Vincom kiện Vincon: Chính thức có… tiền lệ
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon (Vincon) làm thủ tục đổi tên
Phòng Đăng ký kinh doanh số 2, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ra Thông báo số 02/TP-ĐKKD2, yêu cầu Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon (Vincon) làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp.
Với quyết định này, vụ việc Công ty Cổ phần Vincom (Vincom) kiện Vincon với lý do đơn vị này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và tên thương mại của Vincom đã chính thức trở thành một… tiền lệ trong vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Theo thông báo trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng căn cứ theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ.
Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì phải đăng ký đổi tên. Vì vậy, Vincon phải làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn hai tháng kể từ khi ra thông báo.
Trong khi đó, ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ được Thông tấn xã Việt Nam trích lời nói rằng Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có điều khoản quy định xử lý trường hợp này và bên vi phạm phải đổi tên miền để tránh gây nhầm lẫn.
Cho dù chưa có thông tin chính thức từ Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, song với thông báo nói trên của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, cộng với phản ứng yếu ớt của Vincon trong thời gian qua, xem như vụ Vincom - Vincon đã ngã ngũ.
Cách đây hơn hai tháng, vào ngày 23/11/2010, Vincom công bố khởi kiện Vincon vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của Vincom lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hai tuần sau, ngày 9/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức có kết luận về vụ việc, đồng thời ban hành quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt hành chính Vincon với mức phạt là 14 triệu đồng, và buộc Vincon loại bỏ yếu tố vi phạm trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên- Huế.
Hơn một tháng sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ có quyết định, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo nói trên.
Điều này đưa lại một cảm nhận là dường như các vi phạm về sở hữu trí tuệ sẽ được xử lý mạnh mẽ và gắt gao trong thời gian tới. Vào tháng 9/2010, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011, theo đó Việt Nam xếp thứ 109 trong số 139 nền kinh tế trong vấn đề sở hữu trí tuệ.
Như VnEconomy từng đề cập, bối cảnh chung của tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung ở Việt Nam là không đơn giản. Và xét riêng trong vấn đề doanh nghiệp trùng tên hiện cũng hết sức phức tạp.
Khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ghi nhận có đến 600 trường hợp doanh nghiệp ở hai tỉnh này trùng tên nhau. Cho đến nay, đây vẫn là vấn đề chưa được giải quyết và nhiều doanh nghiệp trùng tên vẫn đang song song tồn tại trên địa bàn thành phố Hà Nội (mới).
Sự việc sẽ càng phức tạp hơn khi mà địa bàn dùng để so sánh, trong trường hợp vụ việc Vincom - Vincon, có cả Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, những địa phương khá xa Hà Nội về mặt địa lý.
Trong bối cảnh đó, bản thân Thông báo số 02/TP-ĐKKD2 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng sẽ trở thành một… “tiền lệ”cho các vụ kiện tụng khác trong tương lai. Trước đó, đăng ký kinh doanh của Vincon cũng đã được cấp bởi chính Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Với quyết định này, vụ việc Công ty Cổ phần Vincom (Vincom) kiện Vincon với lý do đơn vị này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu và tên thương mại của Vincom đã chính thức trở thành một… tiền lệ trong vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Theo thông báo trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng căn cứ theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ.
Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì phải đăng ký đổi tên. Vì vậy, Vincon phải làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn hai tháng kể từ khi ra thông báo.
Trong khi đó, ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ được Thông tấn xã Việt Nam trích lời nói rằng Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có điều khoản quy định xử lý trường hợp này và bên vi phạm phải đổi tên miền để tránh gây nhầm lẫn.
Cho dù chưa có thông tin chính thức từ Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, song với thông báo nói trên của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, cộng với phản ứng yếu ớt của Vincon trong thời gian qua, xem như vụ Vincom - Vincon đã ngã ngũ.
Cách đây hơn hai tháng, vào ngày 23/11/2010, Vincom công bố khởi kiện Vincon vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của Vincom lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hai tuần sau, ngày 9/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức có kết luận về vụ việc, đồng thời ban hành quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt hành chính Vincon với mức phạt là 14 triệu đồng, và buộc Vincon loại bỏ yếu tố vi phạm trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên- Huế.
Hơn một tháng sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ có quyết định, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã ra thông báo nói trên.
Điều này đưa lại một cảm nhận là dường như các vi phạm về sở hữu trí tuệ sẽ được xử lý mạnh mẽ và gắt gao trong thời gian tới. Vào tháng 9/2010, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011, theo đó Việt Nam xếp thứ 109 trong số 139 nền kinh tế trong vấn đề sở hữu trí tuệ.
Như VnEconomy từng đề cập, bối cảnh chung của tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung ở Việt Nam là không đơn giản. Và xét riêng trong vấn đề doanh nghiệp trùng tên hiện cũng hết sức phức tạp.
Khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ghi nhận có đến 600 trường hợp doanh nghiệp ở hai tỉnh này trùng tên nhau. Cho đến nay, đây vẫn là vấn đề chưa được giải quyết và nhiều doanh nghiệp trùng tên vẫn đang song song tồn tại trên địa bàn thành phố Hà Nội (mới).
Sự việc sẽ càng phức tạp hơn khi mà địa bàn dùng để so sánh, trong trường hợp vụ việc Vincom - Vincon, có cả Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, những địa phương khá xa Hà Nội về mặt địa lý.
Trong bối cảnh đó, bản thân Thông báo số 02/TP-ĐKKD2 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng sẽ trở thành một… “tiền lệ”cho các vụ kiện tụng khác trong tương lai. Trước đó, đăng ký kinh doanh của Vincon cũng đã được cấp bởi chính Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.