VNSTeel muốn chuyển nhượng hết vốn tại công ty liên kết
VNSTeel sẽ chuyển nhượng toàn bộ 2.206.000 cp TRT nắm giữ, tương ứng 20,05% vốn, với giá chào bán khởi điểm 57.358 đồng/cp.
Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP - VNSteel (mã TVN-UPCoM) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng toàn bộ 20,05% vốn công ty liên kết CTCP RedstarCera (mã TRT-UPCoM).
Cụ thể, VNSTeel sẽ chuyển nhượng toàn bộ 2.206.000 cp TRT nắm giữ, tương ứng 20,05% vốn, với giá chào bán khởi điểm 57.358 đồng/cp.
Tính đến ngày 30/6/2024, giá trị phần vốn góp thực tế của TVN là gần 27,703 tỷ đồng. Nếu thành công, Tổng Công ty dự kiến thu về hơn 126,5 tỷ đồng, ước lãi hơn 98,9 tỷ đồng.
VNSTeel cho biết sẽ thông báo giao dịch cổ phiếu TRT lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau đó, Công ty đặt lệnh thực hiện giao dịch và sẽ báo cáo kết quả giao dịch tới các cơ quan có liên quan.
Tính đến ngày 15/03/2024, RedstarCera có 6 cổ đông lớn nắm giữ 91,96% vốn tại TRT: gồm Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Ngọc sở hữu 36.808..080.000 cp, chiếm 33.46% vốn TRT; VNSteel nắm giữ 22.060.000.000 cp, chiếm 20.05%; Đặng Việt Phương Anh nắm giữ 14.784.920.000 cp, chiếm 13.44%; ông Đặng Việt Dũng nắm giữ 12.142.960.000 cp, chiếm 11.95%; bà Nguyễn Thị Thanh Hải nắm giữ 8.452.360.000 cp, chiếm 7.68% và ông Đặng Văn Việt nắm giữ 5.895.460 cp, chiếm 5,36%.
Trước đó, ngày 19/8/2022, VNSteel đã thông báo muốn thoái vốn góp tại RedstarCera với giá khởi điểm chuyển nhượng là 30.262 đồng/cp nhưng kết quả không thành.
Theo dữ liệu trên HNX, công ty chưa có báo cáo tài chính các quý 1,2,3/2024 mà chỉ có báo cáo thường niên 2023 với doanh thu thuần đạt 510,7 tỷ đồng, giảm 25,5% so với cùng (675,9 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế lỗ gần 34 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do hoạt động SXKD trong năm gặp rất nhiều khó khăn về tình hình thị trường: nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh so với các năm trước chỉ đạt 70% so với các năm trước, lượng tồn kho tăng cao, phải giảm giá bán và sản xuất gián đoạn,.. .các chỉ tiêu chính (Sản lượng, doanh thu, thu nhập của người lao động...) đều giảm từ 25 - 30% so với kế hoạch và năm trước;
Đồng thời, giá nguyên nhiên liệu, vật tư chính và lãi xuất tín dụng tuy ổn định (than, men, điện...), song ở mức cao; giá nguyên liệu thô tiếp tục tăng do chính sách thắt chặt trong khai thác tài nguyên khoáng sản của Chính phủ. Giá bán các chủng loại sản phẩm đều giảm từ 7 ~ 10%.
Các Nhà sản xuất đều phải dừng sản xuất, cắt giảm trên 35% năng lực, song vẫn liên tục giảm giá nhằm đẩy hàng tồn kho,.. .công ty đã phải dừng sản xuất luân phiên các dây chuyền, cắt giảm trên 30% sản lượng, thúc đẩy tiêu thụ, song tồn kho nhiều tháng năm 2023 vẫn ở mức cao, cùng với việc bị cắt điện luân phiên đã gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Chốt phiên giao dịch ngày 8/11, thị giá TRT giao dịch ở mức 13.000 đồng/cp, tăng hơn 2,8 lần so với hồi đầu tháng 8.
Được biết TRT có trụ sở chính đặt tại Hải Dương, vốn điều lệ là 110 tỷ đồng, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất gạch ốp, lát, khai thác, chế biến đất sét phục vụ SXKD, kinh doanh bất động sản.