Xuất khẩu nông sản 2007: Vừa mừng, vừa lo
Sau một năm gia nhập WTO, "bức tranh" xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD
Những đợt thiên tai liên tiếp gây thiệt hại gần 7.200 tỷ đồng, các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tồn tại dai dẳng, giá cả vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục..., là những khó khăn lớn của ngành nông nghiệp trong năm 2007.
Nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước.
Đặc biệt, 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền vững cho nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện.
Xuất khẩu vượt chỉ tiêu năm 2010
Sau một năm gia nhập WTO, "bức tranh" xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD.
Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.
Cà phê là mặt hàng về đích sớm với khoảng 1,8 tỷ USD tăng gần 50% so với năm 2006 (năm 2006 xuất khoảng 1,2 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD tăng 16%, trong khi đó thủy sản vẫn dẫn đầu với mốc 3,75 tỷ USD.
Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3.500 USD/tấn (năm 2006 là 1.500 USD/tấn), vì vậy, dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9%.
Những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao đã cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng khoảng 25%, tương ứng 270-280 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, tăng 18%.
Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm sản đã tăng 14%, khối doanh nghiệp dân doanh tăng tới 27,4%, đưa tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn lên 40%. Chỉ riêng khu vực làng nghề (2.020 làng) đã thu hút được 1,5 triệu hộ, với giá trị sản xuất đạt 15.000-20.000 tỷ đồng.
Được mùa nhưng chưa hết lo
Phát triển tập trung cho những loại nông sản có lợi thế, có thị trường xuất khẩu, năm 2007, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục "được mùa" bất chấp khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, giá cả leo thang...
Diện tích lúa vẫn đạt gần 7,4 triệu ha cùng sản lượng đạt 35,8 triệu tấn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Diện tích ngô 1,1 triệu ha, có sản lượng 4,3 triệu tấn (tăng trên 500.000 tấn), các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, điều, mía... đạt khoảng 2 triệu ha.
Trong khi đó, dù dịch cúm gia cầm, lợn "tai xanh", lở mồm long móng diễn ra trên diện rộng nhưng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng khá với tổng sản lượng thịt hơi 3,83 triệu tấn, tăng 12,6% so với năm 2006, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp lên 27%.
Đặc biệt, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển mạnh mẽ với 83.000 trang trại, 8.320 hợp tác xã, 310/329 doanh nghiệp trực thuộc với số vốn trên 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, nhìn tổng quát, nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc.
Thế nhưng, việc hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao mới chỉ manh nha do quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiệp kém, trình độ lao động nông thôn thấp, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp và thực tiễn hạn chế...
Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 để đạt mục tiêu tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.
Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực (lúa, ngô) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống, chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7,25 triệu ha lúa đạt 36-36,5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn.
Các loại cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chè, mía...) duy trì diện tích hiện tại, chỉ phát triển mới ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, tập trung chủ yếu vào cải tạo, đưa các giống mới để cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng. Diện tích các loại cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện quy trình sản xuất GAP với diện tích dự kiến khoảng 800.000 ha.
Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò và trâu thịt trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 9,4%. Trong đó, sản lượng thịt hơi đạt 4,18 triệu tấn, sữa tươi 282.000 tấn, thức ăn chăn nuôi là 9 triệu tấn...
Ngành thủy sản phấn đấu đạt 4,1 triệu tấn sản phẩm với mục tiêu ổn định khai thác bền vững, tăng nuôi trồng.Bên cạnh đó, những chương trình hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu, chuyển gia khoa học công nghệ..., sẽ góp phần duy trì tốc độ phát triển bền vững cho nông nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, thì các chương trình đối phó với thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng là một ưu tiên hoạt động của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đáng chú ý, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng đề án về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn, triển khai các mô hình thí điểm phát triển nông thôn mới cấp làng, thôn bản, hỗ trợ các vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn để xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục nghiên cứu để hình thành các tiêu chí về nông thôn mới, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao ở nông thôn cũng như phát triển nền nông nghiệp hiện đại năng suất gấp nhiều lần hiện nay, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng ở khu vực này...
Nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển theo hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng 3,25%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,8% GDP cả nước.
Đặc biệt, 7 chương trình trọng tâm nhằm tăng cường tính bền vững cho nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai hiệu quả, tạo sức bật mạnh mẽ cho nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện.
Xuất khẩu vượt chỉ tiêu năm 2010
Sau một năm gia nhập WTO, "bức tranh" xuất khẩu nông sản đẹp hơn bao giờ hết với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1,5 tỷ USD.
Hầu hết hàng nông sản năm nay đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ.
Cà phê là mặt hàng về đích sớm với khoảng 1,8 tỷ USD tăng gần 50% so với năm 2006 (năm 2006 xuất khoảng 1,2 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2,34 tỷ USD tăng 21% so với năm 2006; cao su trên 1,4 tỷ USD, tăng 10%; gạo là 1,48 tỷ USD tăng 16%, trong khi đó thủy sản vẫn dẫn đầu với mốc 3,75 tỷ USD.
Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3.500 USD/tấn (năm 2006 là 1.500 USD/tấn), vì vậy, dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57,9%.
Những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao đã cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng khoảng 25%, tương ứng 270-280 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, tăng 18%.
Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm sản đã tăng 14%, khối doanh nghiệp dân doanh tăng tới 27,4%, đưa tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn lên 40%. Chỉ riêng khu vực làng nghề (2.020 làng) đã thu hút được 1,5 triệu hộ, với giá trị sản xuất đạt 15.000-20.000 tỷ đồng.
Được mùa nhưng chưa hết lo
Phát triển tập trung cho những loại nông sản có lợi thế, có thị trường xuất khẩu, năm 2007, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục "được mùa" bất chấp khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, giá cả leo thang...
Diện tích lúa vẫn đạt gần 7,4 triệu ha cùng sản lượng đạt 35,8 triệu tấn đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Diện tích ngô 1,1 triệu ha, có sản lượng 4,3 triệu tấn (tăng trên 500.000 tấn), các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, điều, mía... đạt khoảng 2 triệu ha.
Trong khi đó, dù dịch cúm gia cầm, lợn "tai xanh", lở mồm long móng diễn ra trên diện rộng nhưng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng khá với tổng sản lượng thịt hơi 3,83 triệu tấn, tăng 12,6% so với năm 2006, góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp lên 27%.
Đặc biệt, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển mạnh mẽ với 83.000 trang trại, 8.320 hợp tác xã, 310/329 doanh nghiệp trực thuộc với số vốn trên 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, nhìn tổng quát, nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia súc, gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc.
Thế nhưng, việc hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao mới chỉ manh nha do quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiệp kém, trình độ lao động nông thôn thấp, khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học nông nghiệp và thực tiễn hạn chế...
Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 để đạt mục tiêu tăng trưởng 3,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.
Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực (lúa, ngô) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống, chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7,25 triệu ha lúa đạt 36-36,5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn.
Các loại cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chè, mía...) duy trì diện tích hiện tại, chỉ phát triển mới ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, tập trung chủ yếu vào cải tạo, đưa các giống mới để cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng. Diện tích các loại cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện quy trình sản xuất GAP với diện tích dự kiến khoảng 800.000 ha.
Ngành chăn nuôi chủ yếu tập trung phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò và trâu thịt trong đó đặc biệt lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng 9,4%. Trong đó, sản lượng thịt hơi đạt 4,18 triệu tấn, sữa tươi 282.000 tấn, thức ăn chăn nuôi là 9 triệu tấn...
Ngành thủy sản phấn đấu đạt 4,1 triệu tấn sản phẩm với mục tiêu ổn định khai thác bền vững, tăng nuôi trồng.Bên cạnh đó, những chương trình hỗ trợ xuất khẩu, phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu, chuyển gia khoa học công nghệ..., sẽ góp phần duy trì tốc độ phát triển bền vững cho nông nghiệp.
Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, thì các chương trình đối phó với thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng là một ưu tiên hoạt động của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đáng chú ý, năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng đề án về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn, triển khai các mô hình thí điểm phát triển nông thôn mới cấp làng, thôn bản, hỗ trợ các vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn để xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục nghiên cứu để hình thành các tiêu chí về nông thôn mới, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao ở nông thôn cũng như phát triển nền nông nghiệp hiện đại năng suất gấp nhiều lần hiện nay, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng ở khu vực này...