Việt Nam và EU ký “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện”
Ngày 27/6, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện”
Sau khi ký tắt vào tháng 10/2010 và hoàn tất các công việc liên quan, hôm nay (27/6), Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA).
Hiệp định PCA, bao gồm 8 chương, 65 điều , là hiệp định khung điều chỉnh quan hệ Việt Nam - EU thay thế Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995, trong đó xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển thương mại - đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu...
So với trước đó, Hiệp định PCA lần này bổ sung nhiều lĩnh vực hợp tác mới, trong đó có khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, năng lượng, giao thông, quy hoạch đô thị, du lịch, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Văn kiện này được đánh giá là sẽ mở ra một “giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU”.
Được biết, EU hiện là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Việt Nam sau thị trường Mỹ. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên hơn 24 tỷ USD năm 2011.
Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU các loại máy móc thiết bị, tân dược, máy bay... Trong 10 năm gần đây, Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU với mức xuất siêu trung bình từ 3-5 tỷ USD, tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu.
Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2011, các nước EU có 1.687 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 32 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 13 tỷ USD.
EU cũng là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996 - 2011 là hơn 12 tỷ USD.
Hiệp định PCA, bao gồm 8 chương, 65 điều , là hiệp định khung điều chỉnh quan hệ Việt Nam - EU thay thế Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995, trong đó xác định khuôn khổ hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển thương mại - đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu...
So với trước đó, Hiệp định PCA lần này bổ sung nhiều lĩnh vực hợp tác mới, trong đó có khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, năng lượng, giao thông, quy hoạch đô thị, du lịch, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Văn kiện này được đánh giá là sẽ mở ra một “giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - EU”.
Được biết, EU hiện là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Việt Nam sau thị trường Mỹ. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên hơn 24 tỷ USD năm 2011.
Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU các loại máy móc thiết bị, tân dược, máy bay... Trong 10 năm gần đây, Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU với mức xuất siêu trung bình từ 3-5 tỷ USD, tương đương 50% kim ngạch xuất khẩu.
Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2011, các nước EU có 1.687 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 32 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 13 tỷ USD.
EU cũng là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996 - 2011 là hơn 12 tỷ USD.