trong vòng này gồm có ngân hàng BOCOM International Holdings Co Ltd, ICBC International Holdings Ltd và công ty quản lý quỹ Farallon Capital.
Theo Reuters, sau vòng gọi vốn này, giá trị của Mobike chưa được tiết lộ. Công ty đầu tư China Renaissance là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền của vòng này.
Tính từ tháng 10/2016, công ty này đã nhận được đầu tư hơn 900 triệu USD. Cả Mobike và đối thủ Ofo đều huy động được nhiều khoản đầu tư khổng lồ dù vẫn chưa sinh lời.
Trước đó, vào tháng 5, Ofo nhận được 450 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên, nâng giá trị của công ty khởi nghiệp này lên 1 tỷ USD.
Cả Mobike và Ofo, còn được gọi là “Uber xe đạp”, cho phép người dùng quét mã vạch QR code trên xe đạp để mở khóa và sử dụng xe. Ứng dụng còn tích hợp định vị và khóa thông minh, cho phép người dùng có thể để xe bất cứ đâu (miễn là không vi phạm quy định của thành phố) khi dùng xong. Mức phí của Mobike tại Trung Quốc là 0,15 cent/giờ.
Ra mắt vào tháng 4/2016, Mobike đang tích hợp với nhiều ứng dụng của Tencent, bao gồm Wechat - ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc với hơn 900 triệu người dùng.
Theo hãng tư vấn Roland Berger, trên thế giới hiện có khoảng 600 công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp với tăng trưởng 20%/năm và dự kiến thu về 5,8 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng chỉ riêng tại Trung Quốc đã có hàng chục dịch vụ chia sẻ xe đạp xuất hiện trong năm 2016, trong đó "phủ sóng" rộng và nhiều xe đạp nhất là Mobile và Ofo, tờ New York Times cho biết.
Tại các đô thị của Trung Quốc, xe đạp là thứ dễ bị trộm cắp và phá hoại nên người dùng thường phải giấu kỹ. Do đó, mô hình chia sẻ xe đạp tại quốc gia đông dân nhất thế giới đòi hỏi phải sáng tạo hơn.
Hiện tại, dịch vụ này chưa mang lại lợi nhuận với mức phí lớn dành cho quảng cáo và khuyến mại liên tục để mở rộng quy mô, nhưng được đánh giá là có tiềm năng lớn trong kỷ nguyên internet kết nối vạn vật.
Mobike nhận được khoản đầu tư này chỉ vài ngày sau khi công bố chính thức mở rộng sang hai thành phố Manchester và Salford của Anh với 1.000 xe đạp. Hồi tháng 3, ứng dụng này cũng đã có mặt tại Singapore.
“Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, Mobike vượt mục tiêu cả năm ‘phủ sóng’ hơn 100 thành phố” với 100 triệu người dùng và 25 triệu lượt đi xe mỗi ngày, công ty này cho biết trong một thông cáo.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn cầu với mục tiêu mới là mở rộng ra 200 thành phố vào cuối năm nay”, Giám đốc điều hành Davis Wang của Mobike cho biết.
Mobike cũng sẽ dùng số tiền huy động được để đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật nhằm phát triển thương hiệu, thông cáo trên cho hay.
Ngoài Tencent, tham gia vòng gọi vốn lần này của Mobike còn có các nhà đầu tư cũ Sequoia, TPG và Hillhouse Capital. Một số nhà đầu tư mới trong vòng này gồm có ngân hàng BOCOM International Holdings Co Ltd, ICBC International Holdings Ltd và công ty quản lý quỹ Farallon Capital.
Theo Reuters, sau vòng gọi vốn này, giá trị của Mobike chưa được tiết lộ. Công ty đầu tư China Renaissance là đơn vị tư vấn tài chính độc quyền của vòng này.
Tính từ tháng 10/2016, công ty này đã nhận được đầu tư hơn 900 triệu USD. Cả Mobike và đối thủ Ofo đều huy động được nhiều khoản đầu tư khổng lồ dù vẫn chưa sinh lời.
Trước đó, vào tháng 5, Ofo nhận được 450 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên, nâng giá trị của công ty khởi nghiệp này lên 1 tỷ USD.
Cả Mobike và Ofo, còn được gọi là “Uber xe đạp”, cho phép người dùng quét mã vạch QR code trên xe đạp để mở khóa và sử dụng xe. Ứng dụng còn tích hợp định vị và khóa thông minh, cho phép người dùng có thể để xe bất cứ đâu (miễn là không vi phạm quy định của thành phố) khi dùng xong. Mức phí của Mobike tại Trung Quốc là 0,15 cent/giờ.
Ra mắt vào tháng 4/2016, Mobike đang tích hợp với nhiều ứng dụng của Tencent, bao gồm Wechat - ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc với hơn 900 triệu người dùng.
Theo hãng tư vấn Roland Berger, trên thế giới hiện có khoảng 600 công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe đạp với tăng trưởng 20%/năm và dự kiến thu về 5,8 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng chỉ riêng tại Trung Quốc đã có hàng chục dịch vụ chia sẻ xe đạp xuất hiện trong năm 2016, trong đó "phủ sóng" rộng và nhiều xe đạp nhất là Mobile và Ofo, tờ New York Times cho biết.
Tại các đô thị của Trung Quốc, xe đạp là thứ dễ bị trộm cắp và phá hoại nên người dùng thường phải giấu kỹ. Do đó, mô hình chia sẻ xe đạp tại quốc gia đông dân nhất thế giới đòi hỏi phải sáng tạo hơn.
Hiện tại, dịch vụ này chưa mang lại lợi nhuận với mức phí lớn dành cho quảng cáo và khuyến mại liên tục để mở rộng quy mô, nhưng được đánh giá là có tiềm năng lớn trong kỷ nguyên internet kết nối vạn vật.