Tương lai Syria mờ mịt sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ hạ Su-24 Nga
Mức độ căng thẳng càng được đẩy lên cao khi các bên lời qua tiếng lại
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiến đấu cơ của Nga đang đe đọa phá hỏng cơ hội thành lập một liên minh lớn giữa các cường quốc thế giới nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, ít nhất ở thời điểm hiện tại - tờ Wall Street Journal nhận định.
Theo tờ báo này, sự việc xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày 24/11 sẽ khiến tất cả các bên liên quan trong vấn đề Syria càng quyết tâm giữ vững lập trường của mình. Nếu như Mỹ và Pháp khăng khăng đòi vấn đề Syria được giải quyết theo cách của họ, thì Nga và Iran cũng sẽ không chịu nhượng bộ.
Căng thẳng gia tăng
Mức độ căng thẳng càng được đẩy lên cao khi các bên lời qua tiếng lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ và Pháp, cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố bằng cách mua dầu lửa của tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). “Từ lâu chúng tôi đã nhận thấy sự thật là một lượng lớn dầu và các sản phẩm dầu được đưa vào Thổ Nhĩ Kỳ từ khu vực do IS chiếm giữ. Đây là một nguồn tiền lớn cho nhóm này”, ông Putin nói.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Pháp Francois Hollande thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 24/11 - cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào Paris hôm 13/11.
Trong cuộc gặp, ông Obama và ông Hollande vạch ra những thay đổi mà họ nói Nga cần phải thực hiện đối với chiến lược quân sự của Moscow ở Syria và đối với lập trường của Nga về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Pháp nói, những thay đổi này là điều kiện để liên minh do Mỹ dẫn đầu, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.
Những yêu cầu mà ông Obama và ông Hollande đưa ra - trong đó có vấn đề then chốt là tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga - được dự báo sẽ dẫn tới một cuộc gặp căng thẳng giữa ông Hollande và ông Putin dự kiến diễn ra vào ngày thứ Năm tuần này.
“Sứ mệnh của ông Hollande là đạt được một dạng phối hợp nào đó với Nga”, ông Alexei Makarkin, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật chính trị ở Moscow, nhận định. “Giờ thì rất, rất khó đạt được điều đó. Khả năng tốt nhất có thể nói đến lúc này là hai bên không nã đạn vào nhau mà thôi”.
Mỹ-Pháp thay đổi thái độ
Chuyến thăm ngày 26/11 của ông Hollande tới Moscow từng được dự báo sẽ là một khoảnh khắc “tỏa sáng” đối với kế hoạch của ông Putin nhằm đưa các quốc gia khác gia nhập cuộc chiến chống khủng bố của Nga. Sự kiện này cũng được kỳ vọng sẽ đánh dấu việc Nga-phương Tây xích lại gần nhau sau thời kỳ cô lập liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và Nga sáp nhập Crimea.
Nhưng Tổng thống Mỹ Obama - sau khi bày tỏ sự cởi mở mới về mong muốn hợp tác với Nga kể từ cuộc gặp với ông Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tuần trước - đến ngày 24/11 lại chuyển sang thái độ cô lập ông chủ điện Kremlin.
“Nga đang ở trong một liên minh hai nước, gồm Iran và Nga, ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad”, ông Obama nói trong cuộc họp báo chung cùng với ông Hollande sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng. “Chúng tôi có một liên minh toàn cầu có tổ chức. Nga là người ngoài”.
Cũng giống như chuyến thăm Mỹ ngày 24/11, chuyến thăm Nga ngày 26/11 của ông Hollande là một phần trong nỗ lực của nhà lãnh đạo Pháp nhằm xây dựng một “liên minh lớn, duy nhất” giữa các quốc gia để chống IS theo như lời kêu gọi mà ông đưa ra vào tuần trước.
Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, giới chức ngoại giao Pháp đã cho thấy sự dịch chuyển khỏi lời kêu gọi của ông Hollande về việc thành lập một liên minh lớn như vậy. Thay vào đó, giới chức ở Paris chuyển sang nói về “sự phối hợp” trong các cuộc không kích chống IS và loại trừ khả năng thành lập bất kỳ một trung tâm chỉ huy chung nào cho việc không kích các mục tiêu ở Syria.
Sự dịch chuyển ngầm này cho thấy những tia hy vọng về một giải pháp cho cuộc nội chiến ở Syria đang dần tắt, ngay từ trước khi chiếc Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Trước đó, thế giới đã kỳ vọng vụ khủng bố Paris sẽ là chất xúc tác cho sự đột phá trong hợp tác quân sự và chính trị quốc tế.
Có vẻ như ông Hollande muốn trấn an Nhà Trắng rằng sau vụ tấn công Paris, ông chưa đẩy chiến dịch quân sự chống IS quá ngưỡng lập trường của Pháp rằng Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực.
“Chúng tôi không thể tưởng tượng cảnh người dân Syria có thể đoàn kết quanh một nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cho cái chết của phần lớn trong số 300.000 người Syria thiệt mạng vì nội chiến mấy năm qua”, ông Hollande nói, đồng thời nhấn mạnh một giải pháp chính trị cho Syria “phải dẫn tới sự ra đi của ông Assad” khỏi vị trí Tổng thống.
Trong khi đó, khi tới thăm Tehran hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Putin đã tái khẳng định sự ủng hộ dành cho ông Assad.
Nga có thể trả đũa thế nào?
Việc ông Assad rời ghế Tổng thống hay không, và nếu ông tiếp tục tại vị thì sẽ trong thời gian bao lâu, đến nay vẫn là trở ngại chính đối với một giải pháp chính trị cho Syria, và đối với cả khả năng thành lập một liên minh quân sự lớn gồm Nga để chống IS.
Sau vụ Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạn, tình hình càng phức tạp: giải pháp chính trị cho Syria càng xa vời, và khả năng phương Tây liên minh với Nga để đánh IS cũng trở nên “viển vông”.
Trong khi ông Putin đã thể hiện rõ việc Nga liên minh với một nhóm có Thổ Nhĩ Kỳ là điều không tưởng, thì ông Obama cũng cho thấy khó có chuyện Mỹ bỏ rơi đối tác Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng sau vụ việc, ông Obama tỏ rõ lập trường đứng về phía Ankara và nói vụ việc này là một bằng chứng nữa cho thấy chiến lược của ông Putin tại Nga là nhằm vào tất cả các đối thủ của Assad thay vì tập trung chống IS. “Máy bay Nga hoạt động rất gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đang nhằm vào một nhóm đối lập ôn hòa không chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ mà nhiều quốc gia ủng hộ”, ông Obama nói.
Hiện Nga chưa vạch ra các biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng giới phân tích dự báo Moscow sẽ sớm có động thái.
Nhà phân tích Vasily Kasshin thuộc công ty nghiên cứu quốc phòng CAST có trụ sở ở Moscow cho rằng sắp tới, máy bay chiến đấu của Nga sẽ dồn sự chú ý vào các nhóm nổi dậy ở Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong đó có tộc người Turkmen.
“Không ai lại đi tấn công một nước thành viên NATO và là một nước mạnh về quân sự, nhưng tương lai của Syria và hàng tỷ USD quan hệ thương mại có thể sẽ phải lãnh hậu quả”, ông Kashin nói. Thổ Nhĩ Kỳ là một khách hàng lớn mua năng lượng của Nga và là một địa chỉ du lịch quen thuộc của khách Nga.
“Nga có thể sẽ mở rộng chiến dịch của mình theo cách ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt đất”, ông Kashin nói thêm.
Theo tờ báo này, sự việc xảy ra giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày 24/11 sẽ khiến tất cả các bên liên quan trong vấn đề Syria càng quyết tâm giữ vững lập trường của mình. Nếu như Mỹ và Pháp khăng khăng đòi vấn đề Syria được giải quyết theo cách của họ, thì Nga và Iran cũng sẽ không chịu nhượng bộ.
Căng thẳng gia tăng
Mức độ căng thẳng càng được đẩy lên cao khi các bên lời qua tiếng lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ và Pháp, cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố bằng cách mua dầu lửa của tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). “Từ lâu chúng tôi đã nhận thấy sự thật là một lượng lớn dầu và các sản phẩm dầu được đưa vào Thổ Nhĩ Kỳ từ khu vực do IS chiếm giữ. Đây là một nguồn tiền lớn cho nhóm này”, ông Putin nói.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Pháp Francois Hollande thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 24/11 - cuộc gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào Paris hôm 13/11.
Trong cuộc gặp, ông Obama và ông Hollande vạch ra những thay đổi mà họ nói Nga cần phải thực hiện đối với chiến lược quân sự của Moscow ở Syria và đối với lập trường của Nga về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Pháp nói, những thay đổi này là điều kiện để liên minh do Mỹ dẫn đầu, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.
Những yêu cầu mà ông Obama và ông Hollande đưa ra - trong đó có vấn đề then chốt là tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh của Nga - được dự báo sẽ dẫn tới một cuộc gặp căng thẳng giữa ông Hollande và ông Putin dự kiến diễn ra vào ngày thứ Năm tuần này.
“Sứ mệnh của ông Hollande là đạt được một dạng phối hợp nào đó với Nga”, ông Alexei Makarkin, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật chính trị ở Moscow, nhận định. “Giờ thì rất, rất khó đạt được điều đó. Khả năng tốt nhất có thể nói đến lúc này là hai bên không nã đạn vào nhau mà thôi”.
Mỹ-Pháp thay đổi thái độ
Chuyến thăm ngày 26/11 của ông Hollande tới Moscow từng được dự báo sẽ là một khoảnh khắc “tỏa sáng” đối với kế hoạch của ông Putin nhằm đưa các quốc gia khác gia nhập cuộc chiến chống khủng bố của Nga. Sự kiện này cũng được kỳ vọng sẽ đánh dấu việc Nga-phương Tây xích lại gần nhau sau thời kỳ cô lập liên quan tới cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và Nga sáp nhập Crimea.
Nhưng Tổng thống Mỹ Obama - sau khi bày tỏ sự cởi mở mới về mong muốn hợp tác với Nga kể từ cuộc gặp với ông Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tuần trước - đến ngày 24/11 lại chuyển sang thái độ cô lập ông chủ điện Kremlin.
“Nga đang ở trong một liên minh hai nước, gồm Iran và Nga, ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad”, ông Obama nói trong cuộc họp báo chung cùng với ông Hollande sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Nhà Trắng. “Chúng tôi có một liên minh toàn cầu có tổ chức. Nga là người ngoài”.
Cũng giống như chuyến thăm Mỹ ngày 24/11, chuyến thăm Nga ngày 26/11 của ông Hollande là một phần trong nỗ lực của nhà lãnh đạo Pháp nhằm xây dựng một “liên minh lớn, duy nhất” giữa các quốc gia để chống IS theo như lời kêu gọi mà ông đưa ra vào tuần trước.
Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, giới chức ngoại giao Pháp đã cho thấy sự dịch chuyển khỏi lời kêu gọi của ông Hollande về việc thành lập một liên minh lớn như vậy. Thay vào đó, giới chức ở Paris chuyển sang nói về “sự phối hợp” trong các cuộc không kích chống IS và loại trừ khả năng thành lập bất kỳ một trung tâm chỉ huy chung nào cho việc không kích các mục tiêu ở Syria.
Sự dịch chuyển ngầm này cho thấy những tia hy vọng về một giải pháp cho cuộc nội chiến ở Syria đang dần tắt, ngay từ trước khi chiếc Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Trước đó, thế giới đã kỳ vọng vụ khủng bố Paris sẽ là chất xúc tác cho sự đột phá trong hợp tác quân sự và chính trị quốc tế.
Có vẻ như ông Hollande muốn trấn an Nhà Trắng rằng sau vụ tấn công Paris, ông chưa đẩy chiến dịch quân sự chống IS quá ngưỡng lập trường của Pháp rằng Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực.
“Chúng tôi không thể tưởng tượng cảnh người dân Syria có thể đoàn kết quanh một nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cho cái chết của phần lớn trong số 300.000 người Syria thiệt mạng vì nội chiến mấy năm qua”, ông Hollande nói, đồng thời nhấn mạnh một giải pháp chính trị cho Syria “phải dẫn tới sự ra đi của ông Assad” khỏi vị trí Tổng thống.
Trong khi đó, khi tới thăm Tehran hôm thứ Hai tuần này, Tổng thống Putin đã tái khẳng định sự ủng hộ dành cho ông Assad.
Nga có thể trả đũa thế nào?
Việc ông Assad rời ghế Tổng thống hay không, và nếu ông tiếp tục tại vị thì sẽ trong thời gian bao lâu, đến nay vẫn là trở ngại chính đối với một giải pháp chính trị cho Syria, và đối với cả khả năng thành lập một liên minh quân sự lớn gồm Nga để chống IS.
Sau vụ Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạn, tình hình càng phức tạp: giải pháp chính trị cho Syria càng xa vời, và khả năng phương Tây liên minh với Nga để đánh IS cũng trở nên “viển vông”.
Trong khi ông Putin đã thể hiện rõ việc Nga liên minh với một nhóm có Thổ Nhĩ Kỳ là điều không tưởng, thì ông Obama cũng cho thấy khó có chuyện Mỹ bỏ rơi đối tác Thổ Nhĩ Kỳ.
Phản ứng sau vụ việc, ông Obama tỏ rõ lập trường đứng về phía Ankara và nói vụ việc này là một bằng chứng nữa cho thấy chiến lược của ông Putin tại Nga là nhằm vào tất cả các đối thủ của Assad thay vì tập trung chống IS. “Máy bay Nga hoạt động rất gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đang nhằm vào một nhóm đối lập ôn hòa không chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ mà nhiều quốc gia ủng hộ”, ông Obama nói.
Hiện Nga chưa vạch ra các biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng giới phân tích dự báo Moscow sẽ sớm có động thái.
Nhà phân tích Vasily Kasshin thuộc công ty nghiên cứu quốc phòng CAST có trụ sở ở Moscow cho rằng sắp tới, máy bay chiến đấu của Nga sẽ dồn sự chú ý vào các nhóm nổi dậy ở Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, trong đó có tộc người Turkmen.
“Không ai lại đi tấn công một nước thành viên NATO và là một nước mạnh về quân sự, nhưng tương lai của Syria và hàng tỷ USD quan hệ thương mại có thể sẽ phải lãnh hậu quả”, ông Kashin nói. Thổ Nhĩ Kỳ là một khách hàng lớn mua năng lượng của Nga và là một địa chỉ du lịch quen thuộc của khách Nga.
“Nga có thể sẽ mở rộng chiến dịch của mình theo cách ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trên mặt đất”, ông Kashin nói thêm.