120 ngân hàng Mỹ lâm nạn từ đầu năm
Ngày 6/11, thêm 5 ngân hàng Mỹ bị giải thể, nâng tổng số nhà băng "sập tiệm" ở nước này từ đầu năm tới nay lên 120
Ngày 6/11, thêm 5 ngân hàng Mỹ bị giải thể, nâng tổng số nhà băng "sập tiệm" ở nước này từ đầu năm tới nay lên 120.
Với tình hình kinh tế chưa mấy khởi sắc, cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp đã vượt mức 10% và làn sóng vỡ nợ tiếp tục dâng cao, giới phân tích dự báo từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng ở nước này không duy trì nổi sự tồn tại.
5 ngân hàng bị nhà chức trách Mỹ đóng cửa lần này thuộc các bang Georgia, Michigan, Minnesota, Missouri, và California.
Trong đó, có quy mô lớn nhất là ngân hàng United Commercial Bank ở San Francisco, bang California, với tổng tài sản 11,2 tỷ USD và nắm giữ 7,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi tiếp quản, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã bán lại ngân hàng này cho ngân hàng East West Bancorp có trụ sở ở cùng bang.
Các ngân hàng đổ vỡ còn lại đều là các ngân hàng có quy mô nhỏ, với giá trị tài sản từ xấp xỉ 30 triệu USD tới 200 triệu USD. FDIC đều đã tìm được khách mua lại các ngân hàng đổ vỡ này.
Theo ước tính ban đầu, 5 vụ đổ vỡ nhà băng trong ngày 6/11 sẽ làm quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC thiệt hại một khoản trên 1,53 tỷ USD. Trong đó, riêng vụ sụp đổ của United Commercial Bank tiêu tốn 1,4 tỷ USD.
Với 1 ngân hàng "ra đi" trong đợt này, tiểu bang Georgia từ đầu năm tới nay đã chứng kiến sự đổ vỡ của 21 ngân hàng, nhiều hơn so với bất kỳ tiểu bang nào khác tại Mỹ. Phần lớn các ngân hàng lâm nạn ở bang Georgia năm nay đều tập trung ở khu vực Atlanta, nơi sự lao dốc của thị trường bất động sản diễn ra nghiêm trọng nhất và làm biến dạng bộ mặt kinh tế của cả vùng.
Ngoài ra, các tiểu bang California và Illinois cũng là những bang hàng đầu xét về số nhà băng sụp đổ trong năm 2009 này.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại trong quý 3 vừa qua, với mức tăng 3,5% sau 4 quý liền suy giảm liên tục. Tuy nhiên, giới quan sát và các nhà chức trách nước này hiện vẫn đang tỏ ra hết sức thận trọng về sự phục hồi này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây đã tuyên bố sẽ còn duy trì lãi suất đồng USD ở mức thấp kỷ lục 0-0,25% thêm một thời gian nữa.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang liên tục leo thang và đã vượt mốc 10%. Số liệu mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/11 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của nước này là 10,2%, cao nhất trong vòng 26 năm qua.
Tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà lớn nhất của Mỹ Freddie Mac ngày 6/11 báo lỗ 5 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, đồng thời cho biết sẽ phải cần thêm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong lúc bối cảnh u ám trên thị trường nhà đất còn kéo dài.
Liên tục phải giải quyết các vụ giải thể ngân hàng từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra đến nay, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC hiện đã trở thành con số âm. Tuy nhiên, FDIC vẫn có trong tay hàng tỷ USD dự trữ và mức hạn ngạch tín dụng lên tới 500 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ cấp cho. Ngoài ra, FDIC còn đang đề xuất giải pháp trong đó gần 8.100 ngân hàng thuộc diện bảo hiểm của cơ quan này nộp trước 3 năm phí bảo hiểm tiền gửi.
FDIC đang áp dụng mức trần bảo hiểm tiền gửi là 250.000 USD cho mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn. Trong trường hợp sự phục hồi của kinh tế Mỹ ngưng trệ, tỷ lệ vỡ nợ ở các khoản vay này có thể tăng vọt.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama mới đây đã đề xuất kế hoạch bơm vốn lãi suất thấp cho các ngân hàng quy mô nhỏ, với điều kiện các ngân hàng này phải cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu kế hoạch này được thông qua, vốn sẽ được lấy từ khoản tiền 700 tỷ USD của chương trình giải cứu hệ thống tài chính.
Từ đầu năm tới nay, đã có 120 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa (khiến quỹ của FDIC thiệt hại tổng cộng 27 tỷ USD), nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay.
Cuối quý 2 vừa qua, FDIC liệt 416 ngân hàng Mỹ vào danh sách có nguy cơ đóng cửa. Ước tính, 13% số ngân hàng bị FDIC liệt vào danh sách này rốt cục sẽ sụp đổ.
(Theo AP, Reuters)
Với tình hình kinh tế chưa mấy khởi sắc, cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp đã vượt mức 10% và làn sóng vỡ nợ tiếp tục dâng cao, giới phân tích dự báo từ nay tới cuối năm sẽ còn có thêm nhiều ngân hàng ở nước này không duy trì nổi sự tồn tại.
5 ngân hàng bị nhà chức trách Mỹ đóng cửa lần này thuộc các bang Georgia, Michigan, Minnesota, Missouri, và California.
Trong đó, có quy mô lớn nhất là ngân hàng United Commercial Bank ở San Francisco, bang California, với tổng tài sản 11,2 tỷ USD và nắm giữ 7,5 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi tiếp quản, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã bán lại ngân hàng này cho ngân hàng East West Bancorp có trụ sở ở cùng bang.
Các ngân hàng đổ vỡ còn lại đều là các ngân hàng có quy mô nhỏ, với giá trị tài sản từ xấp xỉ 30 triệu USD tới 200 triệu USD. FDIC đều đã tìm được khách mua lại các ngân hàng đổ vỡ này.
Theo ước tính ban đầu, 5 vụ đổ vỡ nhà băng trong ngày 6/11 sẽ làm quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC thiệt hại một khoản trên 1,53 tỷ USD. Trong đó, riêng vụ sụp đổ của United Commercial Bank tiêu tốn 1,4 tỷ USD.
Với 1 ngân hàng "ra đi" trong đợt này, tiểu bang Georgia từ đầu năm tới nay đã chứng kiến sự đổ vỡ của 21 ngân hàng, nhiều hơn so với bất kỳ tiểu bang nào khác tại Mỹ. Phần lớn các ngân hàng lâm nạn ở bang Georgia năm nay đều tập trung ở khu vực Atlanta, nơi sự lao dốc của thị trường bất động sản diễn ra nghiêm trọng nhất và làm biến dạng bộ mặt kinh tế của cả vùng.
Ngoài ra, các tiểu bang California và Illinois cũng là những bang hàng đầu xét về số nhà băng sụp đổ trong năm 2009 này.
Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại trong quý 3 vừa qua, với mức tăng 3,5% sau 4 quý liền suy giảm liên tục. Tuy nhiên, giới quan sát và các nhà chức trách nước này hiện vẫn đang tỏ ra hết sức thận trọng về sự phục hồi này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) mới đây đã tuyên bố sẽ còn duy trì lãi suất đồng USD ở mức thấp kỷ lục 0-0,25% thêm một thời gian nữa.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang liên tục leo thang và đã vượt mốc 10%. Số liệu mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/11 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 của nước này là 10,2%, cao nhất trong vòng 26 năm qua.
Tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà lớn nhất của Mỹ Freddie Mac ngày 6/11 báo lỗ 5 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, đồng thời cho biết sẽ phải cần thêm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong lúc bối cảnh u ám trên thị trường nhà đất còn kéo dài.
Liên tục phải giải quyết các vụ giải thể ngân hàng từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra đến nay, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC hiện đã trở thành con số âm. Tuy nhiên, FDIC vẫn có trong tay hàng tỷ USD dự trữ và mức hạn ngạch tín dụng lên tới 500 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ cấp cho. Ngoài ra, FDIC còn đang đề xuất giải pháp trong đó gần 8.100 ngân hàng thuộc diện bảo hiểm của cơ quan này nộp trước 3 năm phí bảo hiểm tiền gửi.
FDIC đang áp dụng mức trần bảo hiểm tiền gửi là 250.000 USD cho mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn. Trong trường hợp sự phục hồi của kinh tế Mỹ ngưng trệ, tỷ lệ vỡ nợ ở các khoản vay này có thể tăng vọt.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama mới đây đã đề xuất kế hoạch bơm vốn lãi suất thấp cho các ngân hàng quy mô nhỏ, với điều kiện các ngân hàng này phải cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu kế hoạch này được thông qua, vốn sẽ được lấy từ khoản tiền 700 tỷ USD của chương trình giải cứu hệ thống tài chính.
Từ đầu năm tới nay, đã có 120 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa (khiến quỹ của FDIC thiệt hại tổng cộng 27 tỷ USD), nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay năm 1992 tới nay.
Cuối quý 2 vừa qua, FDIC liệt 416 ngân hàng Mỹ vào danh sách có nguy cơ đóng cửa. Ước tính, 13% số ngân hàng bị FDIC liệt vào danh sách này rốt cục sẽ sụp đổ.
(Theo AP, Reuters)