VCCI kỷ niệm tuổi 50
Từ chỗ chỉ có 93 tổ chức hội viên đầu tiên, đến nay VCCI đã có trên 11.000 hội viên trực tiếp và trên 100.000 hội viên gián tiếp
Sáng 26/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (26/4/1963 – 26/4/2013).
50 năm trước, vào ngày 27/4/1963, VCCI được thành lập theo Quyết định số 58-CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Kể từ đó đến nay, sau 50 năm, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, từ chỗ chỉ có 93 tổ chức hội viên đầu tiên, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, VCCI đã có trên 11.000 hội viên trực tiếp và trên 100.000 hội viên gián tiếp đại diện cho các thành phần kinh tế.
Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân, các hiệp hội doanh nghiệp lớn đều là hội viên của VCCI.
VCCI cũng thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với gần 200 các tổ chức đối tác quốc tế, khi là thành viên tích cực của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước ASEAN (ASEAN CCI) và các liên đoàn giới chủ thế giới và khu vực…
VCCI cũng đã trực tiếp tham gia soạn thảo và góp ý xây dựng 40 dự thảo văn bản pháp luật, tổ chức trên 300 hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật, chính sách; tổ chức trên 1.000 lớp đào tạo, tập huấn cho trên 60.000 lượt doanh nghiệp; tổ chức đón tiếp và bố trí chương trình làm việc cho trên 300 đoàn với trên 12.000 lượt doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức gần 100 đoàn với trên 4.500 lượt doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh; tổ chức gần 600 cuộc hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ tiếp xúc doanh nghiệp với sự tham dự của trên 80.000 lượt doanh nghiệp; cung cấp thông tin trực tiếp khoảng 60.000 lượt doanh nghiệp; cấp trên 500.000 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O) và các chứng từ thương mại khác.
Qua mỗi thời kỳ, VCCI lại có những đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các quan điểm, chính sách và nền tảng pháp lý cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực vào xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999, 2005), Luật Đầu tư (2005). VCCI đã tổ chức nghiên cứu và đề xuất, khuyến nghị các chủ trương, phương án đàm phán gia nhập WTO, FTA, TPP và các điều ước quốc tế...
Vẫn theo ông Vũ Tiến Lộc, một trong những thành công trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà VCCI đã làm được trong thời gian qua là việc đã chủ động đề xuất và trực tiếp tham gia biên soạn đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09 về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.
Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước về doanh nhân, khẳng định vai trò của đội ngũ doanh nhân và các quan điểm, chính sách, giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong tình hình mới.
Một hoạt động khác cũng gây tiếng vang trong cộng đồng doanh nghiệp, dư luận xã hội, đặc biệt là phản hồi tích cực từ chính quyền các địa phướng là việc VCCI công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Ngoài ra, VCCI cũng là cơ quan chủ trì và đồng chủ trì nhiều diễn đàn đối thoại chính sách kinh tế và kinh doanh lớn, có uy tín ở Việt Nam như: Hội nghị thường niên Thủ tướng gặp doanh nghiệp (phối hợp với Văn phòng Chính phủ), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)…
Năm 2004, VCCI đã cùng với các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 13/10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”; đã đưa ra thông điệp “Doanh nhân - người lính thời bình” để cổ vũ và phát động tinh thần doanh nhân trong xã hội, đã tổ chức tôn vinh và trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cho cộng đồng doanh nghiệp…
50 năm trước, vào ngày 27/4/1963, VCCI được thành lập theo Quyết định số 58-CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Kể từ đó đến nay, sau 50 năm, theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, từ chỗ chỉ có 93 tổ chức hội viên đầu tiên, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, VCCI đã có trên 11.000 hội viên trực tiếp và trên 100.000 hội viên gián tiếp đại diện cho các thành phần kinh tế.
Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân, các hiệp hội doanh nghiệp lớn đều là hội viên của VCCI.
VCCI cũng thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với gần 200 các tổ chức đối tác quốc tế, khi là thành viên tích cực của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước ASEAN (ASEAN CCI) và các liên đoàn giới chủ thế giới và khu vực…
VCCI cũng đã trực tiếp tham gia soạn thảo và góp ý xây dựng 40 dự thảo văn bản pháp luật, tổ chức trên 300 hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật, chính sách; tổ chức trên 1.000 lớp đào tạo, tập huấn cho trên 60.000 lượt doanh nghiệp; tổ chức đón tiếp và bố trí chương trình làm việc cho trên 300 đoàn với trên 12.000 lượt doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức gần 100 đoàn với trên 4.500 lượt doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh; tổ chức gần 600 cuộc hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ tiếp xúc doanh nghiệp với sự tham dự của trên 80.000 lượt doanh nghiệp; cung cấp thông tin trực tiếp khoảng 60.000 lượt doanh nghiệp; cấp trên 500.000 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O) và các chứng từ thương mại khác.
Qua mỗi thời kỳ, VCCI lại có những đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các quan điểm, chính sách và nền tảng pháp lý cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực vào xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999, 2005), Luật Đầu tư (2005). VCCI đã tổ chức nghiên cứu và đề xuất, khuyến nghị các chủ trương, phương án đàm phán gia nhập WTO, FTA, TPP và các điều ước quốc tế...
Vẫn theo ông Vũ Tiến Lộc, một trong những thành công trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà VCCI đã làm được trong thời gian qua là việc đã chủ động đề xuất và trực tiếp tham gia biên soạn đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09 về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.
Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng và Nhà nước về doanh nhân, khẳng định vai trò của đội ngũ doanh nhân và các quan điểm, chính sách, giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong tình hình mới.
Một hoạt động khác cũng gây tiếng vang trong cộng đồng doanh nghiệp, dư luận xã hội, đặc biệt là phản hồi tích cực từ chính quyền các địa phướng là việc VCCI công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Ngoài ra, VCCI cũng là cơ quan chủ trì và đồng chủ trì nhiều diễn đàn đối thoại chính sách kinh tế và kinh doanh lớn, có uy tín ở Việt Nam như: Hội nghị thường niên Thủ tướng gặp doanh nghiệp (phối hợp với Văn phòng Chính phủ), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)…
Năm 2004, VCCI đã cùng với các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 13/10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”; đã đưa ra thông điệp “Doanh nhân - người lính thời bình” để cổ vũ và phát động tinh thần doanh nhân trong xã hội, đã tổ chức tôn vinh và trao tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng cho cộng đồng doanh nghiệp…