Vàng, dầu thô bất ngờ đội giá
Đồng bạc xanh suy yếu đã trở thành động lực thúc đẩy giá hàng hóa quốc tế bật tăng trở lại trong phiên giao dịch 24/4
Số liệu thị trường nhà đất Mỹ đã tăng áp lực lên giá trị đồng bạc xanh trong phiên giao dịch ngày 24/4. Sự suy yếu của USD đã giúp giá cả phần lớn các loại hàng hóa trên thị trường giao dịch quốc tế tăng mạnh trở lại.
Hôm qua, Mỹ công bố giá nhà ở nước này trong tháng 2 đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức tệ hại nhất trong gần một thập niên. Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán nhà mới tháng 3 giảm mạnh tới 7,1%.
Trong khi đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 4 do tổ chức Conference Board công bố là 69,2 điểm, giảm từ mức 69,5 điểm trong tháng 3, cũng góp phần làm nhà đầu tư hàng hóa quốc tế thêm lo về triển vọng kinh tế Mỹ.
Những tín hiệu trên đã kéo chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, giảm xuống 79,217 điểm, thấp hơn khá nhiều so với mức 79,406 điểm trong giờ giao dịch cuối phiên 23/4.
Giới phân tích bình luận, các báo cáo kinh tế vĩ mô trong ngày cho thấy sự suy yếu của thị trường nhà đất Mỹ, từ đó đã tác động lên giá trị đồng bạc xanh và thúc đẩy giá các loại hàng hóa giao dịch vọt lên mức cao hơn.
Vàng lên cao nhất một tuần
Chốt phiên giao dịch 24/4, giá vàng giao tháng 6 tăng 11,20 USD, tương ứng 0,7%, lên 1.643,80 USD/ounce. Đây là mức chốt cao nhất của mặt hàng kim loại quý này trong một tuần qua. Tuần trước, giá vàng đã hạ 1%.
Tuy nhiên, nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ đang gây thất vọng cho thị trường. Tiêu thụ vàng tại lễ hội Akshaya Tritiya thấp hơn những mùa trước. Hiện giới đầu tư vàng đã theo dõi kết quả cuộc họp chính sách của FED.
Cùng tăng giá với vàng, bạc giao tháng 5 tăng 21 cent lên 30,75 USD/ounce. Đồng tăng 5 cent, tương ứng 1,5%, lên 3,67 USD/lb. Ngược dòng, bạch kim giảm 8,2 USD xuống 1.548,1 USD/ounce, thấp nhất kể từ cuối tháng 1.
Dầu thô cũng vượt dốc
Tương tự như thị trường vàng, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tại sàn New York chốt phiên 24/4 đã ở mức cao nhất trong vòng 1 tuần. Cụ thể, dầu thô loại này đã tăng 44 cent, tương ứng 0,4%, lên 103,55 USD/thùng.
Ngoài yếu tố nhà đất Mỹ, thị trường dầu đêm qua còn chịu tác động mạnh từ dự báo lượng cung dầu tuần qua của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts. Theo dự báo, cung dầu thô tăng 1,5 triệu thùng trong tuần qua.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 5 chốt phiên 24/4 giảm 3 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 3,16 USD/gallon. Dầu sưởi giảm 1 cent xuống 3,13 USD/gallon. Khí tự nhiên hạ 3 cent, xuống 1,975 USD/ triệu BTU.
Cacao, cà phê cùng vọt mạnh
Trên thị trường nông sản, được lợi từ yếu tố đồng USD suy yếu, các mặt hàng nông sản giao dịch tại Mỹ đã vọt tăng mạnh. Cụ thể, giá cacao giao sau tăng tới 88 USD, tương ứng 3,63%, lên mức 2.284 USD mỗi tấn.
Giá cà phê arabica tăng 4,55 cent, tương ứng 2,54% lên mức 183,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới kỳ hạn tăng 0,32% lên mức 21,61 cent/lb. Giá đậu tương tăng 0,6% lên 1.473,75 cent/bushel. Ngô tăng 0,86% lên 613,25 cent/bushel.
Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT nhích nhẹ 0,03% lên 15,93 USD/cwt. Ngược dòng, giá yến mạch kỳ hạn giảm 0,44% xuống đóng cửa ở mức 341 cent/bushel.
Hôm qua, Mỹ công bố giá nhà ở nước này trong tháng 2 đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức tệ hại nhất trong gần một thập niên. Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán nhà mới tháng 3 giảm mạnh tới 7,1%.
Trong khi đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 4 do tổ chức Conference Board công bố là 69,2 điểm, giảm từ mức 69,5 điểm trong tháng 3, cũng góp phần làm nhà đầu tư hàng hóa quốc tế thêm lo về triển vọng kinh tế Mỹ.
Những tín hiệu trên đã kéo chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, giảm xuống 79,217 điểm, thấp hơn khá nhiều so với mức 79,406 điểm trong giờ giao dịch cuối phiên 23/4.
Giới phân tích bình luận, các báo cáo kinh tế vĩ mô trong ngày cho thấy sự suy yếu của thị trường nhà đất Mỹ, từ đó đã tác động lên giá trị đồng bạc xanh và thúc đẩy giá các loại hàng hóa giao dịch vọt lên mức cao hơn.
Vàng lên cao nhất một tuần
Chốt phiên giao dịch 24/4, giá vàng giao tháng 6 tăng 11,20 USD, tương ứng 0,7%, lên 1.643,80 USD/ounce. Đây là mức chốt cao nhất của mặt hàng kim loại quý này trong một tuần qua. Tuần trước, giá vàng đã hạ 1%.
Tuy nhiên, nhu cầu vàng vật chất tại Ấn Độ đang gây thất vọng cho thị trường. Tiêu thụ vàng tại lễ hội Akshaya Tritiya thấp hơn những mùa trước. Hiện giới đầu tư vàng đã theo dõi kết quả cuộc họp chính sách của FED.
Cùng tăng giá với vàng, bạc giao tháng 5 tăng 21 cent lên 30,75 USD/ounce. Đồng tăng 5 cent, tương ứng 1,5%, lên 3,67 USD/lb. Ngược dòng, bạch kim giảm 8,2 USD xuống 1.548,1 USD/ounce, thấp nhất kể từ cuối tháng 1.
Dầu thô cũng vượt dốc
Tương tự như thị trường vàng, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tại sàn New York chốt phiên 24/4 đã ở mức cao nhất trong vòng 1 tuần. Cụ thể, dầu thô loại này đã tăng 44 cent, tương ứng 0,4%, lên 103,55 USD/thùng.
Ngoài yếu tố nhà đất Mỹ, thị trường dầu đêm qua còn chịu tác động mạnh từ dự báo lượng cung dầu tuần qua của giới phân tích trong cuộc điều tra của Platts. Theo dự báo, cung dầu thô tăng 1,5 triệu thùng trong tuần qua.
Ngược chiều với dầu thô, giá xăng giao tháng 5 chốt phiên 24/4 giảm 3 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 3,16 USD/gallon. Dầu sưởi giảm 1 cent xuống 3,13 USD/gallon. Khí tự nhiên hạ 3 cent, xuống 1,975 USD/ triệu BTU.
Cacao, cà phê cùng vọt mạnh
Trên thị trường nông sản, được lợi từ yếu tố đồng USD suy yếu, các mặt hàng nông sản giao dịch tại Mỹ đã vọt tăng mạnh. Cụ thể, giá cacao giao sau tăng tới 88 USD, tương ứng 3,63%, lên mức 2.284 USD mỗi tấn.
Giá cà phê arabica tăng 4,55 cent, tương ứng 2,54% lên mức 183,5 cent/lb. Giá đường thô thế giới kỳ hạn tăng 0,32% lên mức 21,61 cent/lb. Giá đậu tương tăng 0,6% lên 1.473,75 cent/bushel. Ngô tăng 0,86% lên 613,25 cent/bushel.
Giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT nhích nhẹ 0,03% lên 15,93 USD/cwt. Ngược dòng, giá yến mạch kỳ hạn giảm 0,44% xuống đóng cửa ở mức 341 cent/bushel.