Vi phạm quyền tác giả có thể bị phạt đến 500 triệu đồng
Từ ngày 30/6 tới, vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 500 triệu đồng
Từ ngày 30/6 tới, vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 500 triệu đồng.
Đó là những quy định mới trong Nghị định số 47/2009/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày ngày 13/5/2009.
Theo đó, mức phạt nặng nhất là 500 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm như: sao chép tác phẩm, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn, sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền (trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng); chiếm đoạt quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng...
Tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP trước đây, mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan chỉ là 70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, điểm mới của nghị định này là ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số hay dưới hình thức điện tử.
Cũng tại nghị định mới này, thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ hoặc sở băn hóa - thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền phạt đến 500 ngàn đồng; chánh thanh tra sở băn hóa - thể thao và du lịch có quyền phạt đến 30 triệu đồng và chánh thanh tra Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt đến 2 triệu đồng, cấp huyện có quyền phạt đến 30 triệu đồng và cấp tỉnh có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.
Ngoài ra, các lực lượng hải quan, quản lý thị trường, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển cũng có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm.
* Bên cạnh các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản..., cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một số điều ước liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, ghi âm... Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phương với một số quốc gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả như: Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Đó là những quy định mới trong Nghị định số 47/2009/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày ngày 13/5/2009.
Theo đó, mức phạt nặng nhất là 500 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm như: sao chép tác phẩm, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn, sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền (trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng); chiếm đoạt quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng...
Tại Nghị định số 56/2006/NĐ-CP trước đây, mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan chỉ là 70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, điểm mới của nghị định này là ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại quyền đứng tên, đặt tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm; buộc dỡ bỏ bản gốc, bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã truyền đạt trái phép trên mạng kỹ thuật số hay dưới hình thức điện tử.
Cũng tại nghị định mới này, thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ hoặc sở băn hóa - thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền phạt đến 500 ngàn đồng; chánh thanh tra sở băn hóa - thể thao và du lịch có quyền phạt đến 30 triệu đồng và chánh thanh tra Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt đến 2 triệu đồng, cấp huyện có quyền phạt đến 30 triệu đồng và cấp tỉnh có quyền phạt đến mức tối đa của khung hình phạt.
Ngoài ra, các lực lượng hải quan, quản lý thị trường, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển cũng có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm.
* Bên cạnh các văn bản luật, dưới luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản..., cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã tham gia một số điều ước liên quan đến bảo hộ quyền tác giả như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật; Hiệp định TRIPs về những khía cạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước WIPO về quyền tác giả và về biểu diễn, ghi âm... Việt Nam cũng đã ký một số hiệp định song phương với một số quốc gia về bản quyền và các vấn đề liên quan tới quyền tác giả như: Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả; Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.