Vụ in tiền polymer: “Lệnh kiểm duyệt xúc phạm Việt Nam”
Việt Nam phản đối tòa án tối cao bang Victoria (Australia)
Ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao công hàm về tòa án tối cao bang Victoria (Australia) ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer.
Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam cực lực phản đối việc tòa án tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam”.
Theo đó, Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.
Đại sứ Australia tại Hà Nội đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét nghiêm túc việc này.
Vụ án in tiền polymer từng được chú ý từ nhiều năm trước, khi nhiều tờ báo của Australia thông tin về một công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia (ARB) liên quan đến vụ chi hàng triệu USD hoa hồng một cách “không bình thường” cho các trung gian để giành được hợp đồng in tiền polymer tại một số nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 2007, Thanh tra Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện thanh tra các đầu mối liên quan; sau đó, năm 2011, Bộ Công an cũng vào cuộc tìm hiểu thông tin về vụ việc sau những cáo buộc từ phía nước ngoài có việc đưa hối lộ cho một số quan chức tại Việt Nam.
Tại cuộc họp thông báo tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm sáu tháng đầu năm 2011, Thiếu tướng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) khi đó cho biết, từ thông tin trên báo chí nước ngoài, cơ quan chức năng Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu nhưng chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở Việt Nam nhận hối lộ.
Tại Việt Nam, từ năm 2003-2006, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi cơ cấu và loại tiền trong lưu thông. Theo đó, bộ tiền polymer được phát hành và được đánh giá có khả năng chống giả cao, ứng với các mệnh giá 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000 và 10.000 đồng. Một số mệnh giá tiền giấy (cotton) vẫn song song lưu hành với bộ tiền mới bằng polymer.
Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam cực lực phản đối việc tòa án tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam”.
Theo đó, Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.
Đại sứ Australia tại Hà Nội đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho biết Chính phủ Australia sẽ xem xét nghiêm túc việc này.
Vụ án in tiền polymer từng được chú ý từ nhiều năm trước, khi nhiều tờ báo của Australia thông tin về một công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia (ARB) liên quan đến vụ chi hàng triệu USD hoa hồng một cách “không bình thường” cho các trung gian để giành được hợp đồng in tiền polymer tại một số nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 2007, Thanh tra Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện thanh tra các đầu mối liên quan; sau đó, năm 2011, Bộ Công an cũng vào cuộc tìm hiểu thông tin về vụ việc sau những cáo buộc từ phía nước ngoài có việc đưa hối lộ cho một số quan chức tại Việt Nam.
Tại cuộc họp thông báo tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm sáu tháng đầu năm 2011, Thiếu tướng Triệu Văn Đạt, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) khi đó cho biết, từ thông tin trên báo chí nước ngoài, cơ quan chức năng Việt Nam thông qua con đường hỗ trợ tư pháp đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài cung cấp tài liệu nhưng chưa có căn cứ để khẳng định có hay không việc quan chức nào ở Việt Nam nhận hối lộ.
Tại Việt Nam, từ năm 2003-2006, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi cơ cấu và loại tiền trong lưu thông. Theo đó, bộ tiền polymer được phát hành và được đánh giá có khả năng chống giả cao, ứng với các mệnh giá 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000 và 10.000 đồng. Một số mệnh giá tiền giấy (cotton) vẫn song song lưu hành với bộ tiền mới bằng polymer.