Xét mở rộng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhiều ý kiến từ diễn đàn Quốc hội đề nghị mở rộng diện chịu thuế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số đối tượng
Nhiều ý kiến từ diễn đàn Quốc hội đề nghị mở rộng diện chịu thuế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số đối tượng.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, sáng 27/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Bên cạnh hầu hết các ý kiến cơ bản đồng tình với những nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội, một số đại biểu cho rằng dự thảo luật này còn nặng về cảm tính, chưa dựa trên những khảo sát đầy đủ và khoa học.
Trong phần thảo luận cụ thể, đa số các ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng thuế suất đối với kinh doanh gôn, vũ trường, mát-xa, bia rượu...
Dịch vụ làm đẹp “vào”, điều hòa “ra”?
“Tôi là phụ nữ nhưng tôi cũng tán thành đưa dịch vụ làm đẹp vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”, đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) nhấn mạnh.
Trước đó, nhiều ý kiến của các đại biểu đã đề nghị bổ sung dịch vụ này.
Đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương (Đà Nẵng) cho rằng có loại mỹ phẩm chỉ 100 ml đã có giá đến 20 triệu đồng, nên cần phải bổ sung mặt hàng này. Còn theo đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), thẩm mỹ viện còn cao cấp hơn mát-xa nên rất cần bổ sung vào diện chịu thuế.
Có đại biểu đề nghị cần có sự phân biệt; các dịch vụ sửa sắc đẹp thì nên đưa vào diện chịu thuế, còn chăm sóc sắc đẹp không nên đưa vào.
Tuy nhiên, gần cuối phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Pha (Quảng Bình) nêu ý kiến hoàn toàn trái ngược. Theo đại biểu này thì không nên đánh thuế dịch vụ làm đẹp, vì như thế thể hiện sự bất bình đẳng, bởi đây là nhu cầu rất chính đáng của phụ nữ.
Bên cạnh đề nghị đưa dịch vụ làm đẹp vào diện chịu thuế với đa số ý kiến đồng tình, các đại biểu cũng đề nghị bổ sung xe mô tô phân khối lớn, dịch vụ môi giới bất động sản... vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong danh sách ít ỏi các đối tượng được đề nghị đưa ra khỏi diện chịu thuế, máy điều hòa nhiệt độ là mặt hàng được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đại biểu. Đa số các ý kiến đề nghị không đánh thuế mặt hàng này với lý do đây là mặt hàng đã trở nên phổ biến.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng, điều hòa không phải là mặt hàng dành riêng cho người có thu nhập cao mà còn phục vụ cho cả trẻ em ở nhà trẻ, người bệnh trong bệnh viện.
Song bên cạnh đó còn một số ý kiến đề nghị chỉ nên giảm thuế suất xuống 10% (dự thảo là 15%) chứ không nên đưa ra khỏi diện chịu thuế.
“Những thứ khác như bia hơi, vàng mã... thì đâu có xa xỉ, cả nước dùng mà vẫn nằm trong danh sách, vậy tại sao điều hòa lại không?”, đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) đặt câu hỏi.
Đề nghị tăng thuế kinh doanh gôn, vũ trường, bia rượu...
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị tăng thuế suất hiện hành là 10% lên 20% đối với kinh doanh gôn, vì đây là loại hình dịch vụ cao cấp, thu hút người chơi là những người có thu nhập cao trong xã hội.
Tại phiên thảo luận, một số ý kiến cho rằng mức này vẫn quá thấp, đề nghị nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng mức thuế cần đảm bảo nhất quán với chính sách không khuyến khích sân gôn phát triển.
Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược..., mặc dù dự thảo Luật đã đề nghị điều chỉnh từ 25% lên 30% nhưng nhiều đại biểu vẫn đề nghị tăng thêm vì đây là loại hình dịch vụ nhà nước không khuyến khích kinh doanh và tiêu dùng.
Về điều chỉnh mức thuế suất đối với mặt hàng ôtô (Khoản 2 Điều 7, dự thảo Luật), Chính phủ đề nghị bổ sung qui định: “Đối với mặt hàng ôtô, trong trường hợp cần thiết Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép trước khi quyết định mức thuế suất cụ thể trong phạm vi tăng hoặc giảm thuế suất tối đa không quá 20% và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất”. Tuy nhiên, các đại biểu nhất trí cao nên để Quốc hội quyết định.
Dự kiến ngày 14/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
* Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu ổn định của ngân sách sách nhà nước. Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế này trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí không ngừng tăng, cụ thể qua các năm: năm 2003 là 6,39%, năm 2004 là 7,45%, năm 2005 là 7,73%, năm 2006 là 7,46% và năm 2007 là 9,49%. Trong tổng thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thu từ các mặt hàng ôtô, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất.
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, sáng 27/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Bên cạnh hầu hết các ý kiến cơ bản đồng tình với những nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội, một số đại biểu cho rằng dự thảo luật này còn nặng về cảm tính, chưa dựa trên những khảo sát đầy đủ và khoa học.
Trong phần thảo luận cụ thể, đa số các ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng thuế suất đối với kinh doanh gôn, vũ trường, mát-xa, bia rượu...
Dịch vụ làm đẹp “vào”, điều hòa “ra”?
“Tôi là phụ nữ nhưng tôi cũng tán thành đưa dịch vụ làm đẹp vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”, đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) nhấn mạnh.
Trước đó, nhiều ý kiến của các đại biểu đã đề nghị bổ sung dịch vụ này.
Đại biểu Nguyễn Thị Mỹ Hương (Đà Nẵng) cho rằng có loại mỹ phẩm chỉ 100 ml đã có giá đến 20 triệu đồng, nên cần phải bổ sung mặt hàng này. Còn theo đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), thẩm mỹ viện còn cao cấp hơn mát-xa nên rất cần bổ sung vào diện chịu thuế.
Có đại biểu đề nghị cần có sự phân biệt; các dịch vụ sửa sắc đẹp thì nên đưa vào diện chịu thuế, còn chăm sóc sắc đẹp không nên đưa vào.
Tuy nhiên, gần cuối phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Pha (Quảng Bình) nêu ý kiến hoàn toàn trái ngược. Theo đại biểu này thì không nên đánh thuế dịch vụ làm đẹp, vì như thế thể hiện sự bất bình đẳng, bởi đây là nhu cầu rất chính đáng của phụ nữ.
Bên cạnh đề nghị đưa dịch vụ làm đẹp vào diện chịu thuế với đa số ý kiến đồng tình, các đại biểu cũng đề nghị bổ sung xe mô tô phân khối lớn, dịch vụ môi giới bất động sản... vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong danh sách ít ỏi các đối tượng được đề nghị đưa ra khỏi diện chịu thuế, máy điều hòa nhiệt độ là mặt hàng được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đại biểu. Đa số các ý kiến đề nghị không đánh thuế mặt hàng này với lý do đây là mặt hàng đã trở nên phổ biến.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng, điều hòa không phải là mặt hàng dành riêng cho người có thu nhập cao mà còn phục vụ cho cả trẻ em ở nhà trẻ, người bệnh trong bệnh viện.
Song bên cạnh đó còn một số ý kiến đề nghị chỉ nên giảm thuế suất xuống 10% (dự thảo là 15%) chứ không nên đưa ra khỏi diện chịu thuế.
“Những thứ khác như bia hơi, vàng mã... thì đâu có xa xỉ, cả nước dùng mà vẫn nằm trong danh sách, vậy tại sao điều hòa lại không?”, đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) đặt câu hỏi.
Đề nghị tăng thuế kinh doanh gôn, vũ trường, bia rượu...
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị tăng thuế suất hiện hành là 10% lên 20% đối với kinh doanh gôn, vì đây là loại hình dịch vụ cao cấp, thu hút người chơi là những người có thu nhập cao trong xã hội.
Tại phiên thảo luận, một số ý kiến cho rằng mức này vẫn quá thấp, đề nghị nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng mức thuế cần đảm bảo nhất quán với chính sách không khuyến khích sân gôn phát triển.
Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược..., mặc dù dự thảo Luật đã đề nghị điều chỉnh từ 25% lên 30% nhưng nhiều đại biểu vẫn đề nghị tăng thêm vì đây là loại hình dịch vụ nhà nước không khuyến khích kinh doanh và tiêu dùng.
Về điều chỉnh mức thuế suất đối với mặt hàng ôtô (Khoản 2 Điều 7, dự thảo Luật), Chính phủ đề nghị bổ sung qui định: “Đối với mặt hàng ôtô, trong trường hợp cần thiết Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép trước khi quyết định mức thuế suất cụ thể trong phạm vi tăng hoặc giảm thuế suất tối đa không quá 20% và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất”. Tuy nhiên, các đại biểu nhất trí cao nên để Quốc hội quyết định.
Dự kiến ngày 14/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
* Thuế tiêu thụ đặc biệt là nguồn thu ổn định của ngân sách sách nhà nước. Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế này trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí không ngừng tăng, cụ thể qua các năm: năm 2003 là 6,39%, năm 2004 là 7,45%, năm 2005 là 7,73%, năm 2006 là 7,46% và năm 2007 là 9,49%. Trong tổng thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thu từ các mặt hàng ôtô, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất.
(Nguồn: Bộ Tài chính)