“Việt Nam là thiên đường cho khởi nghiệp”
Phó thủ tướng nói ông rất suy nghĩ khi nghe một ý kiến cho rằng chỉ có doanh nghiệp thất bại, chứ Chính phủ không bao giờ thất bại
"Ở trong nước có thể thấy bình thường, còn ở ngoài nhìn vào, có thể thấy Việt Nam là thiên đường cho khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, chiều 3/6.
Ông Huệ đã có mặt từ khi diễn đàn khai chưa khai mạc và ngồi lắng nghe toàn bộ các ý kiến, cho đến tận khi phát biểu kết thúc, vào lúc hơn 17h.
“Chính phủ không đi thay được”
Phó thủ tướng nhấn mạnh rằng, đây là một diễn đàn mà Chính phủ và cá nhân ông mong đợi.
Bởi trước đây, nhiều cuộc đôi thoại chính sách thường là doanh nghiệp gặp Chính phủ, bộ ngành, nói khó khăn, vướng mắc này, tháo gỡ kia. Đó cũng là đối thoại, nhưng điều mong muốn hơn cả là theo phương châm win - win, tất cả cùng thắng, Chính phủ và doanh nghiệp đều có lợi.
“Qua đối thoại chính sách để hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực quản trị quốc gia cũng như năng lực quản trị doanh nghiệp, đó mới là đích đến của chúng ta, chứ không chỉ ngồi nghe và giải quyết các vướng mắc”, Phó thủ tướng tâm đắc và nói thêm, cách đối thoại này được chuyên gia nước ngoài khuyến cáo nên phát huy.
Tại diễn đàn, có 10 chủ đề bao trùm 7 ngành và 3 lĩnh vực đã được bàn thảo, và điều khác với các diễn đàn khác được Phó thủ tướng nêu rõ, là đây đều là các vấn đề được nêu theo nhóm ngành, chứ không nêu vì cá nhân doanh nghiệp nào cả.
Thêm một lần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của sự phát triển, thông tin tiếp theo được ông Huệ đề cập là trong 5 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 30%, nhưng vốn đăng ký lại tăng tới 60%.
"Tổng vốn FDI Việt Nam thu hút trong 5 tháng là trên 10 tỷ USD, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước. Đây là những hiệu ứng tích cực từ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, kết quả tập trung cải thiện môi trường kinh doanh", Phó thủ tướng nói.
Chia sẻ rằng rất suy nghĩ khi nghe một ý kiến cho rằng chỉ có doanh nghiệp thất bại chứ Chính phủ không bao giờ thất bại, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ luôn muốn các doanh nghiệp thành công.
Tuy nhiên, "Chính phủ không bao giờ muốn doanh nghiệp thất bại, nhưng đã khởi nghiệp thì tất yếu có thành có bại". Sau nhận định này, Phó thủ tướng nhấn mạnh quan điểm là Nhà nước là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, thì có nên tập trung hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém hay không?
"Bởi, nếu doanh nghiệp nào không đi lên được bằng đôi chân của mình, mà bị sàng lọc, thì đó cũng là bình thường, Chính phủ không đi thay được", ông Huệ nói.
Tâm thế mới, áp lực mới
Trong ít phút được mời phát biểu, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nói, đây không phải là diễn đàn đầu tiên về kinh tế tư nhân. Nhưng khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở một tâm thế mới, đứng trước những áp lực mới, cũng như trước các vận hội mới.
"Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 lần đầu tiên đã chính thức xác định khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Và cũng lần đầu tiên trong văn kiện này đã nêu yêu cầu về việc thúc đẩy việc khởi nghiệp", ông Lộc phát biểu.
Vẫn theo Chủ tịch VCCI, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang đứng trước 3 làn sóng, một là làn sóng cải cách thể chế, thứ hai là làn sóng hội nhập để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có không gian và thị trường toàn cầu với điều kiện thuận lợi nhất. Và thứ ba là làn sóng của nền kinh tế số.
"Và tôi nghĩ tác động cộng hưởng của 3 làn sóng cải cách này sẽ tạo nên sức bật mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân trong thời gian tới", ông Lộc tin tưởng.
Người đứng đầu VCCI cũng cho rằng, doanh nhân không nên coi cải cách thể chế chỉ là việc của Chính phủ, mà phải tham gia tích cực vào quá trình này, song hành với Chính phủ.
Ông Huệ đã có mặt từ khi diễn đàn khai chưa khai mạc và ngồi lắng nghe toàn bộ các ý kiến, cho đến tận khi phát biểu kết thúc, vào lúc hơn 17h.
“Chính phủ không đi thay được”
Phó thủ tướng nhấn mạnh rằng, đây là một diễn đàn mà Chính phủ và cá nhân ông mong đợi.
Bởi trước đây, nhiều cuộc đôi thoại chính sách thường là doanh nghiệp gặp Chính phủ, bộ ngành, nói khó khăn, vướng mắc này, tháo gỡ kia. Đó cũng là đối thoại, nhưng điều mong muốn hơn cả là theo phương châm win - win, tất cả cùng thắng, Chính phủ và doanh nghiệp đều có lợi.
“Qua đối thoại chính sách để hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực quản trị quốc gia cũng như năng lực quản trị doanh nghiệp, đó mới là đích đến của chúng ta, chứ không chỉ ngồi nghe và giải quyết các vướng mắc”, Phó thủ tướng tâm đắc và nói thêm, cách đối thoại này được chuyên gia nước ngoài khuyến cáo nên phát huy.
Tại diễn đàn, có 10 chủ đề bao trùm 7 ngành và 3 lĩnh vực đã được bàn thảo, và điều khác với các diễn đàn khác được Phó thủ tướng nêu rõ, là đây đều là các vấn đề được nêu theo nhóm ngành, chứ không nêu vì cá nhân doanh nghiệp nào cả.
Thêm một lần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của sự phát triển, thông tin tiếp theo được ông Huệ đề cập là trong 5 tháng đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 30%, nhưng vốn đăng ký lại tăng tới 60%.
"Tổng vốn FDI Việt Nam thu hút trong 5 tháng là trên 10 tỷ USD, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước. Đây là những hiệu ứng tích cực từ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi, kết quả tập trung cải thiện môi trường kinh doanh", Phó thủ tướng nói.
Chia sẻ rằng rất suy nghĩ khi nghe một ý kiến cho rằng chỉ có doanh nghiệp thất bại chứ Chính phủ không bao giờ thất bại, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ luôn muốn các doanh nghiệp thành công.
Tuy nhiên, "Chính phủ không bao giờ muốn doanh nghiệp thất bại, nhưng đã khởi nghiệp thì tất yếu có thành có bại". Sau nhận định này, Phó thủ tướng nhấn mạnh quan điểm là Nhà nước là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, thì có nên tập trung hỗ trợ doanh nghiệp yếu kém hay không?
"Bởi, nếu doanh nghiệp nào không đi lên được bằng đôi chân của mình, mà bị sàng lọc, thì đó cũng là bình thường, Chính phủ không đi thay được", ông Huệ nói.
Tâm thế mới, áp lực mới
Trong ít phút được mời phát biểu, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nói, đây không phải là diễn đàn đầu tiên về kinh tế tư nhân. Nhưng khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đang đứng ở một tâm thế mới, đứng trước những áp lực mới, cũng như trước các vận hội mới.
"Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 lần đầu tiên đã chính thức xác định khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Và cũng lần đầu tiên trong văn kiện này đã nêu yêu cầu về việc thúc đẩy việc khởi nghiệp", ông Lộc phát biểu.
Vẫn theo Chủ tịch VCCI, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang đứng trước 3 làn sóng, một là làn sóng cải cách thể chế, thứ hai là làn sóng hội nhập để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có không gian và thị trường toàn cầu với điều kiện thuận lợi nhất. Và thứ ba là làn sóng của nền kinh tế số.
"Và tôi nghĩ tác động cộng hưởng của 3 làn sóng cải cách này sẽ tạo nên sức bật mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân trong thời gian tới", ông Lộc tin tưởng.
Người đứng đầu VCCI cũng cho rằng, doanh nhân không nên coi cải cách thể chế chỉ là việc của Chính phủ, mà phải tham gia tích cực vào quá trình này, song hành với Chính phủ.