Xoay xở tìm nơi thuê văn phòng
Giá thuê nhiều cao ốc văn phòng ở khu trung tâm thành phố tăng cao khiến doanh nghiệp lo lắng
Tp.HCM đang trong cơn sốt tăng giá thuê mặt bằng văn phòng.
Doanh nghiệp đi thuê cũng đang lo “sốt vó” chuyện tìm giải pháp tiết kiệm hơn vì không chịu nổi khoản tiền thuê nhà ngày càng cao này.
Giá lên như diều gặp gió
Hơn một năm trước, khi cao ốc Saigon Trade Center trên đường Tôn Đức Thắng báo giá thuê văn phòng tại đây sẽ tăng từ 28 đô la Mỹ lên 35 đô la Mỹ/mét vuông, bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc Công ty Asian Trails ở Tp.HCM, đã phải chuyển trụ sở công ty đến cao ốc mới.
Địa điểm mới là Miss Aodai, một cao ốc mới xây ở đường Nguyễn Trung Ngạn gần đó, với giá chỉ 24 đô la Mỹ/mét vuông. Với diện tích 300 mét vuông, công ty này phải trả 7.200 đô la Mỹ/tháng cho chi phí thuê mặt bằng, chưa tính tiền điện. Nay một lần nữa bà lại phải tính đến chuyện dời văn phòng cũng vì lý do tương tự.
“Số tiền nói trên chiếm đến 12,5% trong tổng chi phí của công ty nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Sắp tới, giá thuê mặt bằng tiếp tục tăng thì lợi nhuận sẽ giảm hơn nữa”, bà nói. Theo bà Thủy Tiên, với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lợi nhuận chỉ vào khoảng 5%, cao nhất cũng chỉ đến 10% nên công ty phải rất cẩn trọng trong từng khoản chi tiêu.
Giá thuê ở Saigon Trade Center nay lên đến hơn 70 đô la Mỹ/mét vuông. Những cao ốc khác, đặc biệt ở quận 1 và quận 3 thậm chí còn không có chỗ.
Theo Công ty Tư vấn bất động sản CBRE, giá thuê văn phòng hạng A ở quận 1 đang ở mức 50-60 đô la Mỹ/mét vuông, hạng B khoảng 30-40 đô la Mỹ/mét vuông. Với mức giá như vậy thì chỉ có các “đại gia” mới chịu đựng nổi.
Bà Dương Thanh Thủy, chủ của hai cao ốc Lancaster và Miss Aodai, cho biết do chưa hết hợp đồng với chủ thuê nên công ty vẫn áp dụng giá thuê cũ. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 7 tới, công ty sẽ tăng giá thuê. Mức giá mới có thể lên đến 35 đô la Mỹ/mét vuông tại Miss Aodai và khoảng 45-50 đô la Mỹ/mét vuông tại Lancaster. Nếu áp dụng mức giá mới thì giá thuê ở Miss Aodai sẽ tăng đến 11 đô la Mỹ/mét vuông, tức trên 45% so với giá mà Asian Trails thuê hơn một năm trước.
Có nghĩa là hàng tháng, công ty này phải trả thêm đến 3.300 đô la Mỹ cho tiền thuê mặt bằng. Một công ty khác, chuyên phân phối mỹ phẩm của Pháp có trụ sở trên đường Thái Văn Lung, quận 1, cũng đang lao đao vì chủ thuê đã ấn định mức giá mới lên đến 60 đô la Mỹ/mét vuông.
Tìm cách xoay xở
Trong cơn sốt thiếu mặt bằng văn phòng tại khu trung tâm Tp.HCM, những lời mời, những cú điện thoại tiếp thị hấp dẫn mời thuê văn phòng mà các doanh nghiệp nhận được cách đây ít năm giờ chỉ còn là chuyện “nhắc để nhớ”. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đối phó với tình hình khó khăn này.
Mới đây, một công ty bảo hiểm quốc tế đã quyết định dời trụ sở từ trung tâm thành phố về tòa nhà E-Town tại quận Tân Bình do giá thuê nơi cũ quá cao. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang tính toán làm theo cách tương tự.
Tuy nhiên, những công ty phải giao dịch trực tiếp với khách hàng thường xuyên hay các công ty kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm tương tự như mỹ phẩm thì chuyện chuyển địa điểm ra khỏi khu trung tâm là việc rất khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp e ngại với vị trí xa, địa điểm không phổ biến, khó nhận biết thì khách sẽ khó tìm và ngại không đến giao dịch. Mặt khác, có mặt tại những cao ốc ở trung tâm cũng là một cách để giới thiệu tên tuổi cũng như khẳng định vị thế, tạo niềm tin của công ty với khách hàng, đối tác.
“Chúng tôi phải gặp khách hàng, hướng dẫn viên thường xuyên nên chuyển ra vùng ven là sẽ ảnh hưởng ngay đến chuyện kinh doanh vì không tiện đường. Với tình hình kẹt xe như hiện nay, khách có thể sẽ không đến vì sẽ mất cả giờ đồng hồ”, bà Thủy Tiên nói. Đây chính là lý do mà bà phải bỏ qua một số cao ốc ở quận 7 hoặc Bình Thạnh với nhiều chỗ còn trống và mức giá có khi chỉ bằng phân nửa so với trung tâm.
Không chỉ tính đến cách di chuyển văn phòng, một số công ty đã bàn đến cách “chia nhỏ”. Bộ phận nào giao tiếp trực tiếp với khách thì ở lại trung tâm, những bộ phận khác thì ra phía ngoài cho đỡ chi phí. Mọi công tác điều hành sẽ thực hiện qua Internet hoặc điện thoại.
“Cách này thật sự là bất tiện nhưng nếu giá thuê lên đến 50 đô la Mỹ/mét vuông thì chúng tôi cũng phải tính”, bà Tiên tâm sự. Với cách này, bà tính toán, bộ phận điều hành sẽ ở lại, còn những bộ phận cồng kềnh khác như kế toán, hành chính sẽ phải dời chỗ.
Số khác, đặc biệt là các công ty tư nhân thì tính đến chuyện mua nhà làm trụ sở nhằm chủ động về mặt bằng. Tình hình khan hiếm mặt bằng văn phòng khiến một số chủ đầu tư tính toán đến những hướng đi mới. Không thể phát triển thêm những cao ốc ngay tại trung tâm chật chội, nhà đầu tư đã nhắm đến những vị trí xa hơn. Tuy nhiên, có vẻ như với tình hình giao thông hiện nay tại Tp.HCM thì các quận vùng ven chưa hẳn đã là ưu tiên của nhà đầu tư.
Bà Thủy lý giải rằng, đi từ trung tâm có khi phải mất cả tiếng mới đến Bình Thạnh nhưng với khoảng thời gian tương tự thì có thể đến tỉnh Bình Dương, nơi có cơ sở hạ tầng, đường và tình hình giao thông rất tốt, tiện lợi cho doanh nghiệp làm việc.
Trong khi chờ những dự án cao ốc văn phòng mới, những người đi thuê mặt bằng vẫn đang tiếp tục với cuộc chiến đối phó với giá. Thay vì gặp chủ mặt bằng một tháng trước khi đáo hạn để tính thuê tiếp thì nay, hơn năm tháng nữa mới đến kỳ đáo hạn hợp đồng mà bà Thủy Tiên đã phải hẹn gặp chủ nhà để thương lượng.
Doanh nghiệp đi thuê cũng đang lo “sốt vó” chuyện tìm giải pháp tiết kiệm hơn vì không chịu nổi khoản tiền thuê nhà ngày càng cao này.
Giá lên như diều gặp gió
Hơn một năm trước, khi cao ốc Saigon Trade Center trên đường Tôn Đức Thắng báo giá thuê văn phòng tại đây sẽ tăng từ 28 đô la Mỹ lên 35 đô la Mỹ/mét vuông, bà Bùi Viết Thủy Tiên, Giám đốc Công ty Asian Trails ở Tp.HCM, đã phải chuyển trụ sở công ty đến cao ốc mới.
Địa điểm mới là Miss Aodai, một cao ốc mới xây ở đường Nguyễn Trung Ngạn gần đó, với giá chỉ 24 đô la Mỹ/mét vuông. Với diện tích 300 mét vuông, công ty này phải trả 7.200 đô la Mỹ/tháng cho chi phí thuê mặt bằng, chưa tính tiền điện. Nay một lần nữa bà lại phải tính đến chuyện dời văn phòng cũng vì lý do tương tự.
“Số tiền nói trên chiếm đến 12,5% trong tổng chi phí của công ty nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Sắp tới, giá thuê mặt bằng tiếp tục tăng thì lợi nhuận sẽ giảm hơn nữa”, bà nói. Theo bà Thủy Tiên, với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lợi nhuận chỉ vào khoảng 5%, cao nhất cũng chỉ đến 10% nên công ty phải rất cẩn trọng trong từng khoản chi tiêu.
Giá thuê ở Saigon Trade Center nay lên đến hơn 70 đô la Mỹ/mét vuông. Những cao ốc khác, đặc biệt ở quận 1 và quận 3 thậm chí còn không có chỗ.
Theo Công ty Tư vấn bất động sản CBRE, giá thuê văn phòng hạng A ở quận 1 đang ở mức 50-60 đô la Mỹ/mét vuông, hạng B khoảng 30-40 đô la Mỹ/mét vuông. Với mức giá như vậy thì chỉ có các “đại gia” mới chịu đựng nổi.
Bà Dương Thanh Thủy, chủ của hai cao ốc Lancaster và Miss Aodai, cho biết do chưa hết hợp đồng với chủ thuê nên công ty vẫn áp dụng giá thuê cũ. Tuy nhiên, đến khoảng tháng 7 tới, công ty sẽ tăng giá thuê. Mức giá mới có thể lên đến 35 đô la Mỹ/mét vuông tại Miss Aodai và khoảng 45-50 đô la Mỹ/mét vuông tại Lancaster. Nếu áp dụng mức giá mới thì giá thuê ở Miss Aodai sẽ tăng đến 11 đô la Mỹ/mét vuông, tức trên 45% so với giá mà Asian Trails thuê hơn một năm trước.
Có nghĩa là hàng tháng, công ty này phải trả thêm đến 3.300 đô la Mỹ cho tiền thuê mặt bằng. Một công ty khác, chuyên phân phối mỹ phẩm của Pháp có trụ sở trên đường Thái Văn Lung, quận 1, cũng đang lao đao vì chủ thuê đã ấn định mức giá mới lên đến 60 đô la Mỹ/mét vuông.
Tìm cách xoay xở
Trong cơn sốt thiếu mặt bằng văn phòng tại khu trung tâm Tp.HCM, những lời mời, những cú điện thoại tiếp thị hấp dẫn mời thuê văn phòng mà các doanh nghiệp nhận được cách đây ít năm giờ chỉ còn là chuyện “nhắc để nhớ”. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đối phó với tình hình khó khăn này.
Mới đây, một công ty bảo hiểm quốc tế đã quyết định dời trụ sở từ trung tâm thành phố về tòa nhà E-Town tại quận Tân Bình do giá thuê nơi cũ quá cao. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang tính toán làm theo cách tương tự.
Tuy nhiên, những công ty phải giao dịch trực tiếp với khách hàng thường xuyên hay các công ty kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm tương tự như mỹ phẩm thì chuyện chuyển địa điểm ra khỏi khu trung tâm là việc rất khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp e ngại với vị trí xa, địa điểm không phổ biến, khó nhận biết thì khách sẽ khó tìm và ngại không đến giao dịch. Mặt khác, có mặt tại những cao ốc ở trung tâm cũng là một cách để giới thiệu tên tuổi cũng như khẳng định vị thế, tạo niềm tin của công ty với khách hàng, đối tác.
“Chúng tôi phải gặp khách hàng, hướng dẫn viên thường xuyên nên chuyển ra vùng ven là sẽ ảnh hưởng ngay đến chuyện kinh doanh vì không tiện đường. Với tình hình kẹt xe như hiện nay, khách có thể sẽ không đến vì sẽ mất cả giờ đồng hồ”, bà Thủy Tiên nói. Đây chính là lý do mà bà phải bỏ qua một số cao ốc ở quận 7 hoặc Bình Thạnh với nhiều chỗ còn trống và mức giá có khi chỉ bằng phân nửa so với trung tâm.
Không chỉ tính đến cách di chuyển văn phòng, một số công ty đã bàn đến cách “chia nhỏ”. Bộ phận nào giao tiếp trực tiếp với khách thì ở lại trung tâm, những bộ phận khác thì ra phía ngoài cho đỡ chi phí. Mọi công tác điều hành sẽ thực hiện qua Internet hoặc điện thoại.
“Cách này thật sự là bất tiện nhưng nếu giá thuê lên đến 50 đô la Mỹ/mét vuông thì chúng tôi cũng phải tính”, bà Tiên tâm sự. Với cách này, bà tính toán, bộ phận điều hành sẽ ở lại, còn những bộ phận cồng kềnh khác như kế toán, hành chính sẽ phải dời chỗ.
Số khác, đặc biệt là các công ty tư nhân thì tính đến chuyện mua nhà làm trụ sở nhằm chủ động về mặt bằng. Tình hình khan hiếm mặt bằng văn phòng khiến một số chủ đầu tư tính toán đến những hướng đi mới. Không thể phát triển thêm những cao ốc ngay tại trung tâm chật chội, nhà đầu tư đã nhắm đến những vị trí xa hơn. Tuy nhiên, có vẻ như với tình hình giao thông hiện nay tại Tp.HCM thì các quận vùng ven chưa hẳn đã là ưu tiên của nhà đầu tư.
Bà Thủy lý giải rằng, đi từ trung tâm có khi phải mất cả tiếng mới đến Bình Thạnh nhưng với khoảng thời gian tương tự thì có thể đến tỉnh Bình Dương, nơi có cơ sở hạ tầng, đường và tình hình giao thông rất tốt, tiện lợi cho doanh nghiệp làm việc.
Trong khi chờ những dự án cao ốc văn phòng mới, những người đi thuê mặt bằng vẫn đang tiếp tục với cuộc chiến đối phó với giá. Thay vì gặp chủ mặt bằng một tháng trước khi đáo hạn để tính thuê tiếp thì nay, hơn năm tháng nữa mới đến kỳ đáo hạn hợp đồng mà bà Thủy Tiên đã phải hẹn gặp chủ nhà để thương lượng.