Xây dựng công ty... vui vẻ
Xây dựng một công ty vui vẻ có nhiều cách, không chỉ đơn thuần là “chơi”
Việc xây dựng một “công ty vui vẻ” phải hướng đến mục đích phát huy tinh thần đồng đội, tính sáng tạo của mỗi cá nhân trong công ty, gắn tất cả các phòng ban để cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.
Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó?
Trong một buổi sáng cuối tuần ở một quán cà phê, nơi gặp gỡ của các doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Tp.HCM (YBA), ông Lê Bá Thông, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng và Thương mại TTT ôm đàn ngồi hát. Vừa hát xong đoạn đầu của bài Huyền thoại mẹ, ông đột ngột chuyển lời bài hát.
Vẫn tiết tấu đó, nhưng lời bài hát đã được “biến tấu” trở nên vui nhộn hơn. Tràng vỗ tay của cử tọa chưa kịp dứt, Tổng giám đốc của TTT, đã mở đầu buổi nói chuyện của mình: “Thưa các anh chị, muốn thiết lập một công ty vui vẻ, bản thân mình phải vui vẻ trước đã…”.
Theo ông Thông, xây dựng một công ty vui vẻ, là phải “làm tới nơi chơi tới bến”, không có mô hình mẫu để triển khai một công ty vui vẻ. Những “cuộc chơi” của TTT là sợi dây gắn kết tất cả các thành viên, giúp họ cùng hòa đồng, hợp tác vì mục tiêu xuyên suốt của công ty. Tất cả những sự kiện chính thức lẫn sự kiện nội bộ của công ty đều được biến tấu thành một trò chơi. Những cuộc chơi này chỉ đơn giản là “công ty phải đầy ắp tiếng cười”.
Sinh nhật của công ty, đám cưới của một nhân viên nào đó… đều được viết kịch bản hoàn chỉnh để triển khai thành một trò chơi. “Những sự kiện này sẽ hòa trộn nhân viên ở các phòng ban khác với nhau, để họ biết nhau và cùng nhau hợp tác tốt hơn”, ông Thông nói.
Thậm chí một buổi họp căng thẳng của công ty cũng được tổ chức theo cách thức một trò chơi. Nhân viên trước khi vào họp đều được phát một chiếc áo, trên đó có in một chữ viết tắt. Kết thúc buổi họp, nhiệm vụ của mỗi thành viên được ban giám đốc phân công tương ứng với chữ viết trên áo.
“Dù là một cuộc chơi, nhưng mỗi nhân viên luôn được nhắc nhở phải hoàn tất công việc của mình thông qua cách làm này”, ông Thông nói. Những cuộc chơi của TTT đều có… mục đích. Chẳng hạn, mục tiêu của công ty trong năm 2010 là phải hoàn thành công việc đúng kế hoạch, đúng hẹn với đối tác về thời gian giao hàng. Tất cả các sự kiện, trò chơi của công ty trong năm 2010 đều được lồng ghép mục tiêu này nhằm nhắc nhớ toàn thể cán bộ công nhân viên. Do đặc thù của ngành nghề, những dự án của công ty khi thực hiện đều phải qua tất cả các phòng ban. Và sau mỗi cuộc đi chơi, nói như ông Thông, “dự án đã chạy qua hết tất cả các phòng ban mà không vấp phải trở ngại nào”.
Tất cả trò chơi đều có quy trình kiểm tra lỗi trong hệ thống và kịp thời hướng cuộc chơi vào quỹ đạo mà công ty đã hoạch định sẵn. “Chơi nhưng phải đạt doanh số, mức tăng trưởng năm sau phải cao hơn năm trước, phải hoàn thành công việc. Đó là cách chơi của chúng tôi”, ông Thông nói.
Giải thưởng cho một nhân viên “làm tới nơi chơi tới bến” bằng với người bán hàng đạt doanh số tốt nhất của TTT. Và quan trọng hơn, trong mỗi cuộc chơi, người lãnh đạo phải “quản trị cảm xúc” của mình, không để chuyện công tư lẫn lộn, ảnh hưởng đến công việc.
Để làm được điều này, mỗi thành viên tham gia cuộc chơi phải thành tâm và nói như vị Tổng giám đốc TTT, “chơi phải hồn nhiên không vụ lợi, chơi vì mục đích xây dựng một môi trường làm việc tốt cho công ty”. Ông cho biết nhiều công ty nước ngoài đã từng lôi kéo nhân lực cấp cao của TTT về làm việc, nhưng họ không đạt được mục đích vì những người này không thể “lìa bỏ cuộc chơi” sau 18 năm gắn bó với TTT.
Xây dựng một công ty vui vẻ có nhiều cách, không chỉ đơn thuần là “chơi”. Một diễn giả khác tại cuộc gặp gỡ, ông Võ Đắc Khôi, cố vấn chiến lược của Công ty Xây dựng và Địa ốc Hòa Bình, cho rằng xây dựng một công ty vui vẻ cần vai trò của kiến trúc sư trưởng là lãnh đạo công ty. Mỗi kiến trúc sư trưởng phải biết cách khuyến khích tinh thần làm việc nhóm của mỗi nhân viên, nâng cao kỹ năng làm việc của họ. Điều quan trọng là phải thấu hiểu, chia sẻ và công nhận giá trị mà mỗi cá nhân đóng góp.
Theo ông Khôi, để huấn luyện và quản trị nhân viên, người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, để nhân viên ở các phòng ban dễ dàng hợp tác với nhau. Những ý tưởng của nhân viên cần được lắng nghe và chia sẻ, hợp tác với nhau ở tất cả các cấp lãnh đạo, thông qua vai trò của kiến trúc sư trưởng là tạo ra một môi trường thân thiện có tính tương hỗ cao trong công ty.
Và quan trọng hơn, để tạo dựng một công ty vui vẻ, theo ông Khôi, những giá trị vật chất cần được chia sẻ rõ ràng và minh bạch. Ông cho biết kết quả kinh doanh của Công ty Hòa Bình thời gian qua đã vượt kế hoạch. Công ty quyết định “thưởng nóng” cho hội đồng quản trị. “Đây là thành công của cả tập thể công ty, vậy phải chia số tiền thưởng này như thế nào cho hợp lý, để mỗi thành viên đều… vui vẻ”, ông Khôi đặt vấn đề.
Cuối cùng công ty đã ra một quyết định khá thú vị: cho cán bộ công nhân viên quyết định việc phân chia khoản tiền thưởng này. Kết quả đạt được khá mỹ mãn, 50% số tiền thưởng thuộc về hội đồng quản trị, ban điều hành, cán bộ cấp cao của công ty và 50% dành cho công nhân viên.
“Không thể có một công ty vui vẻ nếu nhân viên không được nhận những giá trị mà họ đã cống hiến cho công ty và những giá trị này không được lãnh đạo công ty công nhận”, ông Khôi nói.
Ban Mai (TBKTSG)
Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó?
Trong một buổi sáng cuối tuần ở một quán cà phê, nơi gặp gỡ của các doanh nhân thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Tp.HCM (YBA), ông Lê Bá Thông, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng và Thương mại TTT ôm đàn ngồi hát. Vừa hát xong đoạn đầu của bài Huyền thoại mẹ, ông đột ngột chuyển lời bài hát.
Vẫn tiết tấu đó, nhưng lời bài hát đã được “biến tấu” trở nên vui nhộn hơn. Tràng vỗ tay của cử tọa chưa kịp dứt, Tổng giám đốc của TTT, đã mở đầu buổi nói chuyện của mình: “Thưa các anh chị, muốn thiết lập một công ty vui vẻ, bản thân mình phải vui vẻ trước đã…”.
Theo ông Thông, xây dựng một công ty vui vẻ, là phải “làm tới nơi chơi tới bến”, không có mô hình mẫu để triển khai một công ty vui vẻ. Những “cuộc chơi” của TTT là sợi dây gắn kết tất cả các thành viên, giúp họ cùng hòa đồng, hợp tác vì mục tiêu xuyên suốt của công ty. Tất cả những sự kiện chính thức lẫn sự kiện nội bộ của công ty đều được biến tấu thành một trò chơi. Những cuộc chơi này chỉ đơn giản là “công ty phải đầy ắp tiếng cười”.
Sinh nhật của công ty, đám cưới của một nhân viên nào đó… đều được viết kịch bản hoàn chỉnh để triển khai thành một trò chơi. “Những sự kiện này sẽ hòa trộn nhân viên ở các phòng ban khác với nhau, để họ biết nhau và cùng nhau hợp tác tốt hơn”, ông Thông nói.
Thậm chí một buổi họp căng thẳng của công ty cũng được tổ chức theo cách thức một trò chơi. Nhân viên trước khi vào họp đều được phát một chiếc áo, trên đó có in một chữ viết tắt. Kết thúc buổi họp, nhiệm vụ của mỗi thành viên được ban giám đốc phân công tương ứng với chữ viết trên áo.
“Dù là một cuộc chơi, nhưng mỗi nhân viên luôn được nhắc nhở phải hoàn tất công việc của mình thông qua cách làm này”, ông Thông nói. Những cuộc chơi của TTT đều có… mục đích. Chẳng hạn, mục tiêu của công ty trong năm 2010 là phải hoàn thành công việc đúng kế hoạch, đúng hẹn với đối tác về thời gian giao hàng. Tất cả các sự kiện, trò chơi của công ty trong năm 2010 đều được lồng ghép mục tiêu này nhằm nhắc nhớ toàn thể cán bộ công nhân viên. Do đặc thù của ngành nghề, những dự án của công ty khi thực hiện đều phải qua tất cả các phòng ban. Và sau mỗi cuộc đi chơi, nói như ông Thông, “dự án đã chạy qua hết tất cả các phòng ban mà không vấp phải trở ngại nào”.
Tất cả trò chơi đều có quy trình kiểm tra lỗi trong hệ thống và kịp thời hướng cuộc chơi vào quỹ đạo mà công ty đã hoạch định sẵn. “Chơi nhưng phải đạt doanh số, mức tăng trưởng năm sau phải cao hơn năm trước, phải hoàn thành công việc. Đó là cách chơi của chúng tôi”, ông Thông nói.
Giải thưởng cho một nhân viên “làm tới nơi chơi tới bến” bằng với người bán hàng đạt doanh số tốt nhất của TTT. Và quan trọng hơn, trong mỗi cuộc chơi, người lãnh đạo phải “quản trị cảm xúc” của mình, không để chuyện công tư lẫn lộn, ảnh hưởng đến công việc.
Để làm được điều này, mỗi thành viên tham gia cuộc chơi phải thành tâm và nói như vị Tổng giám đốc TTT, “chơi phải hồn nhiên không vụ lợi, chơi vì mục đích xây dựng một môi trường làm việc tốt cho công ty”. Ông cho biết nhiều công ty nước ngoài đã từng lôi kéo nhân lực cấp cao của TTT về làm việc, nhưng họ không đạt được mục đích vì những người này không thể “lìa bỏ cuộc chơi” sau 18 năm gắn bó với TTT.
Xây dựng một công ty vui vẻ có nhiều cách, không chỉ đơn thuần là “chơi”. Một diễn giả khác tại cuộc gặp gỡ, ông Võ Đắc Khôi, cố vấn chiến lược của Công ty Xây dựng và Địa ốc Hòa Bình, cho rằng xây dựng một công ty vui vẻ cần vai trò của kiến trúc sư trưởng là lãnh đạo công ty. Mỗi kiến trúc sư trưởng phải biết cách khuyến khích tinh thần làm việc nhóm của mỗi nhân viên, nâng cao kỹ năng làm việc của họ. Điều quan trọng là phải thấu hiểu, chia sẻ và công nhận giá trị mà mỗi cá nhân đóng góp.
Theo ông Khôi, để huấn luyện và quản trị nhân viên, người lãnh đạo phải tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, để nhân viên ở các phòng ban dễ dàng hợp tác với nhau. Những ý tưởng của nhân viên cần được lắng nghe và chia sẻ, hợp tác với nhau ở tất cả các cấp lãnh đạo, thông qua vai trò của kiến trúc sư trưởng là tạo ra một môi trường thân thiện có tính tương hỗ cao trong công ty.
Và quan trọng hơn, để tạo dựng một công ty vui vẻ, theo ông Khôi, những giá trị vật chất cần được chia sẻ rõ ràng và minh bạch. Ông cho biết kết quả kinh doanh của Công ty Hòa Bình thời gian qua đã vượt kế hoạch. Công ty quyết định “thưởng nóng” cho hội đồng quản trị. “Đây là thành công của cả tập thể công ty, vậy phải chia số tiền thưởng này như thế nào cho hợp lý, để mỗi thành viên đều… vui vẻ”, ông Khôi đặt vấn đề.
Cuối cùng công ty đã ra một quyết định khá thú vị: cho cán bộ công nhân viên quyết định việc phân chia khoản tiền thưởng này. Kết quả đạt được khá mỹ mãn, 50% số tiền thưởng thuộc về hội đồng quản trị, ban điều hành, cán bộ cấp cao của công ty và 50% dành cho công nhân viên.
“Không thể có một công ty vui vẻ nếu nhân viên không được nhận những giá trị mà họ đã cống hiến cho công ty và những giá trị này không được lãnh đạo công ty công nhận”, ông Khôi nói.
Ban Mai (TBKTSG)