“Vụ lương phi công Vietnam Airlines phải được coi là bài học”
Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Em có quý anh, muốn đi theo anh nhưng anh trả lương chỉ bằng một nửa người khác thì em không thể gắn bó mãi được”
Vấn đề lao động qua vụ việc tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải được coi là bài học trong sử dụng cán bộ, người lao động. Quan điểm này được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đưa ra tại hội nghị tổng kết 2014 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ngày 15/1.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhà nước dần chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, cạnh tranh theo thị trường thì công tác cán bộ càng phải được chú trọng.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được người dám nghĩ, dám đổi mới, từ đó góp phần vào sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
“Vietnam Airlines hay Vinalines đều là những doanh nghiệp có truyền thống, có thương hiệu, song trong tình hình mới, muốn người lao động gắn bó thì không chỉ dựa vào những yếu tố này cũng như tình cảm của họ, mà trước tiên phải từ lợi ích kinh tế”.
“Em có quý anh, muốn đi theo anh nhưng anh trả lương chỉ bằng một nửa người khác thì em không thể gắn bó mãi được”, Bộ trưởng nói tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng, để có cơ sở trả lương cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất thiết phải đặt hàng đầu, năng suất lao động phải được nâng lên, quản trị doanh nghiệp phải tốt hơn.
Trước đó, ngày 14/1, tại hội nghị tổng kết năm của Đảng bộ Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng cũng nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải tập trung trước hết vào công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, luân chuyển cán bộ trên cơ sở công khai, minh bạch, dân chủ.
Bộ trưởng Thăng chỉ đạo các đơn vị cần tổ chức đánh giá, làm rõ trách nhiệm, hiệu quả làm việc của từng người để người làm tốt được giữ lại trong guồng máy, còn người làm không tốt phải được “tách” riêng để đào tạo lại, nếu vẫn không đạt yêu cầu thì không được vào biên chế.
“Chúng ta đã nói mãi rồi, nếu sợ mất lòng mà không làm thì bộ máy còn trì trệ. Người làm tốt hay không tốt cũng như nhau, như thế không tạo ra động lực làm việc, năng suất công việc không cao”, ông Thăng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu ngành giao thông, trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhà nước dần chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, cạnh tranh theo thị trường thì công tác cán bộ càng phải được chú trọng.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được người dám nghĩ, dám đổi mới, từ đó góp phần vào sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
“Vietnam Airlines hay Vinalines đều là những doanh nghiệp có truyền thống, có thương hiệu, song trong tình hình mới, muốn người lao động gắn bó thì không chỉ dựa vào những yếu tố này cũng như tình cảm của họ, mà trước tiên phải từ lợi ích kinh tế”.
“Em có quý anh, muốn đi theo anh nhưng anh trả lương chỉ bằng một nửa người khác thì em không thể gắn bó mãi được”, Bộ trưởng nói tiếp.
Cũng theo Bộ trưởng, để có cơ sở trả lương cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhất thiết phải đặt hàng đầu, năng suất lao động phải được nâng lên, quản trị doanh nghiệp phải tốt hơn.
Trước đó, ngày 14/1, tại hội nghị tổng kết năm của Đảng bộ Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng cũng nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải tập trung trước hết vào công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, luân chuyển cán bộ trên cơ sở công khai, minh bạch, dân chủ.
Bộ trưởng Thăng chỉ đạo các đơn vị cần tổ chức đánh giá, làm rõ trách nhiệm, hiệu quả làm việc của từng người để người làm tốt được giữ lại trong guồng máy, còn người làm không tốt phải được “tách” riêng để đào tạo lại, nếu vẫn không đạt yêu cầu thì không được vào biên chế.
“Chúng ta đã nói mãi rồi, nếu sợ mất lòng mà không làm thì bộ máy còn trì trệ. Người làm tốt hay không tốt cũng như nhau, như thế không tạo ra động lực làm việc, năng suất công việc không cao”, ông Thăng nhấn mạnh.