Xây dựng trên biển Đông, một công ty Trung Quốc phải hoãn IPO
Sàn Chứng khoán Hồng Kông đặt câu hỏi về việc công ty này tham gia hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông
Công ty nạo vét lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã phải hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường Hồng Kông sau khi bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông đặt câu hỏi về việc công ty này tham gia hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông - tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho hay.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và công ty CCCC Dredging (Group) Co., Ltd. có tham gia vào hoạt động xây dựng trái phép này.
Hình ảnh về một con tàu hút cát của CCCC Dredging tham gia xây dựng một trong số các hòn đảo nhân tạo đã được ghi lại trong một số bức ảnh chụp từ vệ tinh trong năm nay. Những bức ảnh này được công bố bởi tạp chí quốc phòng uy tín IHS Jane’s Defence Weekly.
CCCC Dredging là một nhánh của công ty xây dựng cảng lớn nhất Trung Quốc - China Communications Construction Company Ltd. (CCCC), một doanh nghiệp quốc doanh của nước này.
Hồi cuối tháng 6, CCCC Dredging nộp đơn xin IPO tại thị trường chứng khoán Hồng Kông với hy vọng huy động được 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận, vụ IPO này sẽ bị hoãn tới năm 2016.
Từ tháng 9 đến nay, CCCC Dredging phải trả lời các câu hỏi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông. Nguồn tin nói, phần lớn các câu hỏi này đến nay đã được giải đáp.
Không rõ thông tin mà Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông yêu cầu CCCC Dredging cung cấp là gì, nhưng nhiều khả năng đây là trở ngại khiến công ty này phải trì hoãn vụ IPO.
Phát ngôn viên của CCCC Dredging từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào về các câu hỏi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông và chỉ nói đây là thông tin mật. “Công ty sẽ không phủ nhận hay xác nhận” có dự án xây dựng trên biển Đông - phát ngôn viên này nói.
Tuy nhiên, theo hồ sơ xin IPO của CCCC Dredging, công ty này nói đã làm việc trên đảo Hải Nam của Trung Quốc từ năm 2014 và hưởng lợi từ việc Bắc Kinh tăng ngân sách cho các dự án “bồi đắp đảo nhân tạo”.
“Các khoản đầu tư của Chính phủ vào các dự án bồi đắp lớn ở các vùng biển xa của Trung Quốc cũng sẽ có tác động lớn đến doanh thu của công ty trong năm 2015 và tương lai gần”, hồ sơ IPO của CCCC Dredging có đoạn viết.
Hồ sơ này cũng nói “căng thẳng địa chính trị xuất phát từ vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết và tranh chấp lãnh thổ” là một nhân tố rủi ro có thể gây gián đoạn hoạt động của công ty.
Trung Quốc đã xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và công ty CCCC Dredging (Group) Co., Ltd. có tham gia vào hoạt động xây dựng trái phép này.
Hình ảnh về một con tàu hút cát của CCCC Dredging tham gia xây dựng một trong số các hòn đảo nhân tạo đã được ghi lại trong một số bức ảnh chụp từ vệ tinh trong năm nay. Những bức ảnh này được công bố bởi tạp chí quốc phòng uy tín IHS Jane’s Defence Weekly.
CCCC Dredging là một nhánh của công ty xây dựng cảng lớn nhất Trung Quốc - China Communications Construction Company Ltd. (CCCC), một doanh nghiệp quốc doanh của nước này.
Hồi cuối tháng 6, CCCC Dredging nộp đơn xin IPO tại thị trường chứng khoán Hồng Kông với hy vọng huy động được 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận, vụ IPO này sẽ bị hoãn tới năm 2016.
Từ tháng 9 đến nay, CCCC Dredging phải trả lời các câu hỏi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông. Nguồn tin nói, phần lớn các câu hỏi này đến nay đã được giải đáp.
Không rõ thông tin mà Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông yêu cầu CCCC Dredging cung cấp là gì, nhưng nhiều khả năng đây là trở ngại khiến công ty này phải trì hoãn vụ IPO.
Phát ngôn viên của CCCC Dredging từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào về các câu hỏi của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông và chỉ nói đây là thông tin mật. “Công ty sẽ không phủ nhận hay xác nhận” có dự án xây dựng trên biển Đông - phát ngôn viên này nói.
Tuy nhiên, theo hồ sơ xin IPO của CCCC Dredging, công ty này nói đã làm việc trên đảo Hải Nam của Trung Quốc từ năm 2014 và hưởng lợi từ việc Bắc Kinh tăng ngân sách cho các dự án “bồi đắp đảo nhân tạo”.
“Các khoản đầu tư của Chính phủ vào các dự án bồi đắp lớn ở các vùng biển xa của Trung Quốc cũng sẽ có tác động lớn đến doanh thu của công ty trong năm 2015 và tương lai gần”, hồ sơ IPO của CCCC Dredging có đoạn viết.
Hồ sơ này cũng nói “căng thẳng địa chính trị xuất phát từ vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết và tranh chấp lãnh thổ” là một nhân tố rủi ro có thể gây gián đoạn hoạt động của công ty.