"Vinahandcoop phải thanh lý hợp đồng với người lao động theo đúng luật"
Vụ 39 lao động sang Nga làm việc 13 tháng không lương vẫn chưa đi đến được thỏa thuận cuối cùng
"Vinahandcoop phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động theo những điều đã ký trong hợp đồng".
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định khi trả lời về vụ việc Công ty Vinahandcoop đưa 39 lao động sang Nga làm việc 13 tháng không lương và phải về nước trước hạn.
Theo ông Quỳnh, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khi đưa lao động sang cả năm không có lương thì phải chịu trách nhiệm với người lao động theo quy định của pháp luật, phải thực hiện việc thanh lý hợp đồng theo đúng những gì đã ký kết với người lao động.
Đối với trường hợp của Vinahandcoop, ông Quỳnh cho biết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt, đình chỉ ngừng hoạt động của công ty xuất khẩu lao động này trong vòng 6 tháng, đồng thời cũng đã có công văn yêu cầu công ty phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động theo những điều đã ký trong hợp đồng.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy tại buổi làm việc giữa công ty Vinahandcoop và 39 lao động ở Thái Nguyên, hai bên vẫn chưa đi đến được thỏa thuận cuối cùng.
Bà Nguyễn Thị Vinh, Giám đốc công ty Vinahandcoop cho rằng, sự việc xảy ra là do khách quan, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp sở tại thiếu việc làm đã dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm.
Tình hình chung đó ảnh hưởng không chỉ đến các lao động mà chính bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, bà Vinh đã đưa ra mức thanh lý 15 triệu đồng cho mỗi lao động.
Tuy nhiên, 39 lao động của Thái Nguyên đã không đồng ý với mức thanh lý hợp đồng mà doanh nghiệp đưa ra. Họ cho rằng, để đi sang Nga làm việc, họ đã phải bỏ ra chi phí gần 3.000 USD/người.
“Đấy là chưa kể đến chuyện chúng tôi phải sống “dặt dẹo” và làm việc không lương trong vòng 13 tháng”, một lao động bức xúc.
Tất cả các lao động đều yêu cầu doanh nghiệp thanh lý hợp đồng cho họ ít nhất phải là 13 tháng lương như đã ký kết trong hợp đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định khi trả lời về vụ việc Công ty Vinahandcoop đưa 39 lao động sang Nga làm việc 13 tháng không lương và phải về nước trước hạn.
Theo ông Quỳnh, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khi đưa lao động sang cả năm không có lương thì phải chịu trách nhiệm với người lao động theo quy định của pháp luật, phải thực hiện việc thanh lý hợp đồng theo đúng những gì đã ký kết với người lao động.
Đối với trường hợp của Vinahandcoop, ông Quỳnh cho biết, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt, đình chỉ ngừng hoạt động của công ty xuất khẩu lao động này trong vòng 6 tháng, đồng thời cũng đã có công văn yêu cầu công ty phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động theo những điều đã ký trong hợp đồng.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của VnEconomy tại buổi làm việc giữa công ty Vinahandcoop và 39 lao động ở Thái Nguyên, hai bên vẫn chưa đi đến được thỏa thuận cuối cùng.
Bà Nguyễn Thị Vinh, Giám đốc công ty Vinahandcoop cho rằng, sự việc xảy ra là do khách quan, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp sở tại thiếu việc làm đã dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm.
Tình hình chung đó ảnh hưởng không chỉ đến các lao động mà chính bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, bà Vinh đã đưa ra mức thanh lý 15 triệu đồng cho mỗi lao động.
Tuy nhiên, 39 lao động của Thái Nguyên đã không đồng ý với mức thanh lý hợp đồng mà doanh nghiệp đưa ra. Họ cho rằng, để đi sang Nga làm việc, họ đã phải bỏ ra chi phí gần 3.000 USD/người.
“Đấy là chưa kể đến chuyện chúng tôi phải sống “dặt dẹo” và làm việc không lương trong vòng 13 tháng”, một lao động bức xúc.
Tất cả các lao động đều yêu cầu doanh nghiệp thanh lý hợp đồng cho họ ít nhất phải là 13 tháng lương như đã ký kết trong hợp đồng.