Vietcombank cho vay 95% dự án tàu vỏ thép cho ngư dân
Dự án cho vay đầu tiên của Vietcombank tại Quảng Ngãi theo Nghị định 67 đã hoàn tất
Ngày 26/2/2016, Công ty đóng tàu Bạch Đằng phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) - chi nhánh Quảng Ngãi tổ chức lễ bàn giao tàu cá vỏ thép cho ngư dân Võ Văn Hân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đây là dự án tín dụng cho vay đầu tiên của Vietcombank Quảng Ngãi theo Nghị định 67 để đóng mới tàu cá vỏ thép đánh bắt xa bờ. Sau hơn 4 tháng thi công chiếc tàu đã hoàn tất, vượt tiến độ đề ra.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng cho vay 13,26 tỷ đồng (tương đương 95% chi phí đóng tàu và ngư lưới cụ); thời gian cho vay 11 năm, lãi suất 7%/năm (trong đó, ngư dân trả 1%, Nhà nước hỗ trợ 6%); tài sản thế chấp là chiếc tàu hình thành từ vốn vay.
Con tàu vừa bàn giao mang tên Biển Đông 01, số hiệu QNg - 90999, có công suất thiết kế 811 CV, chiều dài 27m, rộng 7,1m, cao 3,1m, trọng tải 214 tấn, được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và đầy đủ ngư lưới cụ, mới 100%, khoang lạnh của tàu có 4 hầm để ướp đá. Hải sản khai thác được bảo quản trong khoang lạnh bằng hình thức ướp đá lạnh và cách nhiệt bằng xốp - gỗ - composite.
Ngoài ra, tàu có máy rada, máy định vị kết hợp hải đồ điện tử tích hợp thiết bị nhận dạng và các trang thiết bị hiện đại công nghệ Nhật Bản khác.
Đây là chiếc tàu lưới rê vỏ thép đầu tiên và là chiếc tàu vỏ thép thứ 4 được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ tại Quảng Ngãi. Đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 18 tàu được vay vốn đóng mới theo Nghị định 67.
Tại buổi bàn giao, ông Võ Văn Hân cho biết sẽ xuất hành ra khơi chuyến đầu tiên trong vài ngày tới ở Hoàng Sa để phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của tổ quốc.
Tại lễ bàn giao, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nghị định 67 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, Vietcombank Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn, phối hợp nhịp nhàng với các bên có liên quan để giải ngân vốn vay kịp thời, giúp con tàu hoàn thành đúng tiến độ.
Đại diện Vietcombank Quảng Ngãi cũng cho biết, hiện chi nhánh này đang tiếp tục hướng dẫn hồ sơ cho các ngư dân Quảng Ngãi và các hợp tác xã khai thác thủy sản tiếp cận nguồn vốn, làm thủ tục vay sắp tới để đóng mới tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ.
Nghị định 67 của Chính phủ được ban hành ngày 7/7/2014 với một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành đánh bắt thủy sản, với định hướng dần thay đổi phương thức đánh bắt cũ, hình thành phương thức đánh bắt mới hiện đại, nâng cao giá trị thủy sản.
Nghị định 67 tập trung ở các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác thủy sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu; chính sách bảo hiểm thuyền viên. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín dụng hỗ trợ đóng tàu.
Theo quy định tại Nghị định 67, với tàu thép đóng mới có công suất máy chính từ 400-800CV, ngư dân sẽ chịu lãi suất 7%/năm nhưng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 5%/năm; với tàu vỏ thép đóng mới có công suất trên 800CV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tới 6%/năm; với tàu vỏ gỗ đóng mới, ngân sách nhà nước hỗ trợ 4% và 4% cũng là mức hỗ trợ đối với tàu vỏ gỗ đóng mới nhưng được gia cố bọc thép hoặc bọc vật liệu mới, nếu ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu cũng được hỗ trợ với lãi suất rất ưu đãi.
Đây là dự án tín dụng cho vay đầu tiên của Vietcombank Quảng Ngãi theo Nghị định 67 để đóng mới tàu cá vỏ thép đánh bắt xa bờ. Sau hơn 4 tháng thi công chiếc tàu đã hoàn tất, vượt tiến độ đề ra.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng cho vay 13,26 tỷ đồng (tương đương 95% chi phí đóng tàu và ngư lưới cụ); thời gian cho vay 11 năm, lãi suất 7%/năm (trong đó, ngư dân trả 1%, Nhà nước hỗ trợ 6%); tài sản thế chấp là chiếc tàu hình thành từ vốn vay.
Con tàu vừa bàn giao mang tên Biển Đông 01, số hiệu QNg - 90999, có công suất thiết kế 811 CV, chiều dài 27m, rộng 7,1m, cao 3,1m, trọng tải 214 tấn, được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và đầy đủ ngư lưới cụ, mới 100%, khoang lạnh của tàu có 4 hầm để ướp đá. Hải sản khai thác được bảo quản trong khoang lạnh bằng hình thức ướp đá lạnh và cách nhiệt bằng xốp - gỗ - composite.
Ngoài ra, tàu có máy rada, máy định vị kết hợp hải đồ điện tử tích hợp thiết bị nhận dạng và các trang thiết bị hiện đại công nghệ Nhật Bản khác.
Đây là chiếc tàu lưới rê vỏ thép đầu tiên và là chiếc tàu vỏ thép thứ 4 được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ tại Quảng Ngãi. Đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 18 tàu được vay vốn đóng mới theo Nghị định 67.
Tại buổi bàn giao, ông Võ Văn Hân cho biết sẽ xuất hành ra khơi chuyến đầu tiên trong vài ngày tới ở Hoàng Sa để phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu của tổ quốc.
Tại lễ bàn giao, ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nghị định 67 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, Vietcombank Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn, phối hợp nhịp nhàng với các bên có liên quan để giải ngân vốn vay kịp thời, giúp con tàu hoàn thành đúng tiến độ.
Đại diện Vietcombank Quảng Ngãi cũng cho biết, hiện chi nhánh này đang tiếp tục hướng dẫn hồ sơ cho các ngư dân Quảng Ngãi và các hợp tác xã khai thác thủy sản tiếp cận nguồn vốn, làm thủ tục vay sắp tới để đóng mới tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ.
Nghị định 67 của Chính phủ được ban hành ngày 7/7/2014 với một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành đánh bắt thủy sản, với định hướng dần thay đổi phương thức đánh bắt cũ, hình thành phương thức đánh bắt mới hiện đại, nâng cao giá trị thủy sản.
Nghị định 67 tập trung ở các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác thủy sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu; chính sách bảo hiểm thuyền viên. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín dụng hỗ trợ đóng tàu.
Theo quy định tại Nghị định 67, với tàu thép đóng mới có công suất máy chính từ 400-800CV, ngư dân sẽ chịu lãi suất 7%/năm nhưng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 5%/năm; với tàu vỏ thép đóng mới có công suất trên 800CV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tới 6%/năm; với tàu vỏ gỗ đóng mới, ngân sách nhà nước hỗ trợ 4% và 4% cũng là mức hỗ trợ đối với tàu vỏ gỗ đóng mới nhưng được gia cố bọc thép hoặc bọc vật liệu mới, nếu ngư dân vay vốn để nâng cấp tàu cũng được hỗ trợ với lãi suất rất ưu đãi.