11 lần đàm phán với nhà thầu Trung Quốc tại dự án 12.000 tỷ Đạm Ninh Bình
Chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành từ tháng 9/2012, nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) vừa gửi báo cáo kế hoạch kinh doanh năm 2017 lên Bộ Công Thương. Báo cáo đề cập đến nhiều khó khăn nội tại của tập đoàn, trong đó nổi bật là hai nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc.
11 lần đàm phán
Dự án Đạm Ninh Bình do Vinachem làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn một năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, nằm tại tỉnh Ninh Bình.
Đây là dự án lớn nhất của Vinachem và đơn vị cũng sở hữu 100% nhưng vốn tự có khi đó chỉ là 100 triệu USD, còn lại ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho vay 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.
Nhà máy được vận hành chính thức vào năm 2012, và thua lỗ từ đó đến nay đã lên tới 2.700 tỷ đồng.
Vinachem cho biết, chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành của nhà thầu EPC là HQC Trung Quốc từ tháng 9/2012, nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Vinachem và nhà thầu HQC đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của hợp đồng.
“Kết thúc buổi đàm phán cấp cao được tổ chức ngày 14/6 đến 17/6, về cơ bản phương án giải quyết các tồn tại của dự án đã được hai bên đề xuất và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên để đưa ra quyết định cuối cùng”, báo cáo nêu.
Theo đó, một số tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm, bao gồm: thời gian chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, các thay đổi trong quá trình thi công liên quan đến thay đổi kết cấu, vật liệu cấu kiện sử dụng trong thi công, thiết bị của dự án, hồ sơ thiết bị…
Hồ sơ dự án, tài liệu hoàn công, báo cáo cuối cùng, nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp trước ngày 25/6, nhưng đến nay phía Vinachem vẫn chưa nhận được.
“Theo quy định tại Thông tư 09 của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành, Vinachem đã có văn bản ngày 11/8 yêu cầu HQC bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tài liệu quyết toán gói thầu EPC dự án Đạm Ninh Bình, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời của nhà thầu”, Vinachem khẳng định.
Trong khi đó, Đạm Hà Bắc cũng lao đao vì thua lỗ lớn. Năm 2015, Đạm Hà Bắc lỗ 677 tỷ đồng, năm 2016 dự tính số lỗ còn cao hơn kế hoạch 488 tỷ, và dự tính còn lỗ đến 2019.
Lo “giải cứu” và xin ưu đãi
Để “giải cứu” hai nhà máy phân đạm, Vinachem đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành cung cấp đủ vốn điều lệ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương.
Để giảm chi phí nguyên liêu than đầu vào cho các nhà máy phân đạm, Vinachem đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị lên Thủ tướng ban hành cơ chế bán than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay đang bán cho sản xuất phân urê. Thời gian áp dụng là 36 tháng.
Đặc biệt, Vinachem còn đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho dự án Đạm Ninh Bình thành vốn đầu tư của Nhà nước tại Vinachem, với số nợ là 2.708 tỷ đồng.
Trong trường hợp không được chuyển nợ vay thành vốn Nhà nước đầu tư nêu trên, Vinachem đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay của VDB trong thời hạn 5 năm, từ 2016 đến 2020, tức là không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.
Với khoản nợ 250 triệu USD với đối tác Eximbank Trung Quốc của Đạm Ninh Bình, Vinachem cũng đề nghị Thủ tướng cho khoanh nợ khoản vay trong thời hạn 5 năm.
Với dự án Đạm Hà Bắc, Vinachem đề nghị Thủ tướng cho phép khoanh nợ khoản vay của dự án cải tạo - mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc tại VDB, cũng như điều chỉnh giảm lãi suất đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại VDB của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.
Ngoài ra, Vinachem còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện vốn tại các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắ vay vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng, Vinachem đã kiến nghị Bộ Công Thương không tiếp tục xem xét, cấp phép đầu tư dự án sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, nhất là các loại phân bón sản xuất trong nước đã “đáp ứng đủ như cầu”.
Dự báo còn khó khăn
Kết quả kinh doanh thua lỗ của hai nhà máy đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Vinachem năm nay.
Lần đầu tiên, tập đoàn này rơi vào thua lỗ sau hàng thập kỷ với hơn 203 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, trong đó công ty mẹ Vinachem lỗ 456 tỷ.
Doanh thu đạt hơn 21.700 đồng, giảm 9,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu đạt 107,6 triệu USD, giảm hơn 25%, nhập khẩu đạt 100 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ 2015.
Ngoài ra, nguyên nhân của việc sụt giảm này, theo Vinachem còn do tác động của nạn hạn hán kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn xâm lấn khiến diện tích trồng trọt giảm, dẫn tới nhu cầu phân bón giảm theo. Ưu đãi thuế quan của hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc cũng tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm phân bón từ Trung Quốc. Tình trạng phân bón giả, lãi vay lớn, chi phí khấu hao lớn… đè nặng doanh nghiệp.
“6 tháng cuối năm, tập đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với nhóm ngành phân bón do nhu cầu thấp và xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại”, Vinachem dự báo.
Trong bối cảnh khó khăn, Vinachem đặt mục tiêu doanh thu năm nay khá ảm đạm với gần 42.600 tỷ đồng, giảm 9,4%, lỗ 806 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hơn 25.000 nhân viên đạt trên 8 triệu đồng một tháng. Năm 2017, Vinachem đặt kế hoạch doanh thu 44.956 tỷ đồng, lợi nhuận 107 tỷ.
11 lần đàm phán
Dự án Đạm Ninh Bình do Vinachem làm chủ đầu tư, có công suất 560.000 tấn một năm, vốn đầu tư khoảng 667 triệu USD, nằm tại tỉnh Ninh Bình.
Đây là dự án lớn nhất của Vinachem và đơn vị cũng sở hữu 100% nhưng vốn tự có khi đó chỉ là 100 triệu USD, còn lại ngân hàng Eximbank Trung Quốc cho vay 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.
Nhà máy được vận hành chính thức vào năm 2012, và thua lỗ từ đó đến nay đã lên tới 2.700 tỷ đồng.
Vinachem cho biết, chủ đầu tư nhận bàn giao quyền vận hành của nhà thầu EPC là HQC Trung Quốc từ tháng 9/2012, nhưng đến nay chưa quyết toán được gói thầu EPC.
Từ đầu năm 2014 đến nay, Vinachem và nhà thầu HQC đã tiến hành đàm phán 11 đợt để giải quyết các tồn tại của hợp đồng.
“Kết thúc buổi đàm phán cấp cao được tổ chức ngày 14/6 đến 17/6, về cơ bản phương án giải quyết các tồn tại của dự án đã được hai bên đề xuất và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên để đưa ra quyết định cuối cùng”, báo cáo nêu.
Theo đó, một số tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm, bao gồm: thời gian chậm tiến độ thực hiện hợp đồng, các thay đổi trong quá trình thi công liên quan đến thay đổi kết cấu, vật liệu cấu kiện sử dụng trong thi công, thiết bị của dự án, hồ sơ thiết bị…
Hồ sơ dự án, tài liệu hoàn công, báo cáo cuối cùng, nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp trước ngày 25/6, nhưng đến nay phía Vinachem vẫn chưa nhận được.
“Theo quy định tại Thông tư 09 của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành, Vinachem đã có văn bản ngày 11/8 yêu cầu HQC bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tài liệu quyết toán gói thầu EPC dự án Đạm Ninh Bình, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời của nhà thầu”, Vinachem khẳng định.
Trong khi đó, Đạm Hà Bắc cũng lao đao vì thua lỗ lớn. Năm 2015, Đạm Hà Bắc lỗ 677 tỷ đồng, năm 2016 dự tính số lỗ còn cao hơn kế hoạch 488 tỷ, và dự tính còn lỗ đến 2019.
Lo “giải cứu” và xin ưu đãi
Để “giải cứu” hai nhà máy phân đạm, Vinachem đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành cung cấp đủ vốn điều lệ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương.
Để giảm chi phí nguyên liêu than đầu vào cho các nhà máy phân đạm, Vinachem đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị lên Thủ tướng ban hành cơ chế bán than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay đang bán cho sản xuất phân urê. Thời gian áp dụng là 36 tháng.
Đặc biệt, Vinachem còn đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho dự án Đạm Ninh Bình thành vốn đầu tư của Nhà nước tại Vinachem, với số nợ là 2.708 tỷ đồng.
Trong trường hợp không được chuyển nợ vay thành vốn Nhà nước đầu tư nêu trên, Vinachem đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay của VDB trong thời hạn 5 năm, từ 2016 đến 2020, tức là không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.
Với khoản nợ 250 triệu USD với đối tác Eximbank Trung Quốc của Đạm Ninh Bình, Vinachem cũng đề nghị Thủ tướng cho khoanh nợ khoản vay trong thời hạn 5 năm.
Với dự án Đạm Hà Bắc, Vinachem đề nghị Thủ tướng cho phép khoanh nợ khoản vay của dự án cải tạo - mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc tại VDB, cũng như điều chỉnh giảm lãi suất đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại VDB của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.
Ngoài ra, Vinachem còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện vốn tại các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắ vay vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng, Vinachem đã kiến nghị Bộ Công Thương không tiếp tục xem xét, cấp phép đầu tư dự án sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, nhất là các loại phân bón sản xuất trong nước đã “đáp ứng đủ như cầu”.
Dự báo còn khó khăn
Kết quả kinh doanh thua lỗ của hai nhà máy đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Vinachem năm nay.
Lần đầu tiên, tập đoàn này rơi vào thua lỗ sau hàng thập kỷ với hơn 203 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, trong đó công ty mẹ Vinachem lỗ 456 tỷ.
Doanh thu đạt hơn 21.700 đồng, giảm 9,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu đạt 107,6 triệu USD, giảm hơn 25%, nhập khẩu đạt 100 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ 2015.
Ngoài ra, nguyên nhân của việc sụt giảm này, theo Vinachem còn do tác động của nạn hạn hán kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn xâm lấn khiến diện tích trồng trọt giảm, dẫn tới nhu cầu phân bón giảm theo. Ưu đãi thuế quan của hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc cũng tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm phân bón từ Trung Quốc. Tình trạng phân bón giả, lãi vay lớn, chi phí khấu hao lớn… đè nặng doanh nghiệp.
“6 tháng cuối năm, tập đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với nhóm ngành phân bón do nhu cầu thấp và xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại”, Vinachem dự báo.
Trong bối cảnh khó khăn, Vinachem đặt mục tiêu doanh thu năm nay khá ảm đạm với gần 42.600 tỷ đồng, giảm 9,4%, lỗ 806 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hơn 25.000 nhân viên đạt trên 8 triệu đồng một tháng. Năm 2017, Vinachem đặt kế hoạch doanh thu 44.956 tỷ đồng, lợi nhuận 107 tỷ.