Vàng trong nước “uể oải” tăng giá trở lại
Chiều nay (13/4), giá vàng miếng trong nước tăng nhẹ trở lại, nhưng biên độ tăng không đáng kể
Đầu giờ chiều (13/4), giá vàng miếng trong nước các thương hiệu đã tăng nhẹ trở lại, nhưng vẫn chưa qua được mốc 37,1 triệu đồng/lượng. Trên thị trường châu Á, giá vàng giao ngay hiện ở mức 1.458 USD/ounce.
Tính đến 14h44, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý đều được mua vào ở mức 36,94 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,06 trệu đồng/lượng, tăng khoảng 30.000 - 40.000 đồng so với lúc 9h sáng.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 14h40 của Sacombank, vàng SBJ được niêm yết ở mức 36,96 - 37,04 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng từ 20.000 - 40.000 đồng. Vàng SJC được mua vào với giá 36,95 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,05 triệu đồng/lượng.
Trước đó, phiên giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng trong nước các thương hiệu đã giảm về sát 37 triệu đồng/lượng, do giá thế giới vài ngày qua liên tục hạ sâu. Trong khi đó, tỷ giá USD liên ngân hàng vẫn ở mức cao nhất từ trước tới nay, 20.723 đồng/USD.
Tính tới 9h20, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được mua vào với giá 36,90 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 37,03 triệu đồng/lượng. Vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng thời điểm được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá lúc 9h21 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá cao hơn một chút, 36,92 triệu đồng/lượng, nhưng bán ra thấp hơn, 37,02 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được niêm yết ở mức 36,91 - 37,03 triệu đồng/lượng (mua/bán).
Giá vàng trong nước giảm mạnh là do vàng quốc tế liên tục hạ nhiệt từ đầu tuần tới nay. So với cuối tuần trước, hiện giá vàng trong nước các thương hiệu đã giảm tới 350.000 đồng/lượng.
Đêm qua (12/4), giá dầu thô quốc tế rớt thẳng 3% xuống mức thấp nhất trong khoảng 2 tuần, do những lo lắng nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm mạnh khi thị trường đón nhận một loạt tin kinh tế kém lạc quan. Giá vàng và bạc cũng rớt mạnh.
Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn New York giảm 3,67 USD/thùng, tương đương 3,3%, xuống 106,25 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 30/3. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá dầu trong một tháng qua.
Như vậy, cùng với mức giảm 2,5% trong phiên giao dịch liền trước, hiện dầu thô ngọt, nhẹ trên sàn New York đã tuột dốc tới 5,8%. "Thị trường này đã tăng trưởng quá nóng", Tom Bentz, một quan chức thuộc BNP Paribas ở New York, nhận định.
"Về mặt kỹ thuật, giá dầu cần phải được điều chỉnh", ông Bentz nói thêm. Tại sàn giao dịch London hôm qua, dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 5 giảm 3,06 USD/thùng, xuống 120,92 USD/thùng.
Trước đó, đầu ngày, trong một báo cáo hàng tháng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dẫn số liệu tháng 1 và tháng 2 cho thấy "giá dầu cao đã bắt đầu làm giảm nhu cầu tiêu thụ".
IEA cũng cho biết, sản lượng dầu đã giảm 700.000 thùng/ngày xuống còn 88,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3, xuất phát từ sự thiếu hụt nguồn cung ở Lybia, do quốc gia Bắc Phi này vẫn đang chìm trong giao tranh và bất ổn.
Theo chuyên gia phân tích Jim Steel của ngân hàng HSBC chi nhánh New York, giá dầu suy giảm đã hạ nhiệt nhu cầu các loại hàng hóa khác. Trong đó, chịu tác động mạnh trước hết là giá vàng.
Phiên 12/4, vàng giao tháng 6 giảm 14,5 USD/ounce, tương đương 1%, xuống 1.453,6 USD/ounce trên sàn Comex tại New York. Trong phiên, vàng kỳ hạn này có thời điểm chạm xuống vùng 1.445 USD/ounce.
Đầu ngày, vàng giảm giá mạnh, nhưng sau đó cố gắng bứt phá trở lại. Dẫu vậy, nỗ lực này bị kìm hãm và trở nên vô vọng, khi dầu thô và chứng khoán Mỹ liên tục sụt sâu hơn.
Theo Steel, mức giảm sâu, hơn 3%, của giá dầu thô đã góp phần làm giảm bớt những lo lắng về tình trạng lạm phát, từ đó hạ nhiệt giá cả nhiều mặt hàng trong đó có vàng.
Thêm vào đó, việc một số nhà kinh tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng đã tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa tổng thể, chuyên gia ngân hàng HSBC nhận định.
Một yếu tố khác cũng khiến giá vàng chìm sâu trong phiên 12/4 là hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau khi vàng tăng liên tiếp lên các mốc giá cao kỷ lục mới. Giới phân tích thuộc Commerzbank nhận định, vàng sẽ còn điều chỉnh trong ngắn hạn.
Tương tự thị trường vàng, các kim loại quý khác cũng hạ khá mạnh. Bạc giao tháng 5 giảm 1,3% xuống 40,07 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 giảm 1% xuống 1.774,3 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 giảm 2,3% xuống 770,1 USD/ounce.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, tỷ giá USD liên ngân hàng sáng 13/4 tiếp tục được giữ ở mức đỉnh cao từ trước tới nay, 20.723 đồng/USD. Đây là mức được Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ hôm đầu tuần (11/4).
Thông thường, tỷ giá USD liên ngân hàng đầu tuần sau sẽ giữ nguyên so với ngày cuối tuần trước đó. Đây là lần đầu tiên tỷ giá ngày đầu tuần thay đổi và tăng mạnh so với tỷ giá niêm yết cuối tuần trước.
Theo đó, tỷ giá trần tại các ngân hàng thương mại ở mức 20.930 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank sáng nay, USD được mua vào ở mức 20.925 đồng/USD, bán ra ở mức 20.930 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank, đồng Yên Nhật được niêm yết ở mức 244,72 - 247,19 đồng/Yên (giá mua vào) và 252,02 đồng/Yên (giá bán ra). Đồng Euro được mua vào ở khoảng 30.093,37 - 30.183,92 đồng, bán ra ở 30.589,14 đồng.
Tính đến 14h44, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu và vàng SJC của Công ty Phú Quý đều được mua vào ở mức 36,94 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,06 trệu đồng/lượng, tăng khoảng 30.000 - 40.000 đồng so với lúc 9h sáng.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 14h40 của Sacombank, vàng SBJ được niêm yết ở mức 36,96 - 37,04 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), tăng từ 20.000 - 40.000 đồng. Vàng SJC được mua vào với giá 36,95 triệu đồng/lượng, bán ra ở 37,05 triệu đồng/lượng.
Trước đó, phiên giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng trong nước các thương hiệu đã giảm về sát 37 triệu đồng/lượng, do giá thế giới vài ngày qua liên tục hạ sâu. Trong khi đó, tỷ giá USD liên ngân hàng vẫn ở mức cao nhất từ trước tới nay, 20.723 đồng/USD.
Tính tới 9h20, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được mua vào với giá 36,90 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 37,03 triệu đồng/lượng. Vàng SJC của Công ty Phú Quý cùng thời điểm được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá lúc 9h21 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá cao hơn một chút, 36,92 triệu đồng/lượng, nhưng bán ra thấp hơn, 37,02 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được niêm yết ở mức 36,91 - 37,03 triệu đồng/lượng (mua/bán).
Giá vàng trong nước giảm mạnh là do vàng quốc tế liên tục hạ nhiệt từ đầu tuần tới nay. So với cuối tuần trước, hiện giá vàng trong nước các thương hiệu đã giảm tới 350.000 đồng/lượng.
Đêm qua (12/4), giá dầu thô quốc tế rớt thẳng 3% xuống mức thấp nhất trong khoảng 2 tuần, do những lo lắng nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm mạnh khi thị trường đón nhận một loạt tin kinh tế kém lạc quan. Giá vàng và bạc cũng rớt mạnh.
Cụ thể, dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn New York giảm 3,67 USD/thùng, tương đương 3,3%, xuống 106,25 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 30/3. Đây là mức giảm mạnh nhất của giá dầu trong một tháng qua.
Như vậy, cùng với mức giảm 2,5% trong phiên giao dịch liền trước, hiện dầu thô ngọt, nhẹ trên sàn New York đã tuột dốc tới 5,8%. "Thị trường này đã tăng trưởng quá nóng", Tom Bentz, một quan chức thuộc BNP Paribas ở New York, nhận định.
"Về mặt kỹ thuật, giá dầu cần phải được điều chỉnh", ông Bentz nói thêm. Tại sàn giao dịch London hôm qua, dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 5 giảm 3,06 USD/thùng, xuống 120,92 USD/thùng.
Trước đó, đầu ngày, trong một báo cáo hàng tháng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dẫn số liệu tháng 1 và tháng 2 cho thấy "giá dầu cao đã bắt đầu làm giảm nhu cầu tiêu thụ".
IEA cũng cho biết, sản lượng dầu đã giảm 700.000 thùng/ngày xuống còn 88,3 triệu thùng/ngày trong tháng 3, xuất phát từ sự thiếu hụt nguồn cung ở Lybia, do quốc gia Bắc Phi này vẫn đang chìm trong giao tranh và bất ổn.
Theo chuyên gia phân tích Jim Steel của ngân hàng HSBC chi nhánh New York, giá dầu suy giảm đã hạ nhiệt nhu cầu các loại hàng hóa khác. Trong đó, chịu tác động mạnh trước hết là giá vàng.
Phiên 12/4, vàng giao tháng 6 giảm 14,5 USD/ounce, tương đương 1%, xuống 1.453,6 USD/ounce trên sàn Comex tại New York. Trong phiên, vàng kỳ hạn này có thời điểm chạm xuống vùng 1.445 USD/ounce.
Đầu ngày, vàng giảm giá mạnh, nhưng sau đó cố gắng bứt phá trở lại. Dẫu vậy, nỗ lực này bị kìm hãm và trở nên vô vọng, khi dầu thô và chứng khoán Mỹ liên tục sụt sâu hơn.
Theo Steel, mức giảm sâu, hơn 3%, của giá dầu thô đã góp phần làm giảm bớt những lo lắng về tình trạng lạm phát, từ đó hạ nhiệt giá cả nhiều mặt hàng trong đó có vàng.
Thêm vào đó, việc một số nhà kinh tế hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng đã tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa tổng thể, chuyên gia ngân hàng HSBC nhận định.
Một yếu tố khác cũng khiến giá vàng chìm sâu trong phiên 12/4 là hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau khi vàng tăng liên tiếp lên các mốc giá cao kỷ lục mới. Giới phân tích thuộc Commerzbank nhận định, vàng sẽ còn điều chỉnh trong ngắn hạn.
Tương tự thị trường vàng, các kim loại quý khác cũng hạ khá mạnh. Bạc giao tháng 5 giảm 1,3% xuống 40,07 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 giảm 1% xuống 1.774,3 USD/ounce. Palladium giao tháng 6 giảm 2,3% xuống 770,1 USD/ounce.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, tỷ giá USD liên ngân hàng sáng 13/4 tiếp tục được giữ ở mức đỉnh cao từ trước tới nay, 20.723 đồng/USD. Đây là mức được Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ hôm đầu tuần (11/4).
Thông thường, tỷ giá USD liên ngân hàng đầu tuần sau sẽ giữ nguyên so với ngày cuối tuần trước đó. Đây là lần đầu tiên tỷ giá ngày đầu tuần thay đổi và tăng mạnh so với tỷ giá niêm yết cuối tuần trước.
Theo đó, tỷ giá trần tại các ngân hàng thương mại ở mức 20.930 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank sáng nay, USD được mua vào ở mức 20.925 đồng/USD, bán ra ở mức 20.930 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank, đồng Yên Nhật được niêm yết ở mức 244,72 - 247,19 đồng/Yên (giá mua vào) và 252,02 đồng/Yên (giá bán ra). Đồng Euro được mua vào ở khoảng 30.093,37 - 30.183,92 đồng, bán ra ở 30.589,14 đồng.