Vàng giảm giá liền hai tuần
Do giảm ít hơn, giá vàng “nội” giờ cao hơn vàng “ngoại” gần 700.000 đồng mỗi lượng
Giá vàng trong nước và thế giới cùng có tuần giảm giá thứ hai liên tục, nhưng do giảm ít hơn, giá vàng “nội” giờ cao hơn vàng “ngoại” gần 700.000 đồng mỗi lượng. Áp lực giảm giá đối với vàng quốc tế đang tăng do khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã bớt căng thẳng hơn trước.
Sáng nay (2/7), giá vàng miếng trong nước ổn định ở mức xấp xỉ 37,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và quanh 37,65 triệu đồng/lượng (bán ra), thấp hơn 10.000-20.000 đồng mỗi lượng so với cuối giờ chiều qua. So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước cũng chỉ giảm khoảng 40.000 đồng/lượng.
Vàng SJC được Công ty Phú Quý tại Hà Nội giao dịch ở mức 37,57 triệu đồng/lượng và 37,65 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, vàng SBJ được Công ty Sacombank-SBJ yết giá ở các mức tương ứng lần lượt là 37,62 triệu đồng/lượng và 37,66 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, vùng giá hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn cho hoạt động mua vào, nên giới kinh doanh vàng tiếp tục duy trì mức chênh lệch thấp giữa giá mua và bán vàng để kích thích giao dịch.
Dự thảo nghị định quản lý thị trường vàng ban hành mới đây vẫn cho phép giao dịch vàng miếng tại các đơn vị được cấp phép. Tuy chưa trở thành quy định chính thức, thông tin này đã giúp giải tỏa tâm lý rất nhiều cho người dân và cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Từ chỗ chịu áp lực giảm và liên tục rẻ hơn giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước giới đã cao hơn nhiều so với giá vàng quốc tế. Khoảng cách này sáng nay đã lên tới gần 700.000 đồng/lượng do giá vàng trong nước giảm chậm hơn mức giảm của giá vàng thế giới.
Trong khi đó, sức ép giảm giá đối với vàng quốc tế lại đang tăng lên.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tạm dừng đà leo thang sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu công để đổi lấy gói cứu trợ khẩn cấp tiếp theo từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thị trường chứng khoán Phố Wall khởi sắc trong tuần này sau nhiều tuần liên tục đi xuống đã hút bớt vốn rót vào thị trường vàng. Bên cạnh đó, vàng còn giảm giá do “chung số phận” với các loại hàng hóa cơ bản khác như dầu thô và ngũ cốc.
“Không có những sự cố kiểu như Hy Lạp vỡ nợ, rất khó để có thể nghĩ đến một chất xúc tác đẩy giá vàng lên những mức cao kỷ lục mới. Đồng USD có thể tăng giá vì nước Mỹ trước mắt chưa có một biện pháp kích thích tăng trưởng nào mới như chương trình nới lỏng định lượng vừa rồi. Bởi thế, lại có thêm rào cản nữa cho giá vàng”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc ngân hàng Credit Agricole phát biểu trên Reuters.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng giao ngay tại New York giảm 13,8 USD mỗi ounce, tương đương mức giảm 0,9%, còn 1.487,5 USD/oz. Ngưỡng hỗ trợ mạnh của vàng hiện là vùng 1.480 USD/oz.
Tuần này, giá vàng quốc tế giảm 1,1%, đánh dấu tuần đi xuống thứ hai liên tục.
Sau 3 tuần tăng giá so với Euro, đồng USD đã giảm giá trở lại trong tuần này, chốt ở mức 1,45 USD đổi 1 Euro, giảm 2,4% so với cuối tuần trước.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 0,48 USD/thùng, đóng cửa tuần ở mức 94,94 USD/thùng. Tuần này, giá dầu tăng 4,1%.
Sáng nay (2/7), giá vàng miếng trong nước ổn định ở mức xấp xỉ 37,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và quanh 37,65 triệu đồng/lượng (bán ra), thấp hơn 10.000-20.000 đồng mỗi lượng so với cuối giờ chiều qua. So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước cũng chỉ giảm khoảng 40.000 đồng/lượng.
Vàng SJC được Công ty Phú Quý tại Hà Nội giao dịch ở mức 37,57 triệu đồng/lượng và 37,65 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, vàng SBJ được Công ty Sacombank-SBJ yết giá ở các mức tương ứng lần lượt là 37,62 triệu đồng/lượng và 37,66 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, vùng giá hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn cho hoạt động mua vào, nên giới kinh doanh vàng tiếp tục duy trì mức chênh lệch thấp giữa giá mua và bán vàng để kích thích giao dịch.
Dự thảo nghị định quản lý thị trường vàng ban hành mới đây vẫn cho phép giao dịch vàng miếng tại các đơn vị được cấp phép. Tuy chưa trở thành quy định chính thức, thông tin này đã giúp giải tỏa tâm lý rất nhiều cho người dân và cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Từ chỗ chịu áp lực giảm và liên tục rẻ hơn giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước giới đã cao hơn nhiều so với giá vàng quốc tế. Khoảng cách này sáng nay đã lên tới gần 700.000 đồng/lượng do giá vàng trong nước giảm chậm hơn mức giảm của giá vàng thế giới.
Trong khi đó, sức ép giảm giá đối với vàng quốc tế lại đang tăng lên.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã tạm dừng đà leo thang sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu công để đổi lấy gói cứu trợ khẩn cấp tiếp theo từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thị trường chứng khoán Phố Wall khởi sắc trong tuần này sau nhiều tuần liên tục đi xuống đã hút bớt vốn rót vào thị trường vàng. Bên cạnh đó, vàng còn giảm giá do “chung số phận” với các loại hàng hóa cơ bản khác như dầu thô và ngũ cốc.
“Không có những sự cố kiểu như Hy Lạp vỡ nợ, rất khó để có thể nghĩ đến một chất xúc tác đẩy giá vàng lên những mức cao kỷ lục mới. Đồng USD có thể tăng giá vì nước Mỹ trước mắt chưa có một biện pháp kích thích tăng trưởng nào mới như chương trình nới lỏng định lượng vừa rồi. Bởi thế, lại có thêm rào cản nữa cho giá vàng”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc ngân hàng Credit Agricole phát biểu trên Reuters.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng giao ngay tại New York giảm 13,8 USD mỗi ounce, tương đương mức giảm 0,9%, còn 1.487,5 USD/oz. Ngưỡng hỗ trợ mạnh của vàng hiện là vùng 1.480 USD/oz.
Tuần này, giá vàng quốc tế giảm 1,1%, đánh dấu tuần đi xuống thứ hai liên tục.
Sau 3 tuần tăng giá so với Euro, đồng USD đã giảm giá trở lại trong tuần này, chốt ở mức 1,45 USD đổi 1 Euro, giảm 2,4% so với cuối tuần trước.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 8 giảm 0,48 USD/thùng, đóng cửa tuần ở mức 94,94 USD/thùng. Tuần này, giá dầu tăng 4,1%.