Vàng chần chừ trước mốc giá kỷ lục, giá dầu sụt mạnh
Giá vàng thế giới chững lại, giá vàng trong nước lên 27,40 triệu đồng/lượng, giá dầu thô còn hơn 75 USD/thùng
Giá vàng thế giới chững lại trong phiên giao dịch ngày 7/5 tại thị trường New York, một phần do hoạt động chốt lãi của giới đầu tư, mặt khác do tỷ giá đồng Euro phục hồi mạnh so với USD.
Tạm thời, vàng dường như chưa thể tái lập mốc giá kỷ lục vì các nhà lãnh đạo châu Âu đã thể hiện những quyết tâm mới trong việc chặn đà tấn công của khủng hoảng ở Hy Lạp sang các nước láng giềng.
Giá dầu chốt hạ tuần ở mức hơn 75 USD/thùng, kết thúc tuần tồi tệ nhất từ cuối năm 2008 tới nay.
Trong nước, giá vàng sáng nay tăng thêm 150.000 đồng/lượng so với sáng qua, lên mức 27,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất của vàng trong nước suốt từ thời điểm đầu tháng 1/2010 tới nay.
Hôm qua, việc giá vàng bất ngờ vọt qua ngưỡng 27 triệu đồng/lượng sau hơn ba tháng ròng lình xình dưới mốc giá này đã thúc đẩy hoạt động bán ra của người dân. Thông tin từ một số đơn vị kinh doanh vàng cho biết, khách tới mua vàng hôm qua rất ít, trong khi lượng khách bán tăng đáng kể. Mặc dù vậy, không khí giao dịch trên thị trường vàng miếng chưa thực sự sôi động như trước kia.
Giả sử một người mua vàng ở mức giá trên 26 triệu đồng/lượng ở thời điểm trước Tết âm lịch, thì tới hôm qua đã lãi được trên 1 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục tăng, lên mức phổ biến 27,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27,35-27,40 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Tp.HCM, vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) yết giá ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,40 triệu đồng/lượng (bán ra). Hệ thống Sacombank-SBJ báo giá vàng SBJ từ thời điểm 8h sáng ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,34 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Hà Nội, Công ty Phú Quý công bố giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 27,29 triệu đồng/lượng và 27,36 triệu đồng/lượng.
Được hỗ trợ bởi lực đẩy mạnh của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước hiện đã tăng 650.000-700.000 đồng/lượng tùy thương hiệu. Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước hiện vẫn đang rẻ hơn trên 600.000 đồng/lượng. Giới kinh doanh vàng cho biết, việc giá vàng trong nước rẻ hơn giá thế giới thúc đẩy một số đơn vị lớn gom mua để xuất khẩu.
Trái với biến động mạnh của giá vàng, tỷ giá USD/VND trong nước tuần này khá ổn định quanh mức 19.000 VND/USD. Tỷ giá USD/VND thị trường tự do sáng nay tại Hà Nội tăng thêm 20 VND/USD ở đầu bán ra, lên 19.020 VND/USD, nhưng giá thu mua được giữ ở mức 18.980 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, giá USD phổ biến ở mức 18.950-18.960 VND/USD (mua vào) và 19.030-19.050 VND/USD (bán ra).
Dù biến động phức tạp không kém phiên trước trong biên độ rộng 1.192-1.215 USD/oz, giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đuối sức khi ngày giao dịch cuối của tuần đi vào thời điểm kết thúc. Chốt phiên, giá vàng giảm 0,8 USD/oz so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 1.209 USD/oz.
Tuần này là một tuần giao dịch thành công nữa của vàng. So với cuối tuần trước, giá vàng giao ngay hiện đã tăng 2,4%, chủ yếu nhờ nhu cầu đối với kim loại quý tăng vọt khi khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đe dọa lan sang các nước khác ở châu Âu, dù ở một số thời điểm, sự mạnh lên của tỷ giá USD/Euro có cản trở bước tiến của giá vàng. Trong tuần, vàng đã đạt mức giá cao nhất trong 5 tháng và tiến sát mốc giá kỷ lục 1.226,56 USD/oz hồi đầu tháng 12 năm ngoái.
Trong bối cảnh bất ổn của châu Âu, vàng đang được giới đầu tư quốc tế xem là “vịnh tránh bão” số 1. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tuần này đã liên tục lập kỷ lục về khối lượng vàng nắm giữ bằng những đợt gom mua lớn. Hôm qua, quỹ này đã mua thêm 2,7 tấn vàng, nâng khối lượng vàng trong quỹ lên mức đỉnh mới là 1.188,5 tấn. Trong ba ngày qua, SPDR Gold đã mua tổng cộng 29,5 tấn vàng.
Nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới không giữ được đà tăng đêm qua là do hoạt động chốt lời của một số nhà đầu tư và việc đồng Euro lấy lại sức mạnh trước USD. Euro đã phục hồi so với đối thủ bạc xanh sau khi các nhà lãnh đạo khối Eurozone nhất trí có các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ đồng Euro và sự ổn định của khối này. Các biện pháp này hiện chưa được công bố cụ thể, nhưng hãng tin Bloomberg cho biết có bao gồm một quỹ khẩn cấp.
Cũng trong ngày hôm qua, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ, khối Eurozone đã thông qua gói cứu trợ 110 tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Tỷ giá Euro/USD đã phục hồi về mức 1 Euro tương đương 1,28 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,26 USD của phiên trước. Tuần này vẫn là một tuần mất giá nặng nề của Euro, với mức trượt hơn 4%, đánh dấu tuần suy giảm mạnh nhất của đồng tiền này kể từ thời điểm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9/2008.
Tuy nhiên, đồng Euro mạnh lên không thể đủ sức cứu giá dầu thô khỏi một phiên sụt giảm thảm hại nữa. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 tại New York mất 2 USD/thùng (2,6%), còn 75,11 USD/thùng, thấp nhất từ ngày 16/2 tới nay.
Tuần này, giá dầu đã trượt giảm tổng cộng 11,04 USD/thùng, tương đương mức giảm 12,8%, đánh dấu tuần tồi tệ nhất từ ngày 19/12/2008, thời điểm kết thúc của tuần mà giá dầu giảm 27%. Nhân tố tác động bất lợi hàng đầu tới giá dầu tuần này không gì khác chính là cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có nguy cơ đe dọa tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới.
Tạm thời, vàng dường như chưa thể tái lập mốc giá kỷ lục vì các nhà lãnh đạo châu Âu đã thể hiện những quyết tâm mới trong việc chặn đà tấn công của khủng hoảng ở Hy Lạp sang các nước láng giềng.
Giá dầu chốt hạ tuần ở mức hơn 75 USD/thùng, kết thúc tuần tồi tệ nhất từ cuối năm 2008 tới nay.
Trong nước, giá vàng sáng nay tăng thêm 150.000 đồng/lượng so với sáng qua, lên mức 27,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất của vàng trong nước suốt từ thời điểm đầu tháng 1/2010 tới nay.
Hôm qua, việc giá vàng bất ngờ vọt qua ngưỡng 27 triệu đồng/lượng sau hơn ba tháng ròng lình xình dưới mốc giá này đã thúc đẩy hoạt động bán ra của người dân. Thông tin từ một số đơn vị kinh doanh vàng cho biết, khách tới mua vàng hôm qua rất ít, trong khi lượng khách bán tăng đáng kể. Mặc dù vậy, không khí giao dịch trên thị trường vàng miếng chưa thực sự sôi động như trước kia.
Giả sử một người mua vàng ở mức giá trên 26 triệu đồng/lượng ở thời điểm trước Tết âm lịch, thì tới hôm qua đã lãi được trên 1 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục tăng, lên mức phổ biến 27,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 27,35-27,40 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Tp.HCM, vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) yết giá ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,40 triệu đồng/lượng (bán ra). Hệ thống Sacombank-SBJ báo giá vàng SBJ từ thời điểm 8h sáng ở mức 26,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 26,34 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường Hà Nội, Công ty Phú Quý công bố giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 27,29 triệu đồng/lượng và 27,36 triệu đồng/lượng.
Được hỗ trợ bởi lực đẩy mạnh của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước hiện đã tăng 650.000-700.000 đồng/lượng tùy thương hiệu. Tuy nhiên, so với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước hiện vẫn đang rẻ hơn trên 600.000 đồng/lượng. Giới kinh doanh vàng cho biết, việc giá vàng trong nước rẻ hơn giá thế giới thúc đẩy một số đơn vị lớn gom mua để xuất khẩu.
Trái với biến động mạnh của giá vàng, tỷ giá USD/VND trong nước tuần này khá ổn định quanh mức 19.000 VND/USD. Tỷ giá USD/VND thị trường tự do sáng nay tại Hà Nội tăng thêm 20 VND/USD ở đầu bán ra, lên 19.020 VND/USD, nhưng giá thu mua được giữ ở mức 18.980 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, giá USD phổ biến ở mức 18.950-18.960 VND/USD (mua vào) và 19.030-19.050 VND/USD (bán ra).
Dù biến động phức tạp không kém phiên trước trong biên độ rộng 1.192-1.215 USD/oz, giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đuối sức khi ngày giao dịch cuối của tuần đi vào thời điểm kết thúc. Chốt phiên, giá vàng giảm 0,8 USD/oz so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 1.209 USD/oz.
Tuần này là một tuần giao dịch thành công nữa của vàng. So với cuối tuần trước, giá vàng giao ngay hiện đã tăng 2,4%, chủ yếu nhờ nhu cầu đối với kim loại quý tăng vọt khi khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đe dọa lan sang các nước khác ở châu Âu, dù ở một số thời điểm, sự mạnh lên của tỷ giá USD/Euro có cản trở bước tiến của giá vàng. Trong tuần, vàng đã đạt mức giá cao nhất trong 5 tháng và tiến sát mốc giá kỷ lục 1.226,56 USD/oz hồi đầu tháng 12 năm ngoái.
Trong bối cảnh bất ổn của châu Âu, vàng đang được giới đầu tư quốc tế xem là “vịnh tránh bão” số 1. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tuần này đã liên tục lập kỷ lục về khối lượng vàng nắm giữ bằng những đợt gom mua lớn. Hôm qua, quỹ này đã mua thêm 2,7 tấn vàng, nâng khối lượng vàng trong quỹ lên mức đỉnh mới là 1.188,5 tấn. Trong ba ngày qua, SPDR Gold đã mua tổng cộng 29,5 tấn vàng.
Nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới không giữ được đà tăng đêm qua là do hoạt động chốt lời của một số nhà đầu tư và việc đồng Euro lấy lại sức mạnh trước USD. Euro đã phục hồi so với đối thủ bạc xanh sau khi các nhà lãnh đạo khối Eurozone nhất trí có các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ đồng Euro và sự ổn định của khối này. Các biện pháp này hiện chưa được công bố cụ thể, nhưng hãng tin Bloomberg cho biết có bao gồm một quỹ khẩn cấp.
Cũng trong ngày hôm qua, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ, khối Eurozone đã thông qua gói cứu trợ 110 tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Tỷ giá Euro/USD đã phục hồi về mức 1 Euro tương đương 1,28 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,26 USD của phiên trước. Tuần này vẫn là một tuần mất giá nặng nề của Euro, với mức trượt hơn 4%, đánh dấu tuần suy giảm mạnh nhất của đồng tiền này kể từ thời điểm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu vào tháng 9/2008.
Tuy nhiên, đồng Euro mạnh lên không thể đủ sức cứu giá dầu thô khỏi một phiên sụt giảm thảm hại nữa. Chốt phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2010 tại New York mất 2 USD/thùng (2,6%), còn 75,11 USD/thùng, thấp nhất từ ngày 16/2 tới nay.
Tuần này, giá dầu đã trượt giảm tổng cộng 11,04 USD/thùng, tương đương mức giảm 12,8%, đánh dấu tuần tồi tệ nhất từ ngày 19/12/2008, thời điểm kết thúc của tuần mà giá dầu giảm 27%. Nhân tố tác động bất lợi hàng đầu tới giá dầu tuần này không gì khác chính là cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp có nguy cơ đe dọa tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới.