Y tế công và tư nhân sẽ bình đẳng
Theo dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đang xây dựng, sẽ không có sự phân biệt giữa khu vực y tế công và tư nhân
Theo dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đang xây dựng, sẽ không có sự phân biệt giữa khu vực y tế công và tư nhân.
Sáng 28/8 tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh. Dự thảo gồm 10 chương, 84 điều, dự kiến sẽ hoàn thiện và trình Chính phủ vào tháng 12/2008, sau đó sẽ trình Quốc hội vào tháng 5/2009.
Ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết hệ thống pháp luật về y tế của Việt Nam vẫn thiếu những quy định cụ thể trong việc khám bệnh, chữa bệnh. Vì vậy, dự thảo luật này rất chú trọng tới việc đảm bảo quyền lợi của người bệnh cũng như các tổ chức khám chữa bệnh cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Khi được áp dụng luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. “Điều này cũng sẽ góp phần thực hiện chủ trương, nhà nước chỉ là “hoa tiêu” định hướng cho việc khám chữa bệnh đi đúng mục tiêu đã đề ra”, ông Quang nói.
Theo dự thảo, giấy phép hành nghề sẽ được cấp cho mọi đối hành nghề khám chữa bệnh thỏa mãn được những quy định chung của luật định trong thời hạn 5 năm. Giấy phép hoạt động cũng sẽ được cấp cho tất cả các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh đáp ứng được các quy định chung và không có sự phân biệt khu vực nhà nước và tư nhân.
Theo đó, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có giá trị 5 năm đối với hình thức bệnh viện và 3 năm đối với các hình thức tổ chức hành nghề khám bệnh chữa bệnh khác kể từ ngày cấp.
Chậm nhất là 3 tháng trước khi hết hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm thủ tục để gia hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã cấp. Thời gian gia hạn tương ứng với thời hạn của giấy phép đã được cấp.
Cũng theo dự thảo của luật này, người bệnh sẽ có có quyền cơ bản sau. Đó là: quyền được quyết định những vẫn đề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến bản thân; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng; quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được trao đổi thông tin, tiếp cận với hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh; quyền được từ chối chữa bệnh, chuyển và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn người đại diện cho mình; quyền của người bị mất, không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, với những quyền nêu trên người bệnh và bác sỹ sẽ có nhiều điều kiện để chia sẻ, giám sát thông tin. Ngoài ra, quy định này cũng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ.
* Cũng theo bản dự thảo, những hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm:
1. Từ chối cấp cứu người bệnh.
2. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép hoặc không có giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thuê, mượn giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Lợi dụng cơ sở vật chất của Nhà nước để hành nghề khám chữa bệnh tư nhân.
5. Áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để khám chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của Bộ Y tế.
6. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc quảng cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng theo quy định của pháp luật.
7. Sử dụng các hình thức mê tín trong khám chữa bệnh hoặc lợi dụng y học cổ truyền để tuyên truyền, quảng bá gian dối về phương pháp chữa bệnh, về thuốc chữa bệnh.
8. Không tuân thủ quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng danh dự, nhân phẩm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi đang làm nhiệm vụ.
10. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
Sáng 28/8 tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh. Dự thảo gồm 10 chương, 84 điều, dự kiến sẽ hoàn thiện và trình Chính phủ vào tháng 12/2008, sau đó sẽ trình Quốc hội vào tháng 5/2009.
Ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết hệ thống pháp luật về y tế của Việt Nam vẫn thiếu những quy định cụ thể trong việc khám bệnh, chữa bệnh. Vì vậy, dự thảo luật này rất chú trọng tới việc đảm bảo quyền lợi của người bệnh cũng như các tổ chức khám chữa bệnh cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Khi được áp dụng luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. “Điều này cũng sẽ góp phần thực hiện chủ trương, nhà nước chỉ là “hoa tiêu” định hướng cho việc khám chữa bệnh đi đúng mục tiêu đã đề ra”, ông Quang nói.
Theo dự thảo, giấy phép hành nghề sẽ được cấp cho mọi đối hành nghề khám chữa bệnh thỏa mãn được những quy định chung của luật định trong thời hạn 5 năm. Giấy phép hoạt động cũng sẽ được cấp cho tất cả các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh đáp ứng được các quy định chung và không có sự phân biệt khu vực nhà nước và tư nhân.
Theo đó, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có giá trị 5 năm đối với hình thức bệnh viện và 3 năm đối với các hình thức tổ chức hành nghề khám bệnh chữa bệnh khác kể từ ngày cấp.
Chậm nhất là 3 tháng trước khi hết hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải làm thủ tục để gia hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã cấp. Thời gian gia hạn tương ứng với thời hạn của giấy phép đã được cấp.
Cũng theo dự thảo của luật này, người bệnh sẽ có có quyền cơ bản sau. Đó là: quyền được quyết định những vẫn đề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến bản thân; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng; quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được trao đổi thông tin, tiếp cận với hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh; quyền được từ chối chữa bệnh, chuyển và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn người đại diện cho mình; quyền của người bị mất, không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, với những quyền nêu trên người bệnh và bác sỹ sẽ có nhiều điều kiện để chia sẻ, giám sát thông tin. Ngoài ra, quy định này cũng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ.
* Cũng theo bản dự thảo, những hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm:
1. Từ chối cấp cứu người bệnh.
2. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép hoặc không có giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thuê, mượn giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
4. Lợi dụng cơ sở vật chất của Nhà nước để hành nghề khám chữa bệnh tư nhân.
5. Áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để khám chữa bệnh cho người bệnh khi chưa được phép của Bộ Y tế.
6. Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc quảng cáo hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng theo quy định của pháp luật.
7. Sử dụng các hình thức mê tín trong khám chữa bệnh hoặc lợi dụng y học cổ truyền để tuyên truyền, quảng bá gian dối về phương pháp chữa bệnh, về thuốc chữa bệnh.
8. Không tuân thủ quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.
9. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng danh dự, nhân phẩm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi đang làm nhiệm vụ.
10. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.