18 thương hiệu Trung Quốc đắt nhất
Trung Quốc ngày càng có nhiều thương hiệu đắt giá hàng đầu trên thế giới
Trung Quốc hiện ngày càng sở hữu nhiều thương hiệu đắt giá trên thế giới. Mặc dù trong đó có cả nhiều thương hiệu thế giới chưa "quen mặt" nhưng chúng vẫn đang tăng trưởng với nhịp độ chóng mặt.
Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức nghiên cứu Hồ Nhuận, giá trị 100 thương hiệu hàng đầu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay đã tăng 27%, trong đó có tới 9 thương hiệu đạt giá trị trên 10 tỷ USD.
Hãng viễn thông China Mobile không còn là thương hiệu đắt giá nhất ở Trung Quốc, mà thay vào đó là ngân hàng ICBC. Đáng chú ý hơn, 6 vị trí trong top 10 đều là thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, báo cáo của Hồ Nhuận chỉ bao gồm các doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc đại lục.
18. Wahaha
Giá trị thương hiệu: 4,4 tỷ USD
Thương hiệu thực phẩm và nước uống Wahaha là một bộ phận của tập đoàn Wahaha Hàng Châu, công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Sản phẩm của Wahaha bao gồm nước uống đóng chai, nước hoa quả, nước trà, sữa, mì ăn liền, hạt hướng dương và rất nhiều sản phẩm khác nữa.
17. Bảo hiểm CPIC
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
Được thành lập vào năm 1991, công ty bảo hiểm Thái Bình Dương Trung Quốc (CPIC) ban đầu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhân thọ và bất động sản, nhưng sau đó hãng mở rộng phạm vi hoạt động sang đầu tư và quản lý tài sản. CPIC chính thức lên sàn từ năm 2007.
16. Ngân hàng Giao thông Trung Quốc (BoCom)
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
BoCom hiện là một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất ở nền kinh tế số hai thế giới. Năm 2005, ngân hàng HSBC đã mua lại 19,9% cổ phần trong tổ chức tài chính này.
15. Mạng Taobao
Giá trị thương hiệu: 5 tỷ USD
Taobao là mạng kinh doanh trực tuyến khổng lồ do tập đoàn Alibaba sáng lập. Trang web này là một địa chỉ bán đấu giá rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nhiều người Trung Quốc ưa chuộng Taobao như một địa chỉ mua sắm tin cậy và có chất lượng
14. Rượu Wuliangye
Giá trị thương hiệu: 7,5 tỷ USD
Thêm một thương hiệu đồ uống có giá trị thương hiệu lớn, nhưng chuyên sâu về rượu. Công ty Wuliangye Yibin cung cấp nhiều sản phẩm rượu khác nhau dưới nhãn hiệu Wuliangye. Hãng cũng cung cấp các dịch vụ hóa chất và xây dựng.
13. China Telecom
Giá trị thương hiệu: 8,5 tỷ USD
China Telecom là tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc, được thành lập vào năm 2002. China Telecom hiện đã niêm yết cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán Hồng Kông và New York.
12. Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc
Giá trị thương hiệu: 9 tỷ USD
Được thành lập vào năm 1987, nhà băng này hiện có hơn 800 chi nhánh chính, phụ trên khắp Trung Quốc đại lục và Đặc khu Hồng Kông. Ngoài ra, ngân hàng còn có một chi nhánh đặt tại New York, Mỹ. Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc chính thức lên sàn vào năm 2002.
11. Thuốc lá Trung Hoa
Giá trị thương hiệu: 9,8 tỷ USD
Trung Hoa là nhãn hiệu thuốc lá thuộc Tập đoàn Thuốc lá Thượng Hải. Đây cũng là thương hiệu thuốc lá giá trị nhất trong danh sách của Hồ Nhuận.
10. Rượu Mao Đài Quý Châu
Giá trị thương hiệu: 9,9 tỷ USD
Công ty Mao Đài Quý Châu chuyên sản xuất và bán loại rượu truyền thống Mao Đài. Đây là thương hiệu rượu đắt giá hàng đầu trong danh sách của Hồ Nhuận năm nay.
9. Bảo hiểm Bình An
Giá trị thương hiệu: 11 tỷ USD
Bình An là công ty bảo hiểm được thành lập năm 1988. Ban đầu đây là hãng dịch vụ bảo hiểm tai nạn, nhưng sau đó đã mở rộng sang tất cả các loại hình dịch vụ tài chính. Công ty đã lên sàn năm 2004, và hiện ngân hàng HSBC là cổ đông lớn nhất trong Bình An, với 16,8% cổ phần.
8. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc
Giá trị tthương hiệu: 11,6 tỷ USD
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là một trong 4 nhà băng lớn nhất ở quốc gia châu Á này. Năm 2010, ngân hàng này đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thu về số tiền kỷ lục 22,1 tỷ USD. Tạp chí Forbes đã xếp công ty này vào vị trí thứ 25 trong danh sách các công ty công lớn nhất thế giới.
7. Dịch vụ Tencent QQ
Giá trị thương hiệu: 11,8 tỷ USD
Tencent QQ và biểu tượng hình con chim cánh cụt của hãng đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc, đặc biệt là lớp trẻ và đang hướng tới trở thành cộng đồng trực tuyến lớn nhất hành tinh. QQ.com hiện là một trong những trang dịch vụ Internet được ưa dùng hàng đầu ở Trung Quốc.
6. Bảo hiểm ChinaLife
Giá trị thương hiệu: 15,6 tỷ USD
ChinaLife cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cùng nhiều sản phẩm đa dạng khác. Hãng hiện đã trở thành công ty bảo hiểm số 2 trên thế giới, sau tập đoàn AIG, khi tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2003.
5. Ngân hàng Trung Quốc (BoC)
Giá trị thương hiệu: 22,4 tỷ USD
Đây là ngân hàng lâu đời nhất ở Trung Quốc, được thành lập từ đầu những năm 1900 để đảm đương cương vị ngân hàng trung ương thay cho Ngân hàng Thông thương Trung Quốc. BoC sau đó đã trở thành ngân hàng thương mại vào năm 1923. Hiện, đây là định chế cho vay lớn thứ hai ở Trung Quốc và được xếp trong nhóm 4 ngân hàng lớn nhất.
4. Dịch vụ Baidu
Giá trị thương hiệu: 24,4 tỷ USD
Baidu là công ty cung cấp dịch vụ web chuyên nghiệp của Trung Quốc. Công cụ tìm kiếm trực tuyến Baidu hiện đứng đầu trong phân mảng dịch vụ này ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không chỉ có vậy, Baidu còn được biết tới như một từ điển bách khoa toàn thư. Baidu hiện là thương hiệu tư nhân hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí Hồ Nhuận.
3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB)
Giá trị thương hiệu: 35,9 tỷ USD
CCB cũng nằm trong "4 đại gia ngân hàng" của Trung Quốc. Năm 2005, ngân hàng Bank of America đã mua 9% cổ phần của CCB, nhưng tới năm 2011 đã bán đi phần lớn để tăng vốn.
2. Tập đoàn China Mobile
Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD
Đây là công ty viễn thông lớn nhất, nhà khai thác dịch vụ di động lớn nhất Trung Quốc. Hiện China Mobile không ngừng khuếch trương phạm vi hoạt động của tập đoàn ra nước ngoài.
1. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)
Giá trị thương hiệu: 43,6 tỷ USD
ICBC là nhà băng lớn nhất trong nhóm "Bộ Tứ" và cũng là ngân hàng có giá trị thương hiệu đắt nhất. Năm 2006, ICBC đã tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, thu về 21,9 tỷ USD, trở thành vụ IPO hoành tráng nhất vào thời điểm đó.
Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức nghiên cứu Hồ Nhuận, giá trị 100 thương hiệu hàng đầu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay đã tăng 27%, trong đó có tới 9 thương hiệu đạt giá trị trên 10 tỷ USD.
Hãng viễn thông China Mobile không còn là thương hiệu đắt giá nhất ở Trung Quốc, mà thay vào đó là ngân hàng ICBC. Đáng chú ý hơn, 6 vị trí trong top 10 đều là thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, báo cáo của Hồ Nhuận chỉ bao gồm các doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc đại lục.
18. Wahaha
Giá trị thương hiệu: 4,4 tỷ USD
Thương hiệu thực phẩm và nước uống Wahaha là một bộ phận của tập đoàn Wahaha Hàng Châu, công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc. Sản phẩm của Wahaha bao gồm nước uống đóng chai, nước hoa quả, nước trà, sữa, mì ăn liền, hạt hướng dương và rất nhiều sản phẩm khác nữa.
17. Bảo hiểm CPIC
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
Được thành lập vào năm 1991, công ty bảo hiểm Thái Bình Dương Trung Quốc (CPIC) ban đầu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhân thọ và bất động sản, nhưng sau đó hãng mở rộng phạm vi hoạt động sang đầu tư và quản lý tài sản. CPIC chính thức lên sàn từ năm 2007.
16. Ngân hàng Giao thông Trung Quốc (BoCom)
Giá trị thương hiệu: 4,5 tỷ USD
BoCom hiện là một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất ở nền kinh tế số hai thế giới. Năm 2005, ngân hàng HSBC đã mua lại 19,9% cổ phần trong tổ chức tài chính này.
15. Mạng Taobao
Giá trị thương hiệu: 5 tỷ USD
Taobao là mạng kinh doanh trực tuyến khổng lồ do tập đoàn Alibaba sáng lập. Trang web này là một địa chỉ bán đấu giá rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nhiều người Trung Quốc ưa chuộng Taobao như một địa chỉ mua sắm tin cậy và có chất lượng
14. Rượu Wuliangye
Giá trị thương hiệu: 7,5 tỷ USD
Thêm một thương hiệu đồ uống có giá trị thương hiệu lớn, nhưng chuyên sâu về rượu. Công ty Wuliangye Yibin cung cấp nhiều sản phẩm rượu khác nhau dưới nhãn hiệu Wuliangye. Hãng cũng cung cấp các dịch vụ hóa chất và xây dựng.
13. China Telecom
Giá trị thương hiệu: 8,5 tỷ USD
China Telecom là tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc, được thành lập vào năm 2002. China Telecom hiện đã niêm yết cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán Hồng Kông và New York.
12. Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc
Giá trị thương hiệu: 9 tỷ USD
Được thành lập vào năm 1987, nhà băng này hiện có hơn 800 chi nhánh chính, phụ trên khắp Trung Quốc đại lục và Đặc khu Hồng Kông. Ngoài ra, ngân hàng còn có một chi nhánh đặt tại New York, Mỹ. Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc chính thức lên sàn vào năm 2002.
11. Thuốc lá Trung Hoa
Giá trị thương hiệu: 9,8 tỷ USD
Trung Hoa là nhãn hiệu thuốc lá thuộc Tập đoàn Thuốc lá Thượng Hải. Đây cũng là thương hiệu thuốc lá giá trị nhất trong danh sách của Hồ Nhuận.
10. Rượu Mao Đài Quý Châu
Giá trị thương hiệu: 9,9 tỷ USD
Công ty Mao Đài Quý Châu chuyên sản xuất và bán loại rượu truyền thống Mao Đài. Đây là thương hiệu rượu đắt giá hàng đầu trong danh sách của Hồ Nhuận năm nay.
9. Bảo hiểm Bình An
Giá trị thương hiệu: 11 tỷ USD
Bình An là công ty bảo hiểm được thành lập năm 1988. Ban đầu đây là hãng dịch vụ bảo hiểm tai nạn, nhưng sau đó đã mở rộng sang tất cả các loại hình dịch vụ tài chính. Công ty đã lên sàn năm 2004, và hiện ngân hàng HSBC là cổ đông lớn nhất trong Bình An, với 16,8% cổ phần.
8. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc
Giá trị tthương hiệu: 11,6 tỷ USD
Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là một trong 4 nhà băng lớn nhất ở quốc gia châu Á này. Năm 2010, ngân hàng này đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thu về số tiền kỷ lục 22,1 tỷ USD. Tạp chí Forbes đã xếp công ty này vào vị trí thứ 25 trong danh sách các công ty công lớn nhất thế giới.
7. Dịch vụ Tencent QQ
Giá trị thương hiệu: 11,8 tỷ USD
Tencent QQ và biểu tượng hình con chim cánh cụt của hãng đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc, đặc biệt là lớp trẻ và đang hướng tới trở thành cộng đồng trực tuyến lớn nhất hành tinh. QQ.com hiện là một trong những trang dịch vụ Internet được ưa dùng hàng đầu ở Trung Quốc.
6. Bảo hiểm ChinaLife
Giá trị thương hiệu: 15,6 tỷ USD
ChinaLife cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cùng nhiều sản phẩm đa dạng khác. Hãng hiện đã trở thành công ty bảo hiểm số 2 trên thế giới, sau tập đoàn AIG, khi tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2003.
5. Ngân hàng Trung Quốc (BoC)
Giá trị thương hiệu: 22,4 tỷ USD
Đây là ngân hàng lâu đời nhất ở Trung Quốc, được thành lập từ đầu những năm 1900 để đảm đương cương vị ngân hàng trung ương thay cho Ngân hàng Thông thương Trung Quốc. BoC sau đó đã trở thành ngân hàng thương mại vào năm 1923. Hiện, đây là định chế cho vay lớn thứ hai ở Trung Quốc và được xếp trong nhóm 4 ngân hàng lớn nhất.
4. Dịch vụ Baidu
Giá trị thương hiệu: 24,4 tỷ USD
Baidu là công ty cung cấp dịch vụ web chuyên nghiệp của Trung Quốc. Công cụ tìm kiếm trực tuyến Baidu hiện đứng đầu trong phân mảng dịch vụ này ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không chỉ có vậy, Baidu còn được biết tới như một từ điển bách khoa toàn thư. Baidu hiện là thương hiệu tư nhân hàng đầu theo xếp hạng của tạp chí Hồ Nhuận.
3. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB)
Giá trị thương hiệu: 35,9 tỷ USD
CCB cũng nằm trong "4 đại gia ngân hàng" của Trung Quốc. Năm 2005, ngân hàng Bank of America đã mua 9% cổ phần của CCB, nhưng tới năm 2011 đã bán đi phần lớn để tăng vốn.
2. Tập đoàn China Mobile
Giá trị thương hiệu: 42,2 tỷ USD
Đây là công ty viễn thông lớn nhất, nhà khai thác dịch vụ di động lớn nhất Trung Quốc. Hiện China Mobile không ngừng khuếch trương phạm vi hoạt động của tập đoàn ra nước ngoài.
1. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)
Giá trị thương hiệu: 43,6 tỷ USD
ICBC là nhà băng lớn nhất trong nhóm "Bộ Tứ" và cũng là ngân hàng có giá trị thương hiệu đắt nhất. Năm 2006, ICBC đã tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, thu về 21,9 tỷ USD, trở thành vụ IPO hoành tráng nhất vào thời điểm đó.