Vì sao CPI tháng Tết tăng thấp?
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2013 tăng 1,32% so với tháng trước
Sau mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tp.HCM và Hà Nội trong tháng 2/2013 chỉ ở mức 1% và 1,3% so với tháng trước, kịch bản tăng tốc thấp của CPI tháng Tết Quý Tỵ đã không còn gây bất ngờ.
Xét trong khoảng 10 năm trở lại đây, lạm phát theo tháng trong tháng 2 này chỉ cao hơn cùng tháng của năm 2009, là năm có CPI tháng 2 tăng 1,17%, nhưng thấp hơn các năm còn lại.
Như vậy, so với cuối năm trước, CPI tháng 2/2013 đã tăng 2,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 7,02%.
Mức tăng thấp của CPI tháng này phản ánh rõ hơn sức mua của dân cư vẫn chưa được phục hồi mặc dù nhu cầu mua sắm vào dịp Tết Nguyên đán thường cao so với ngày thường.
Nhìn vào diễn biến trong các tháng gần đây, nếu loại bỏ phần tăng của tháng 1 năm 2013 do lực đẩy mạnh mẽ từ nhóm hàng dịch vụ y tế thì xu hướng giá so tháng trước vẫn đang ổn định với mức tăng thấp.
Xét diễn biến giá cả của các nhóm hàng chính, việc tăng giá chủ yếu tập trung ở những nhóm hàng như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. Đây là những nhóm hàng tăng trên 1% do tác động chu kỳ của Tết.
Cá biệt, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,28% trong tháng 2, đóng góp 1,25% trong mức tăng 1,32% của chỉ số chung.
Cũng ảnh hưởng bởi Tết Nguyên đán khi các hãng vận tải được phép tăng giá vé vận chuyển hành khách lên đến 30%, chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,81% so với tháng trước.
Các nhóm hàng còn lại tăng nhẹ thể hiện nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm đồ dùng gia dụng mới dịp Tết giảm đáng kể qua góc nhìn từ diễn biến giá.
Đáng chú ý, nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục đóng vai trò là nhóm “bình ổn giá” khi giảm 0,03% so với tháng trước, do các hãng viễn thông đồng loạt khuyến mại giảm giá cước dịch vụ và các thiết bị điện thoại trong dịp Tết.
Không nằm trong rổ các mặt hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng tháng 2/2013 giảm 0,33% so với tháng trước, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,03%.
Xét trong khoảng 10 năm trở lại đây, lạm phát theo tháng trong tháng 2 này chỉ cao hơn cùng tháng của năm 2009, là năm có CPI tháng 2 tăng 1,17%, nhưng thấp hơn các năm còn lại.
Như vậy, so với cuối năm trước, CPI tháng 2/2013 đã tăng 2,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 7,02%.
Mức tăng thấp của CPI tháng này phản ánh rõ hơn sức mua của dân cư vẫn chưa được phục hồi mặc dù nhu cầu mua sắm vào dịp Tết Nguyên đán thường cao so với ngày thường.
Nhìn vào diễn biến trong các tháng gần đây, nếu loại bỏ phần tăng của tháng 1 năm 2013 do lực đẩy mạnh mẽ từ nhóm hàng dịch vụ y tế thì xu hướng giá so tháng trước vẫn đang ổn định với mức tăng thấp.
Xét diễn biến giá cả của các nhóm hàng chính, việc tăng giá chủ yếu tập trung ở những nhóm hàng như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác. Đây là những nhóm hàng tăng trên 1% do tác động chu kỳ của Tết.
Cá biệt, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,28% trong tháng 2, đóng góp 1,25% trong mức tăng 1,32% của chỉ số chung.
Cũng ảnh hưởng bởi Tết Nguyên đán khi các hãng vận tải được phép tăng giá vé vận chuyển hành khách lên đến 30%, chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,81% so với tháng trước.
Các nhóm hàng còn lại tăng nhẹ thể hiện nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm đồ dùng gia dụng mới dịp Tết giảm đáng kể qua góc nhìn từ diễn biến giá.
Đáng chú ý, nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục đóng vai trò là nhóm “bình ổn giá” khi giảm 0,03% so với tháng trước, do các hãng viễn thông đồng loạt khuyến mại giảm giá cước dịch vụ và các thiết bị điện thoại trong dịp Tết.
Không nằm trong rổ các mặt hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng tháng 2/2013 giảm 0,33% so với tháng trước, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,03%.