Vụ Huyền Như: “Đến Tề Thiên Đại Thánh cũng bó tay!”
“Nếu cứ thật thật, giả giả như thế này, đến Tề Thiên Đại Thánh cũng bó tay!”
Tiếp tục phần đối đáp, cả ngày 21/1/2014, Hội đồng Xét xử dành thời gian cho các luật sư trình bày quan điểm trước nội dung phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát.
“Tiền của quý khách” thành “tiền của doanh nghiệp”
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho công ty An Lộc cho rằng Viện Kiểm sát đồng nhất giữa An Lộc và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, trong khi đó An Lộc là không thuộc trường hợp bị sập bẫy của Huyền Như như những người bị hại khác. Vấn đề xác định quyền sở hữu hợp pháp giữa Vietinbank và An Lộc sau khi tiền chuyển vào tài khoản của Vietinbank thuộc trách nhiệm quản lý của Vietinbank.
Luật sư cho rằng dường như đại diện Viện Kiểm sát không theo sát phiên tòa, không ghi nhận việc đại diện Vietinbank thừa nhận sẽ chịu trách nhiệm đối với các giao dịch có thật và hợp pháp trong phần đối đáp của mình. Khi giao dịch, với tư cách là khách hàng, An Lộc không có nghĩa vụ phải tìm hiểu người đại diện pháp luật là ai, vốn pháp định bao nhiêu, mà chỉ cần biết giao dịch thực hiện các thủ tục hợp pháp với ngân hàng.
Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ cho Navibank tranh luận về ý kiến của Viện Kiểm sát cho rằng các bị hại đã giao dịch “ngoài trụ sở” của Vietinbank là một quan điểm không đúng, vì trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ hiện nay, các ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để huy động tiền gửi, kể cả tiếp thị tận nhà khách hàng. Navibank khi giao dịch với Vietinbank thông qua Huyền Như đã tin vào tư cách con người thật của Như là cán bộ thuộc Vietinbank một cách có căn cứ.
“Navibank nếu có nhầm, thì chính là đã nhầm khi gửi tiền và tin cậy vào Vietinbank”, luật sư Đức nói.
Nếu đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, khách hàng có lỗi khi thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nhưng trong vụ việc của Navibank, chỉ có 1/4 trong số tiền 200 tỷ đồng bị Như chuyển từ tài khoản tiền gửi sang tiền gửi tiết kiệm để rút ra chiếm đoạt, còn lại 3/4 trong tài khoản của Navibank, Vietinbank không phải chịu trách nhiệm hay sao?
Ông nêu một chi tiết, trước đây trang web của Vietinbank (mục doanh nghiệp) nói về lợi ích đầu tiên trong số 10 lợi ích của dịch vụ tài khoản là: “Tiền của quý khách được Vietinbank quản lý an toàn, chính xác và bảo mật” chứng tỏ, ngay trong chủ trương của Vietinbank cũng khẳng định rằng ngân hàng này đang quản lý số dư, quản lý tài khoản của khách hàng.
Tuy nhiên, theo luật sư Đức, ngay trong thời gian tranh tụng, Vietinbank đã thay đổi nội dung trên Web, cắt bỏ cụm từ “quản lý”, “chính xác” và thay cụm từ “tiền của quý khách” thành “tiền của doanh nghiệp”.
Nguyên văn phần sửa đổi này được thay bằng cụm từ: “Tiền của doanh nghiệp được an toàn, bảo mật”. Theo luật sư, phải chăng với sự thay đổi này, từ nay Vietinbank không còn chịu trách nhiệm quản lý tài sản của khách hàng và không bảo đảm tính chính xác của số dư tài khoản nữa?
“Sự thật vẫn là sự thật"
Luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ cho Saigonbank-Berjaya (SBBS) cho rằng đại diện Viện Kiểm sát không tách ra đối đáp riêng, nhưng dựa trên nền tảng lập luận là lãnh đạo SBBS ham lãi suất cao và khi gửi tiền vào Vietinbank đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý tài khoản.
Tranh luận, đối đáp là hoạt động chứng minh, nên phải dựa vào chứng cứ trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan. Điều luật sư quan tâm là yêu cầu buộc trách nhiệm dân sự của Vietinbank đối với SBBS, trong khi đại diện Viện Kiểm sát không chứng minh được SBBS thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài khoản như thế nào? Có phải quản lý có nghĩa là hàng ngày phải đến để kiểm tra số dư tài khoản? Trong khi đó, luật sư của SBBS đã chứng minh rõ Vietinbank vi phạm khoản 2 điều 12 Quyết định 1284.
Ông khẳng định không thể có chuyện khách hàng thiếu trách nhiệm trong quản lý số dư tài khoản được vì đây là trách nhiệm của ngân hàng. Đại diện Viện Kiểm sát lập luận hành vi của Huyền Như nhắm đến SBBS để lừa đảo, nhưng luật sư phản bác, cho rằng khi thực hiện giao dịch, Huyền Như nhân danh Vietinbank, tiền đã gửi vào tài khoản. Vietinbank phải có trách nhiệm quản lý nhân viên của mình, để cho Như rút tiền từ tài khoản thuộc trách nhiệm quản lý của Vietinbank.
Luật sư Lưu Văn Tám bảo vệ cho ACB tỏ ra thông cảm với hai vị đại diện Viện Kiểm sát phải đảm đương trách nhiệm và khối lượng công việc rất lớn, phải đối đáp với tranh luận của hàng chục luật sư. Tuy nhiên, nội dung đối đáp của Viện Kiểm sát không đầy đủ, không toàn diện, chỉ lập lại bản luận tội, không cập nhật diễn biến tại phiên tòa.
Phản bác quan điểm của Viện Kiểm sát cho rằng các hợp đồng tiền gửi của các cá nhân ACB chỉ thật với ACB còn giả với Vietinbank (?), luật sư cho rằng vậy liệu hai vị phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Tp.HCM là Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương đứng tên ký và con dấu chi nhánh đóng trên 32 hợp đồng tiền gửi không phải là thật?
Ông châm biếm: “Nếu cứ thật thật, giả giả như thế này, đến Tề Thiên Đại Thánh cũng bó tay!”.
Đặc biệt, luật sư Tám cho rằng, tình tiết mới do đại diện ACB công bố tại Tòa ngày 17/1/2014 về ông Phạm Công Hoàng - một cá nhân được ACB ủy thác đứng tên - bỗng nhận được thông báo yêu cầu xác nhận số dư tài khoản còn 950 triệu đồng tại Vietinbank chưa được đại diện Viện Kiểm sát đánh giá.
Ông nhấn mạnh, trong khi người đứng đầu Vietinbank đang cố “giấu đầu” thì Phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Tp.HCM lại “hở đuôi” với việc phát hành bằng chứng này để ACB có cơ hội chứng minh tại phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Huy Dụ bảo vệ cho 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên đã không đồng tình với phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát và luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank. Hồ sơ vụ án thể hiện, không có tài liệu nào thể hiện Huyền Như nhận tiền gửi với tư cách cá nhân, mà chỉ có các sao kê phản ánh chính Vietinbank nhận các khoản tiền gửi của 3 công ty.
Ông nói: “Sự thật vẫn là sự thật. Không thể nói như ai đó, thân chủ của tôi không làm hết trách nhiệm trong việc quản lý tài khoản để chối bỏ trách nhiệm của Vietinbank được”.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đã trình bày ý kiến phát biểu bổ sung trong phần đối đáp với đại diện Viện Kiểm sát. Đáng lưu ý, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank hoàn toàn không tham gia phần đối đáp, mặc dù nhiều luật sư đề cập đến trách nhiệm dân sự của Vietinbank trước những thiệt hại của những người bị hại.
Cuối buổi chiều, để tạo điều kiện cho các luật sư Hà Nội do phải tham dự phiên tòa dài ngày, Hội đồng Xét xử đã đề nghị và đại diện Viện Kiểm sát đã phát biểu tranh luận trở lại đối với các luật sư này, đồng thời bảo lưu quan điểm đã kết luận đối với một số bị cáo và các đơn vị là nguyên đơn dân sự.
“Tiền của quý khách” thành “tiền của doanh nghiệp”
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho công ty An Lộc cho rằng Viện Kiểm sát đồng nhất giữa An Lộc và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, trong khi đó An Lộc là không thuộc trường hợp bị sập bẫy của Huyền Như như những người bị hại khác. Vấn đề xác định quyền sở hữu hợp pháp giữa Vietinbank và An Lộc sau khi tiền chuyển vào tài khoản của Vietinbank thuộc trách nhiệm quản lý của Vietinbank.
Luật sư cho rằng dường như đại diện Viện Kiểm sát không theo sát phiên tòa, không ghi nhận việc đại diện Vietinbank thừa nhận sẽ chịu trách nhiệm đối với các giao dịch có thật và hợp pháp trong phần đối đáp của mình. Khi giao dịch, với tư cách là khách hàng, An Lộc không có nghĩa vụ phải tìm hiểu người đại diện pháp luật là ai, vốn pháp định bao nhiêu, mà chỉ cần biết giao dịch thực hiện các thủ tục hợp pháp với ngân hàng.
Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ cho Navibank tranh luận về ý kiến của Viện Kiểm sát cho rằng các bị hại đã giao dịch “ngoài trụ sở” của Vietinbank là một quan điểm không đúng, vì trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tiền tệ hiện nay, các ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để huy động tiền gửi, kể cả tiếp thị tận nhà khách hàng. Navibank khi giao dịch với Vietinbank thông qua Huyền Như đã tin vào tư cách con người thật của Như là cán bộ thuộc Vietinbank một cách có căn cứ.
“Navibank nếu có nhầm, thì chính là đã nhầm khi gửi tiền và tin cậy vào Vietinbank”, luật sư Đức nói.
Nếu đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, khách hàng có lỗi khi thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nhưng trong vụ việc của Navibank, chỉ có 1/4 trong số tiền 200 tỷ đồng bị Như chuyển từ tài khoản tiền gửi sang tiền gửi tiết kiệm để rút ra chiếm đoạt, còn lại 3/4 trong tài khoản của Navibank, Vietinbank không phải chịu trách nhiệm hay sao?
Ông nêu một chi tiết, trước đây trang web của Vietinbank (mục doanh nghiệp) nói về lợi ích đầu tiên trong số 10 lợi ích của dịch vụ tài khoản là: “Tiền của quý khách được Vietinbank quản lý an toàn, chính xác và bảo mật” chứng tỏ, ngay trong chủ trương của Vietinbank cũng khẳng định rằng ngân hàng này đang quản lý số dư, quản lý tài khoản của khách hàng.
Tuy nhiên, theo luật sư Đức, ngay trong thời gian tranh tụng, Vietinbank đã thay đổi nội dung trên Web, cắt bỏ cụm từ “quản lý”, “chính xác” và thay cụm từ “tiền của quý khách” thành “tiền của doanh nghiệp”.
Nguyên văn phần sửa đổi này được thay bằng cụm từ: “Tiền của doanh nghiệp được an toàn, bảo mật”. Theo luật sư, phải chăng với sự thay đổi này, từ nay Vietinbank không còn chịu trách nhiệm quản lý tài sản của khách hàng và không bảo đảm tính chính xác của số dư tài khoản nữa?
“Sự thật vẫn là sự thật"
Luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ cho Saigonbank-Berjaya (SBBS) cho rằng đại diện Viện Kiểm sát không tách ra đối đáp riêng, nhưng dựa trên nền tảng lập luận là lãnh đạo SBBS ham lãi suất cao và khi gửi tiền vào Vietinbank đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý tài khoản.
Tranh luận, đối đáp là hoạt động chứng minh, nên phải dựa vào chứng cứ trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan. Điều luật sư quan tâm là yêu cầu buộc trách nhiệm dân sự của Vietinbank đối với SBBS, trong khi đại diện Viện Kiểm sát không chứng minh được SBBS thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài khoản như thế nào? Có phải quản lý có nghĩa là hàng ngày phải đến để kiểm tra số dư tài khoản? Trong khi đó, luật sư của SBBS đã chứng minh rõ Vietinbank vi phạm khoản 2 điều 12 Quyết định 1284.
Ông khẳng định không thể có chuyện khách hàng thiếu trách nhiệm trong quản lý số dư tài khoản được vì đây là trách nhiệm của ngân hàng. Đại diện Viện Kiểm sát lập luận hành vi của Huyền Như nhắm đến SBBS để lừa đảo, nhưng luật sư phản bác, cho rằng khi thực hiện giao dịch, Huyền Như nhân danh Vietinbank, tiền đã gửi vào tài khoản. Vietinbank phải có trách nhiệm quản lý nhân viên của mình, để cho Như rút tiền từ tài khoản thuộc trách nhiệm quản lý của Vietinbank.
Luật sư Lưu Văn Tám bảo vệ cho ACB tỏ ra thông cảm với hai vị đại diện Viện Kiểm sát phải đảm đương trách nhiệm và khối lượng công việc rất lớn, phải đối đáp với tranh luận của hàng chục luật sư. Tuy nhiên, nội dung đối đáp của Viện Kiểm sát không đầy đủ, không toàn diện, chỉ lập lại bản luận tội, không cập nhật diễn biến tại phiên tòa.
Phản bác quan điểm của Viện Kiểm sát cho rằng các hợp đồng tiền gửi của các cá nhân ACB chỉ thật với ACB còn giả với Vietinbank (?), luật sư cho rằng vậy liệu hai vị phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Tp.HCM là Trương Minh Hoàng và Nguyễn Thị Minh Hương đứng tên ký và con dấu chi nhánh đóng trên 32 hợp đồng tiền gửi không phải là thật?
Ông châm biếm: “Nếu cứ thật thật, giả giả như thế này, đến Tề Thiên Đại Thánh cũng bó tay!”.
Đặc biệt, luật sư Tám cho rằng, tình tiết mới do đại diện ACB công bố tại Tòa ngày 17/1/2014 về ông Phạm Công Hoàng - một cá nhân được ACB ủy thác đứng tên - bỗng nhận được thông báo yêu cầu xác nhận số dư tài khoản còn 950 triệu đồng tại Vietinbank chưa được đại diện Viện Kiểm sát đánh giá.
Ông nhấn mạnh, trong khi người đứng đầu Vietinbank đang cố “giấu đầu” thì Phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Tp.HCM lại “hở đuôi” với việc phát hành bằng chứng này để ACB có cơ hội chứng minh tại phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Huy Dụ bảo vệ cho 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên đã không đồng tình với phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát và luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank. Hồ sơ vụ án thể hiện, không có tài liệu nào thể hiện Huyền Như nhận tiền gửi với tư cách cá nhân, mà chỉ có các sao kê phản ánh chính Vietinbank nhận các khoản tiền gửi của 3 công ty.
Ông nói: “Sự thật vẫn là sự thật. Không thể nói như ai đó, thân chủ của tôi không làm hết trách nhiệm trong việc quản lý tài khoản để chối bỏ trách nhiệm của Vietinbank được”.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đã trình bày ý kiến phát biểu bổ sung trong phần đối đáp với đại diện Viện Kiểm sát. Đáng lưu ý, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank hoàn toàn không tham gia phần đối đáp, mặc dù nhiều luật sư đề cập đến trách nhiệm dân sự của Vietinbank trước những thiệt hại của những người bị hại.
Cuối buổi chiều, để tạo điều kiện cho các luật sư Hà Nội do phải tham dự phiên tòa dài ngày, Hội đồng Xét xử đã đề nghị và đại diện Viện Kiểm sát đã phát biểu tranh luận trở lại đối với các luật sư này, đồng thời bảo lưu quan điểm đã kết luận đối với một số bị cáo và các đơn vị là nguyên đơn dân sự.