Việt kiều mua nhà: Không nhiều đột biến
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nhà đất, thị trường nhà ở cho Việt kiều tới đây sẽ không có nhiều đột biến
Việt kiều sẽ được đứng tên sở hữu bất động sản tại Việt Nam chính thức vào 1/9 tới theo hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai.
Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia nhà đất, thị trường nhà ở cho Việt kiều tới đây sẽ không có nhiều đột biến.
Giao dịch sang tên sẽ tăng mạnh
Thị trường nhà ở cho Việt kiều hiện không quá “sốt” như nhiều nhận định trước đó cho rằng nhà ở cho Việt kiều sẽ là kênh thu hút đầu tư và tạo xu thế nóng mới cho thị trường bất động sản trong nước.
Hai tháng trước đây, chị Lương được ủy quyền từ người bà con bên Đức tìm mua căn hộ chung cư tại một dự án trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.
Chị cho biết, người nhà bên Đức thấy thị trường nhà chung cư tại Hà Nội đang tăng giá nên gửi tiền về nước đầu tư. Từ đầu năm 2009 đến nay, nhà chị Lương được ủy quyền mua 5 căn hộ theo hình thức này.
Sắp tới khi chính sách mới cho phép Việt kiều được đứng tên trong các giao dịch mua bán nhà ở, chị sẽ sang tên cho người em của chị hiện đang làm việc ở nước ngoài, chị Lương cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản GTC, thành viên của Tập đoàn Tài chính và Thương mạị TSQ Finance Group cũng có quan điểm giống chị Lương. Ông Tám cho rằng, thời gian tới giao dịch sang tên sở hữu nhà từ người thân sang Việt kiều sẽ nhiều hơn những giao dịch về mua bán nhà.
Thực tế, nhà cho Việt kiều đã được mua bán giao dịch “ngầm” từ lâu. Việt kiều thường đầu tư dưới hình thức góp vốn, uỷ quyền mua hoặc đầu tư trực tiếp từ nước sở tại thông qua văn phòng đại diện của các công ty.
Trong hầu hết các phân khúc thị trường hấp dẫn đều có đồng vốn của kiều bào như thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhà biệt thự, chung cư.
Dự án Làng Việt kiều châu Âu là một ví dụ. Đây là dự án 100% vốn của Việt Kiều, được đánh giá là mô hình tiên phong của cộng đồng kiều bào đầu tư vào bất động sản do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Với vốn đầu tư 59 triệu USD, Làng Việt kiều châu Âu được khởi công xây dựng vào năm 2007, có tổng diện tích 12,85 ha, trong đó tổng diện tích nhà biệt thự 55.719 m2, tổng diện tích nhà liền kề 20.985 m2, tổng vườn hoa công cộng 16.940 m2, đường giao thông chiếm diện tích 34.853 m2.
Tại đây, có quần thể 257 biệt thự đơn lập, biệt thự song lập với diện tích 250 m2, 300 m2, 500 m2, 1.000 m2 với 45 mẫu khác nhau .
Dự án thứ hai đón làn sóng trên cũng do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư sau làng Việt kiều châu Âu TSQ là chung cư cao cấp làng Việt Kiều châu Âu Euro Land. Dự án được xây dựng trên diện tích đất hơn 8.200 m2 tại đô thị Mỗ Lao với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD.
Ông Tám cho biết, 35 - 40% số người đầu tư vào dự án Làng Việt kiều châu Âu là Việt kiều. Sở dĩ công ty kiểm soát được lượng khách gốc vì hầu hết người mua đều chưa giao dịch chuyển nhượng. Ông Tám cũng cho biết thêm, rất khó phân định Việt kiều mua nhà phục vụ nhu cầu thực hay đầu cơ vì đến nay dự án vẫn chưa xong, Việt kiều vẫn chưa vào ở.
Nhưng có một thực tế, cũng theo ông Tám, tại dự án Làng Việt kiều châu Âu, phần đông mua để ở vì Việt kiều rất quan tâm đến tiến độ của dự án. Dãy nhà có Việt kiều đầu tư thì thời điểm làm móng hầu hết nhà đầu tư đều đến tham dự, hoặc đề nghị chủ đầu tư chỉnh sửa lại một số chi tiết của ngôi nhà cho phù hợp với quan điểm phong thủy của người mua.
Trong khi đó, 60 - 70% số còn lại đầu tư vào dự án hiện nay đã phải mua hàng đợt hai. Nhiều căn hộ tại dự án trên giới đầu cơ trong nước đã sang tên đổi chủ nhiều lần với mức giá đã đội cao. Hiện giá chung cư ngoài thị trường được giao dịch trên dưới 1000 USD/m2 so với mức giá gốc 900 USD (đợt 1) và 920 USD (đợt 2); biệt thự có giá trên dưới 55 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản cho biết, thực tế giới đầu cơ đã nắm bắt nhanh sự thay đổi của chính sách. Họ đặt cọc mua hàng chục căn hộ chung cư, biệt thự tại những dự án đang là điểm ngắm của Việt kiều. Nhưng cùng với sự chững lại chung trên toàn thị trường, hiện dân đầu tư khá thất vọng vì sức mua của Việt kiều không ồ ạt như dự đoán.
Anh Lãm, một môi giới chuyên nghiệp cho rằng, giao dịch bất động sản một tháng gần đây đang chững lại và khó thành công hơn trước.
Cần thị trường thật
Nhận định về thị trường nhà ở cho Việt kiều thời gian tới, ông Tám cho biết, thị trường sẽ tăng thêm về giao dịch nhưng sẽ không nhiều đột biến khi chính sách bắt đầu có hiệu lực. Với một thị trường đã tồn tại từ lâu những giao dịch ngầm thì cần có thời gian để giới đầu tư nhận định về chính sách và xác định xu hướng thị trường.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn tin tưởng về lâu dài, thị trường nhà ở cho Việt kiều sẽ có sự tăng trưởng mạnh khi hệ thống pháp lý đã đi vào ổn định, tạo niềm tin cho giới làm ăn.
Một con số thống kê lượng hiều hối năm 2008 với mức 8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007. Khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài và 60% dự án do kiều bào triển khai hiệu quả. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường này và sẽ có nhiều dự án đón đầu xu hướng trên.
Hiện Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Toàn Cầu GTC, công ty con của TSQ Finance Group đang chuẩn bị xây dựng dự án TSQ Galaxy cũng nhắm đến đối tượng Việt kiều.
Dự án TSQ Galaxy gồm hai khu TSQ Galaxy 1 và TSQ Galaxy 2, nằm hai bên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài, khoảng cách từ dự án ra đường Láng Hòa Lạc là 2 km và ra Trung tâm Hội nghị Quốc gia khoảng 3 km.
Dự án gồm 5,1 ha nhà ở hỗn hợp cao 30 tầng hai bên mặt đường Lê Văn Lương mặt cắt 40m; 1,98ha nhà ở liên kế nằm ven sông Nhuệ; và các công trình xã hội như công trình công cộng, trường học, cây xanh, vườn hoa, bãi đỗ xe hiện đại...
Chủ đầu tư một khu đô thị có kiến trúc kiểu Pháp trên đường Lê Trọng Tấn kéo dài cho biết, dự án của ông cũng có nhiều Việt kiều tham gia đầu tư ngay từ đầu. Ông cho biết, Việt kiều thường chú ý vị trí và giá cả của bất động sản.
Còn ông Tám - bằng kinh nghiệm bán hàng tại dự án Làng Việt kiều châu Âu - lại cho rằng, làn sóng bán nhà ở cho Việt kiều sẽ khó ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà đất trong ngắn hạn. Không phải tiềm lực tài chính của Việt kiều nào cũng dồi dào, không phải kiều bào nào cũng đủ tiền để mua nhà vì giá nhà đất tại Việt Nam khá cao, chưa phải mức giá thật.
Thị trường nhà đất Việt Nam trồi sụt thất thường và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông là những yếu tố cản trở đồng vốn của kiều bào. Vì vậy nhiều khi Việt kiều về nước mua nhà còn dè dặt và chặt chẽ hơn cả nhà đầu tư trong nước, ông Tám cho biết.
Trên số liệu thống kê chính thức, Bộ Xây dựng cho biết, sau tám năm triển khai chủ trương cho Việt kiều mua nhà ở, chỉ có khoảng hơn 140 Việt kiều được mua nhà, chiếm chưa tới 0,2% so với nhu cầu.
Giới kinh doanh cho rằng, điểm chốt để để đẩy nhanh việc bán nhà cho Việt kiều là tính ổn định của hành lang pháp lý và sự ổn định về mặt thị trường, Việt kiều mua nhà sẽ yên tâm và biết được họ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi cơ bản khi mua nhà trong nước.
Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia nhà đất, thị trường nhà ở cho Việt kiều tới đây sẽ không có nhiều đột biến.
Giao dịch sang tên sẽ tăng mạnh
Thị trường nhà ở cho Việt kiều hiện không quá “sốt” như nhiều nhận định trước đó cho rằng nhà ở cho Việt kiều sẽ là kênh thu hút đầu tư và tạo xu thế nóng mới cho thị trường bất động sản trong nước.
Hai tháng trước đây, chị Lương được ủy quyền từ người bà con bên Đức tìm mua căn hộ chung cư tại một dự án trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.
Chị cho biết, người nhà bên Đức thấy thị trường nhà chung cư tại Hà Nội đang tăng giá nên gửi tiền về nước đầu tư. Từ đầu năm 2009 đến nay, nhà chị Lương được ủy quyền mua 5 căn hộ theo hình thức này.
Sắp tới khi chính sách mới cho phép Việt kiều được đứng tên trong các giao dịch mua bán nhà ở, chị sẽ sang tên cho người em của chị hiện đang làm việc ở nước ngoài, chị Lương cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản GTC, thành viên của Tập đoàn Tài chính và Thương mạị TSQ Finance Group cũng có quan điểm giống chị Lương. Ông Tám cho rằng, thời gian tới giao dịch sang tên sở hữu nhà từ người thân sang Việt kiều sẽ nhiều hơn những giao dịch về mua bán nhà.
Thực tế, nhà cho Việt kiều đã được mua bán giao dịch “ngầm” từ lâu. Việt kiều thường đầu tư dưới hình thức góp vốn, uỷ quyền mua hoặc đầu tư trực tiếp từ nước sở tại thông qua văn phòng đại diện của các công ty.
Trong hầu hết các phân khúc thị trường hấp dẫn đều có đồng vốn của kiều bào như thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhà biệt thự, chung cư.
Dự án Làng Việt kiều châu Âu là một ví dụ. Đây là dự án 100% vốn của Việt Kiều, được đánh giá là mô hình tiên phong của cộng đồng kiều bào đầu tư vào bất động sản do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Với vốn đầu tư 59 triệu USD, Làng Việt kiều châu Âu được khởi công xây dựng vào năm 2007, có tổng diện tích 12,85 ha, trong đó tổng diện tích nhà biệt thự 55.719 m2, tổng diện tích nhà liền kề 20.985 m2, tổng vườn hoa công cộng 16.940 m2, đường giao thông chiếm diện tích 34.853 m2.
Tại đây, có quần thể 257 biệt thự đơn lập, biệt thự song lập với diện tích 250 m2, 300 m2, 500 m2, 1.000 m2 với 45 mẫu khác nhau .
Dự án thứ hai đón làn sóng trên cũng do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư sau làng Việt kiều châu Âu TSQ là chung cư cao cấp làng Việt Kiều châu Âu Euro Land. Dự án được xây dựng trên diện tích đất hơn 8.200 m2 tại đô thị Mỗ Lao với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD.
Ông Tám cho biết, 35 - 40% số người đầu tư vào dự án Làng Việt kiều châu Âu là Việt kiều. Sở dĩ công ty kiểm soát được lượng khách gốc vì hầu hết người mua đều chưa giao dịch chuyển nhượng. Ông Tám cũng cho biết thêm, rất khó phân định Việt kiều mua nhà phục vụ nhu cầu thực hay đầu cơ vì đến nay dự án vẫn chưa xong, Việt kiều vẫn chưa vào ở.
Nhưng có một thực tế, cũng theo ông Tám, tại dự án Làng Việt kiều châu Âu, phần đông mua để ở vì Việt kiều rất quan tâm đến tiến độ của dự án. Dãy nhà có Việt kiều đầu tư thì thời điểm làm móng hầu hết nhà đầu tư đều đến tham dự, hoặc đề nghị chủ đầu tư chỉnh sửa lại một số chi tiết của ngôi nhà cho phù hợp với quan điểm phong thủy của người mua.
Trong khi đó, 60 - 70% số còn lại đầu tư vào dự án hiện nay đã phải mua hàng đợt hai. Nhiều căn hộ tại dự án trên giới đầu cơ trong nước đã sang tên đổi chủ nhiều lần với mức giá đã đội cao. Hiện giá chung cư ngoài thị trường được giao dịch trên dưới 1000 USD/m2 so với mức giá gốc 900 USD (đợt 1) và 920 USD (đợt 2); biệt thự có giá trên dưới 55 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.
Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản cho biết, thực tế giới đầu cơ đã nắm bắt nhanh sự thay đổi của chính sách. Họ đặt cọc mua hàng chục căn hộ chung cư, biệt thự tại những dự án đang là điểm ngắm của Việt kiều. Nhưng cùng với sự chững lại chung trên toàn thị trường, hiện dân đầu tư khá thất vọng vì sức mua của Việt kiều không ồ ạt như dự đoán.
Anh Lãm, một môi giới chuyên nghiệp cho rằng, giao dịch bất động sản một tháng gần đây đang chững lại và khó thành công hơn trước.
Cần thị trường thật
Nhận định về thị trường nhà ở cho Việt kiều thời gian tới, ông Tám cho biết, thị trường sẽ tăng thêm về giao dịch nhưng sẽ không nhiều đột biến khi chính sách bắt đầu có hiệu lực. Với một thị trường đã tồn tại từ lâu những giao dịch ngầm thì cần có thời gian để giới đầu tư nhận định về chính sách và xác định xu hướng thị trường.
Tuy vậy, giới đầu tư vẫn tin tưởng về lâu dài, thị trường nhà ở cho Việt kiều sẽ có sự tăng trưởng mạnh khi hệ thống pháp lý đã đi vào ổn định, tạo niềm tin cho giới làm ăn.
Một con số thống kê lượng hiều hối năm 2008 với mức 8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007. Khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài và 60% dự án do kiều bào triển khai hiệu quả. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường này và sẽ có nhiều dự án đón đầu xu hướng trên.
Hiện Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Toàn Cầu GTC, công ty con của TSQ Finance Group đang chuẩn bị xây dựng dự án TSQ Galaxy cũng nhắm đến đối tượng Việt kiều.
Dự án TSQ Galaxy gồm hai khu TSQ Galaxy 1 và TSQ Galaxy 2, nằm hai bên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài, khoảng cách từ dự án ra đường Láng Hòa Lạc là 2 km và ra Trung tâm Hội nghị Quốc gia khoảng 3 km.
Dự án gồm 5,1 ha nhà ở hỗn hợp cao 30 tầng hai bên mặt đường Lê Văn Lương mặt cắt 40m; 1,98ha nhà ở liên kế nằm ven sông Nhuệ; và các công trình xã hội như công trình công cộng, trường học, cây xanh, vườn hoa, bãi đỗ xe hiện đại...
Chủ đầu tư một khu đô thị có kiến trúc kiểu Pháp trên đường Lê Trọng Tấn kéo dài cho biết, dự án của ông cũng có nhiều Việt kiều tham gia đầu tư ngay từ đầu. Ông cho biết, Việt kiều thường chú ý vị trí và giá cả của bất động sản.
Còn ông Tám - bằng kinh nghiệm bán hàng tại dự án Làng Việt kiều châu Âu - lại cho rằng, làn sóng bán nhà ở cho Việt kiều sẽ khó ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà đất trong ngắn hạn. Không phải tiềm lực tài chính của Việt kiều nào cũng dồi dào, không phải kiều bào nào cũng đủ tiền để mua nhà vì giá nhà đất tại Việt Nam khá cao, chưa phải mức giá thật.
Thị trường nhà đất Việt Nam trồi sụt thất thường và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông là những yếu tố cản trở đồng vốn của kiều bào. Vì vậy nhiều khi Việt kiều về nước mua nhà còn dè dặt và chặt chẽ hơn cả nhà đầu tư trong nước, ông Tám cho biết.
Trên số liệu thống kê chính thức, Bộ Xây dựng cho biết, sau tám năm triển khai chủ trương cho Việt kiều mua nhà ở, chỉ có khoảng hơn 140 Việt kiều được mua nhà, chiếm chưa tới 0,2% so với nhu cầu.
Giới kinh doanh cho rằng, điểm chốt để để đẩy nhanh việc bán nhà cho Việt kiều là tính ổn định của hành lang pháp lý và sự ổn định về mặt thị trường, Việt kiều mua nhà sẽ yên tâm và biết được họ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi cơ bản khi mua nhà trong nước.