Viettel áp dụng hai công nghệ mới cho 3G
Trước khi Viettel áp dụng hai công nghệ trên, dung lượng pin, tốc độ tải dữ liệu mạng 3G là vấn đề đau đầu
Đầu năm 2015, ngoài việc hoàn tất nâng cấp tốc độ mạng 3G lên 42 Mbps ở các trung tâm thành phố lớn trên cả nước, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) còn áp dụng hai công nghệ mới để nâng cao chất lượng 3G.
Công nghệ đầu tiên là kiểm soát đa sóng mang (Multi Carrier Control): giải pháp này vừa giúp tăng tốc độ tải về vừa giúp pin tiêu thụ ít.
Hiện công nghệ này đã áp dụng tại 15 tỉnh, thành phố và dự kiến sẽ làm tiếp cho các vùng còn lại trong quý 1/2015.
Công nghệ thứ hai là Enhanced DL/UL Discontinuous Transmission, giúp giảm tối đa thời gian thiết bị đầu cuối phải thực hiện các thủ tục trao đổi với mạng, nhờ đó giảm đáng kể lượng pin tiêu tốn.
Trước khi Viettel áp dụng hai công nghệ trên, dung lượng pin, tốc độ tải dữ liệu mạng 3G là vấn đề đau đầu với nhiều chuyên gia kỹ thuật. Việc máy đầu cuối phải thực hiện các trao đổi liên tục với mạng 3G là nguyên nhân khiến pin cho các thiết bị di động bị hao tổn rất nhanh.
Chưa hết, việc tăng tốc download cũng là một bài toán khó bởi với Internet di động, việc này không dễ dàng như mạng băng rộng cố định.
Tuy nhiên, nhờ việc thử nghiệm liên lạc và áp dụng những cách thức mới, hai công nghệ Multi Carrier Control và Enhanced DL/UL Discontinuous Transmission đã được thử nghiệm và đi vào thực tế thành công.
Tiếp sau việc áp dụng công nghệ mới cho mạng 3G, Viettel cũng thực hiện việc nâng cấp tốc độ 3G tối đa lên 42 Mbps tại trung tâm tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Sau khi được nâng cấp mạnh, tại trung tâm các tỉnh thành phố lớn, người dùng 3G có thể tải về một bài hát dung lượng 5 MB chỉ trong hơn một giây.
Viettel cho biết, nhờ có nâng cấp mạnh mẽ về chất lượng mạng 3G, ngoài việc tăng tốc độ truy cập Internet trên các thiết bị di động, lượng pin tiêu hao khi sử dụng 3G Viettel còn có thể giảm tới 20% so với thông thường.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, Viettel cũng công bố việc đầu tư bổ sung cho vùng phủ sóng 3G và lần đầu tiên mạng 3G đã được đầu tư vượt so với 2G.
Đến cuối năm 2014, số lượng trạm BTS 3G của Viettel đã đạt gần 30.000 chiếm hơn 50% tổng số lượng trạm BTS 3G tại Việt Nam.
Theo nguyên tắc, khi vùng phủ sóng hẹp, thiết bị khi bật 3G sẽ phải dò tìm sóng và nếu sóng 3G yếu, thiết bị phải dò lâu làm pin tiêu hao rất nhanh; nhưng với mạng 3G Viettel, vùng phủ sóng rộng sẽ hạn chế tối đa việc thiết bị đầu cuối phải sử dụng dịch vụ ở khu vực sóng yếu, nên giảm đáng kể lượng pin tiêu tốn.
Theo số liệu của Bộ Thông tin Truyền thông, cuối năm 2014, Việt Nam có tổng số 27,5 triệu thuê bao 3G; trong số đó, Viettel có 14 triệu, chiếm hơn 50% thị phần.
* Với Mobile Internet - dịch vụ 3G phổ biến nhất hiện nay, gói cước MIMAXSV dành cho sinh viên của Viettel có số người sử dụng lớn; với cước 50.000 đồng/tháng, người dùng được sử dụng 1,5 GB dữ liệu tốc độ cao, còn sau đó tốc độ sẽ giảm về mức thông thường nhưng không mất thêm chi phí. Gói cước đại chúng phổ biến là MIMAX với cước 70.000 đồng/tháng, người dùng được sử dụng dữ liệu 3G không giới hạn trong đó có 600 MB dữ liệu tốc độ cao.
Công nghệ đầu tiên là kiểm soát đa sóng mang (Multi Carrier Control): giải pháp này vừa giúp tăng tốc độ tải về vừa giúp pin tiêu thụ ít.
Hiện công nghệ này đã áp dụng tại 15 tỉnh, thành phố và dự kiến sẽ làm tiếp cho các vùng còn lại trong quý 1/2015.
Công nghệ thứ hai là Enhanced DL/UL Discontinuous Transmission, giúp giảm tối đa thời gian thiết bị đầu cuối phải thực hiện các thủ tục trao đổi với mạng, nhờ đó giảm đáng kể lượng pin tiêu tốn.
Trước khi Viettel áp dụng hai công nghệ trên, dung lượng pin, tốc độ tải dữ liệu mạng 3G là vấn đề đau đầu với nhiều chuyên gia kỹ thuật. Việc máy đầu cuối phải thực hiện các trao đổi liên tục với mạng 3G là nguyên nhân khiến pin cho các thiết bị di động bị hao tổn rất nhanh.
Chưa hết, việc tăng tốc download cũng là một bài toán khó bởi với Internet di động, việc này không dễ dàng như mạng băng rộng cố định.
Tuy nhiên, nhờ việc thử nghiệm liên lạc và áp dụng những cách thức mới, hai công nghệ Multi Carrier Control và Enhanced DL/UL Discontinuous Transmission đã được thử nghiệm và đi vào thực tế thành công.
Tiếp sau việc áp dụng công nghệ mới cho mạng 3G, Viettel cũng thực hiện việc nâng cấp tốc độ 3G tối đa lên 42 Mbps tại trung tâm tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Sau khi được nâng cấp mạnh, tại trung tâm các tỉnh thành phố lớn, người dùng 3G có thể tải về một bài hát dung lượng 5 MB chỉ trong hơn một giây.
Viettel cho biết, nhờ có nâng cấp mạnh mẽ về chất lượng mạng 3G, ngoài việc tăng tốc độ truy cập Internet trên các thiết bị di động, lượng pin tiêu hao khi sử dụng 3G Viettel còn có thể giảm tới 20% so với thông thường.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng, Viettel cũng công bố việc đầu tư bổ sung cho vùng phủ sóng 3G và lần đầu tiên mạng 3G đã được đầu tư vượt so với 2G.
Đến cuối năm 2014, số lượng trạm BTS 3G của Viettel đã đạt gần 30.000 chiếm hơn 50% tổng số lượng trạm BTS 3G tại Việt Nam.
Theo nguyên tắc, khi vùng phủ sóng hẹp, thiết bị khi bật 3G sẽ phải dò tìm sóng và nếu sóng 3G yếu, thiết bị phải dò lâu làm pin tiêu hao rất nhanh; nhưng với mạng 3G Viettel, vùng phủ sóng rộng sẽ hạn chế tối đa việc thiết bị đầu cuối phải sử dụng dịch vụ ở khu vực sóng yếu, nên giảm đáng kể lượng pin tiêu tốn.
Theo số liệu của Bộ Thông tin Truyền thông, cuối năm 2014, Việt Nam có tổng số 27,5 triệu thuê bao 3G; trong số đó, Viettel có 14 triệu, chiếm hơn 50% thị phần.
* Với Mobile Internet - dịch vụ 3G phổ biến nhất hiện nay, gói cước MIMAXSV dành cho sinh viên của Viettel có số người sử dụng lớn; với cước 50.000 đồng/tháng, người dùng được sử dụng 1,5 GB dữ liệu tốc độ cao, còn sau đó tốc độ sẽ giảm về mức thông thường nhưng không mất thêm chi phí. Gói cước đại chúng phổ biến là MIMAX với cước 70.000 đồng/tháng, người dùng được sử dụng dữ liệu 3G không giới hạn trong đó có 600 MB dữ liệu tốc độ cao.