Wal-Mart bị phạt nặng ở Trung Quốc
Hãng bán lẻ Wal-Mart bị nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng hoạt động một loạt cửa hiệu vì dán sai nhãn sản phẩm
Hãng bán lẻ Wal-Mart của Mỹ vừa bị nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng hoạt động thêm 6 cửa hiệu ở nước này, nâng số cửa hiệu bị ngừng hoạt động lên 13, sau khi hãng bị nghi dán sai nhãn thịt lợn thường thành thịt lợn hữu cơ.
Hãng tin Bloomberg cho biết, tất cả 13 cửa hiệu bị đóng cửa tạm thời của Wal-Mart đều nằm ở thành phố Trùng Khánh. Trong đó, 6 cửa hiệu mới nhất bị đóng cửa sẽ phải ngưng hoạt động trong 15 ngày. Trước đó, từ hôm 10/10, đã có 7 cửa hiệu khác nhận được yêu cầu tương tự từ nhà chức trách.
Ngoài việc phải ngừng hoạt động một loạt cửa hiệu, Wal-Mart còn bị chính quyền thành phố Trùng Khánh phạt tiền.
Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới này hiện đang tăng cường công tác đào tạo nhân viên trong các cửa hiệu tại Trung Khánh sau khi liên tục bị cơ quan chức năng địa phương “sờ gáy”. Theo một thông báo từ cơ quan chức năng Trùng Khánh hôm 10/10, từ khi mở cửa hiệu đầu tiên tại đây vào năm 2006, Wal-Mart đã bị phạt 21 lần vì những lý do như quảng cáo sai sự thật, bán hàng quá hạn sử dụng hoặc không đẩm bảo an toàn.
Trong vụ việc mới nhất, chính quyền Trùng Khánh phạt Wal-Mart số tiền 3,65 triệu Nhân dân tệ, tương đương 575.000 USD, nhiều gấp 5 lần số tiền 730.000 Nhân dân tệ mà các cửa hiệu Wal-Mart thu được từ việc bán thịt lợn dán sai nhãn trong 20 tháng. Khoản 730.000 Nhân dân tệ từ bán thịt lợn dán sai nhãn cũng bị nhà chức trách tịch thu.
Đại diện của Wal-Mart cho biết, hãng này sẽ tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của nhà chức trách và làm mọi việc có thể để hoàn tất cuộc điều tra.
Trong vụ này, một số nhân viên của Wal-Mart ở Trùng Khánh đã bị bắt giữ, hãng bán lẻ này cho biết. Ông Zuo Yong, một quan chức thuộc Sở Công thương Trùng Khánh cho rằng, lãnh đạo của Wal-Mart ở thành phố này có thể “có vấn đề”, khi mà hãng này “vi phạm các quy định hết lần này tới lần khác”.
Wal-Mart hiện là hãng bán lẻ lớn thứ nhì ở Trung Quốc - sau Sun Art Retail - với doanh thu hàng năm lên tới 7,5 tỷ USD. Hãng hiện có 329 cửa hiệu và 107.000 nhân viên ở thị trường này. “Đế chế” bán lẻ có tổng doanh thu toàn cầu năm 2010 là 421,8 tỷ USD này gia nhập thị trường Trung Quốc hồi năm 1996.
Hãng tin Bloomberg cho biết, tất cả 13 cửa hiệu bị đóng cửa tạm thời của Wal-Mart đều nằm ở thành phố Trùng Khánh. Trong đó, 6 cửa hiệu mới nhất bị đóng cửa sẽ phải ngưng hoạt động trong 15 ngày. Trước đó, từ hôm 10/10, đã có 7 cửa hiệu khác nhận được yêu cầu tương tự từ nhà chức trách.
Ngoài việc phải ngừng hoạt động một loạt cửa hiệu, Wal-Mart còn bị chính quyền thành phố Trùng Khánh phạt tiền.
Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới này hiện đang tăng cường công tác đào tạo nhân viên trong các cửa hiệu tại Trung Khánh sau khi liên tục bị cơ quan chức năng địa phương “sờ gáy”. Theo một thông báo từ cơ quan chức năng Trùng Khánh hôm 10/10, từ khi mở cửa hiệu đầu tiên tại đây vào năm 2006, Wal-Mart đã bị phạt 21 lần vì những lý do như quảng cáo sai sự thật, bán hàng quá hạn sử dụng hoặc không đẩm bảo an toàn.
Trong vụ việc mới nhất, chính quyền Trùng Khánh phạt Wal-Mart số tiền 3,65 triệu Nhân dân tệ, tương đương 575.000 USD, nhiều gấp 5 lần số tiền 730.000 Nhân dân tệ mà các cửa hiệu Wal-Mart thu được từ việc bán thịt lợn dán sai nhãn trong 20 tháng. Khoản 730.000 Nhân dân tệ từ bán thịt lợn dán sai nhãn cũng bị nhà chức trách tịch thu.
Đại diện của Wal-Mart cho biết, hãng này sẽ tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của nhà chức trách và làm mọi việc có thể để hoàn tất cuộc điều tra.
Trong vụ này, một số nhân viên của Wal-Mart ở Trùng Khánh đã bị bắt giữ, hãng bán lẻ này cho biết. Ông Zuo Yong, một quan chức thuộc Sở Công thương Trùng Khánh cho rằng, lãnh đạo của Wal-Mart ở thành phố này có thể “có vấn đề”, khi mà hãng này “vi phạm các quy định hết lần này tới lần khác”.
Wal-Mart hiện là hãng bán lẻ lớn thứ nhì ở Trung Quốc - sau Sun Art Retail - với doanh thu hàng năm lên tới 7,5 tỷ USD. Hãng hiện có 329 cửa hiệu và 107.000 nhân viên ở thị trường này. “Đế chế” bán lẻ có tổng doanh thu toàn cầu năm 2010 là 421,8 tỷ USD này gia nhập thị trường Trung Quốc hồi năm 1996.