Vụ cá chết: Chuyên gia quốc tế vào cuộc
Chuyên gia quốc tế cho rằng, nếu đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương, sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt
Ngày 2/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc đầu tiên với các nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ, Israel và các nhà khoa học trong nước trong nỗ lực tìm ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Sau khi nghe Bộ trưởng Trần Hồng Hà và đại diện Tổng cục Môi trường thông báo ngắn gọn tình hình sự cố hải sản chết bất thường tại bốn tỉnh miền trung, các chuyên gia quốc tế về hải dương học, địa chất, môi trường khẳng định sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân của việc có hay không sự cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng hải sản chết bất thường hàng loạt này.
Các chuyên gia cũng mong muốn phía Việt Nam tập trung vào những thông tin của hệ thống cảnh báo trước, trong và sau hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua.
GS. Roberto Mayerle, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Đại học Kiel của Đức, cho hay sau khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đoàn sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý, đoàn sẽ đưa thêm chuyên gia, mang thêm các trang thiết bị để giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân sự cố vừa qua.
“Nếu chúng ta đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương, chúng tôi tin sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân sự cố”, ông Roberto nói.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ chủ trì công tác nghiên cứu khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa qua.
Ông mong muốn các nhà khoa học quốc tế tích cực hợp tác, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân sự cố hải sản chết bất thường này cũng như lâu dài trong công tác bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn và tạo điều kiện để các nhà khoa học nước ngoài tham gia luôn vào việc đánh giá hoạt động của các nhà máy đang xả trực tiếp ra biển vịnh Vũng Áng; tham gia khảo sát quan trắc chất lượng nước biển khu vực này.
Chúng tôi sẽ cùng các nhà khoa học rà soát lại toàn bộ hệ thống quan trắc bờ biển để xác định các công việc cần thiết trong thời gian tới nhằm tăng cường năng lực, bảo đảm ứng phó nhanh với các sự cố môi trường biển có thể xảy ra”, ông Hà nói.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó có mời các nhà khoa học quốc tế để tìm nguyên nhân cá chết, bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5/2016 và duy trì đến khi kết thúc công tác kiểm tra này.
Liên quan đến việc đánh giá chất lượng môi trường nước biển, ngày 2/5, sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép.
Phân tích từ 9 đến 16 chỉ số mẫu nước biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Tổng cục Môi trường đánh giá tất cả nằm trong giới hạn cho phép.
Trong chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 3/5, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải khẩn trương vào để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vừa qua. Nếu phát hiện sai phạm phaỉ xử lý nghiêm, không phân biệt bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Sau khi nghe Bộ trưởng Trần Hồng Hà và đại diện Tổng cục Môi trường thông báo ngắn gọn tình hình sự cố hải sản chết bất thường tại bốn tỉnh miền trung, các chuyên gia quốc tế về hải dương học, địa chất, môi trường khẳng định sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân của việc có hay không sự cố ô nhiễm môi trường dẫn đến hiện tượng hải sản chết bất thường hàng loạt này.
Các chuyên gia cũng mong muốn phía Việt Nam tập trung vào những thông tin của hệ thống cảnh báo trước, trong và sau hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua.
GS. Roberto Mayerle, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Đại học Kiel của Đức, cho hay sau khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đoàn sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý, đoàn sẽ đưa thêm chuyên gia, mang thêm các trang thiết bị để giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân sự cố vừa qua.
“Nếu chúng ta đi đúng hướng và làm việc với tinh thần khẩn trương, chúng tôi tin sẽ cùng với các nhà khoa học Việt Nam sớm tìm ra nguyên nhân sự cố”, ông Roberto nói.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ chủ trì công tác nghiên cứu khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt vừa qua.
Ông mong muốn các nhà khoa học quốc tế tích cực hợp tác, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc điều tra, xác định nguyên nhân sự cố hải sản chết bất thường này cũng như lâu dài trong công tác bảo vệ môi trường biển Việt Nam.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn và tạo điều kiện để các nhà khoa học nước ngoài tham gia luôn vào việc đánh giá hoạt động của các nhà máy đang xả trực tiếp ra biển vịnh Vũng Áng; tham gia khảo sát quan trắc chất lượng nước biển khu vực này.
Chúng tôi sẽ cùng các nhà khoa học rà soát lại toàn bộ hệ thống quan trắc bờ biển để xác định các công việc cần thiết trong thời gian tới nhằm tăng cường năng lực, bảo đảm ứng phó nhanh với các sự cố môi trường biển có thể xảy ra”, ông Hà nói.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó có mời các nhà khoa học quốc tế để tìm nguyên nhân cá chết, bắt đầu hoạt động từ ngày 5/5/2016 và duy trì đến khi kết thúc công tác kiểm tra này.
Liên quan đến việc đánh giá chất lượng môi trường nước biển, ngày 2/5, sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép.
Phân tích từ 9 đến 16 chỉ số mẫu nước biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Tổng cục Môi trường đánh giá tất cả nằm trong giới hạn cho phép.
Trong chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 3/5, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải khẩn trương vào để tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt vừa qua. Nếu phát hiện sai phạm phaỉ xử lý nghiêm, không phân biệt bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.