Vedan gây ô nhiễm: Bộ trưởng nhận trách nhiệm trước Chính phủ
Vụ việc Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từng là một vấn đề rất nóng tại kỳ họp Quốc hội thứ 4
Vụ việc Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từng là một vấn đề rất nóng tại kỳ họp Quốc hội thứ 4.
Tại kỳ họp đó, trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hơn một nửa trong số 24 câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đề nghị làm rõ trách nhiệm của Vedan, đặc biệt là việc đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý.
Tại báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn tại kỳ họp này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết “cá nhân Bộ trưởng, thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc bộ đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Vedan”.
Nguyên nhân chủ quan được nêu ra trong nội dung kiểm điểm này là “sự chỉ đạo, phối hợp với địa phương của bộ còn chưa chặt chẽ, hiệu quả và triệt để; năng lực chuyên môn của các cán bộ thực thi pháp luật còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm”.
Và, “Thủ tướng Chính phủ đồng ý về cơ bản với các nội dung trong báo cáo của bộ”, báo cáo viết.
Vedan đã xử lý “khá nghiêm túc”
Theo kết quả kiểm tra của đích thân Bộ trưởng Nguyên hồi đầu tháng 5 vừa qua, Công ty Vedan đã “chấp hành khá nghiêm túc các quyết định xử lý của bộ”.
Cụ thể, đã hoàn thành việc tháo dỡ toàn bộ hệ thống đường ống và thiết bị bơm, dẫn dịch thải lỏng sau lên men ra sông Thị Vải; chấm dứt việc bơm dịch thải sau lên men ra sông, đồng thời vẫn tiếp tục duy trì việc giảm công suất và ngừng hoạt động một số nhà máy nhằm bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào sông Thị Vải.
Đến nay, Vedan đã hoàn thành nộp tiền phạt vi phạm hành chính 267.500 nghìn đồng; nộp trên 93 tỷ đồng trong tổng số hơn 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường đáng lẽ phải nộp. “Vedan cũng đang làm thủ tục nộp nốt số tiền còn lại”, báo cáo nêu.
Vedan cũng đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục đối với nước thải trước khi thải ra môi trường. Và trong điều kiện cắt giảm hoạt động vẫn đảm bảo việc làm cho lao động.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, Vedan đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng gây ra trên sông Thị Vải, nhưng đây chỉ là bước đầu. Bộ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Khẳng định việc đòi bồi thường của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường sông Thị Vải là rất chính đáng, báo cáo nêu quan điểm của Bộ là nhất quán nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải bồi thường”.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành liên quan làm rõ mức độ thiệt hại do công ty Vedan và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết có tình có lý yêu cầu của dân, không để vụ việc phát sinh phức tạp kéo dài.
Báo cáo cũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết vấn đề này. Trước mắt, yêu cầu Vedan có thiện chí chủ động cùng nông dân đàm phán, thống nhất đánh giá về những thiệt hại, thỏa thuận về mức đền bù, bảo đảm bù đắp những thiệt hại của nông dân.
Đã giải quyết 213/ 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng
Về xử lý các cơ sơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - một nội dung nhiều đại biểu đã chất vấn - Bộ cho biết, đã cơ bản giải quyết xong 213/439 cơ sở, còn lại đang tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm.
Liên quan đến giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã đề xuất hỗ trợ xây dựng các lò hỏa táng phù hợp với quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường. VIệc này nhằm giải quyết về cơ bản một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực này, báo cáo nhấn mạnh.
Ô nhiễm môi trường sau lũ cũng là vấn đề nổi cộm, theo đánh giá của Bộ. Và Bộ đã chỉ đạo khảo sát, đánh giá, xây dựng sổ tay để hướng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm và phổ biến rộng rãi đến các địa phương trong khu vực.
Cuối 2009, trình quy hoạch khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản
Trong báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng trả lời nhiều nội dung liên quan đến khoáng sản. Theo đó, bộ đang chỉ đạo tiến hành khoanh định các diện tích có khoáng sản thuộc diện dự trữ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào cuối năm 2009.
Từ kỳ họp thứ 4 đến nay, các bộ liên quan đã trình Chính phủ phê duyệt thêm 3 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nâng số lượng các loại khoáng sản quan trọng, đang được khai thác, chế biến ở nước ta đã có quy hoạch từ 21 lên 39 loại khoáng sản.
Thừa nhận trên thực tế hiện vẫn còn có tình trạng doanh nghiệp không đủ năng lực về nhiều mặt được cấp phép thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản, bộ cho biết đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này.
Kết quả ban đầu kiểm tra hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước trong tháng 5 và tháng 6/2009 cho thấy, việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của nhiều địa phương còn bất cập. Nhiều trường hợp cấp phép nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nêu.
Tại kỳ họp đó, trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hơn một nửa trong số 24 câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đề nghị làm rõ trách nhiệm của Vedan, đặc biệt là việc đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý.
Tại báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn tại kỳ họp này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết “cá nhân Bộ trưởng, thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc bộ đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Vedan”.
Nguyên nhân chủ quan được nêu ra trong nội dung kiểm điểm này là “sự chỉ đạo, phối hợp với địa phương của bộ còn chưa chặt chẽ, hiệu quả và triệt để; năng lực chuyên môn của các cán bộ thực thi pháp luật còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, liên tục, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm”.
Và, “Thủ tướng Chính phủ đồng ý về cơ bản với các nội dung trong báo cáo của bộ”, báo cáo viết.
Vedan đã xử lý “khá nghiêm túc”
Theo kết quả kiểm tra của đích thân Bộ trưởng Nguyên hồi đầu tháng 5 vừa qua, Công ty Vedan đã “chấp hành khá nghiêm túc các quyết định xử lý của bộ”.
Cụ thể, đã hoàn thành việc tháo dỡ toàn bộ hệ thống đường ống và thiết bị bơm, dẫn dịch thải lỏng sau lên men ra sông Thị Vải; chấm dứt việc bơm dịch thải sau lên men ra sông, đồng thời vẫn tiếp tục duy trì việc giảm công suất và ngừng hoạt động một số nhà máy nhằm bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào sông Thị Vải.
Đến nay, Vedan đã hoàn thành nộp tiền phạt vi phạm hành chính 267.500 nghìn đồng; nộp trên 93 tỷ đồng trong tổng số hơn 127 tỷ đồng tiền phí bảo vệ môi trường đáng lẽ phải nộp. “Vedan cũng đang làm thủ tục nộp nốt số tiền còn lại”, báo cáo nêu.
Vedan cũng đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục đối với nước thải trước khi thải ra môi trường. Và trong điều kiện cắt giảm hoạt động vẫn đảm bảo việc làm cho lao động.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, Vedan đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng gây ra trên sông Thị Vải, nhưng đây chỉ là bước đầu. Bộ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Khẳng định việc đòi bồi thường của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường sông Thị Vải là rất chính đáng, báo cáo nêu quan điểm của Bộ là nhất quán nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải bồi thường”.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành liên quan làm rõ mức độ thiệt hại do công ty Vedan và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết có tình có lý yêu cầu của dân, không để vụ việc phát sinh phức tạp kéo dài.
Báo cáo cũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết vấn đề này. Trước mắt, yêu cầu Vedan có thiện chí chủ động cùng nông dân đàm phán, thống nhất đánh giá về những thiệt hại, thỏa thuận về mức đền bù, bảo đảm bù đắp những thiệt hại của nông dân.
Đã giải quyết 213/ 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng
Về xử lý các cơ sơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - một nội dung nhiều đại biểu đã chất vấn - Bộ cho biết, đã cơ bản giải quyết xong 213/439 cơ sở, còn lại đang tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm.
Liên quan đến giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã đề xuất hỗ trợ xây dựng các lò hỏa táng phù hợp với quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường. VIệc này nhằm giải quyết về cơ bản một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực này, báo cáo nhấn mạnh.
Ô nhiễm môi trường sau lũ cũng là vấn đề nổi cộm, theo đánh giá của Bộ. Và Bộ đã chỉ đạo khảo sát, đánh giá, xây dựng sổ tay để hướng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm và phổ biến rộng rãi đến các địa phương trong khu vực.
Cuối 2009, trình quy hoạch khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản
Trong báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng trả lời nhiều nội dung liên quan đến khoáng sản. Theo đó, bộ đang chỉ đạo tiến hành khoanh định các diện tích có khoáng sản thuộc diện dự trữ quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào cuối năm 2009.
Từ kỳ họp thứ 4 đến nay, các bộ liên quan đã trình Chính phủ phê duyệt thêm 3 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nâng số lượng các loại khoáng sản quan trọng, đang được khai thác, chế biến ở nước ta đã có quy hoạch từ 21 lên 39 loại khoáng sản.
Thừa nhận trên thực tế hiện vẫn còn có tình trạng doanh nghiệp không đủ năng lực về nhiều mặt được cấp phép thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản, bộ cho biết đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này.
Kết quả ban đầu kiểm tra hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước trong tháng 5 và tháng 6/2009 cho thấy, việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của nhiều địa phương còn bất cập. Nhiều trường hợp cấp phép nhưng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nêu.