3 sếp nữ của Việt Nam được Forbes vinh danh
Đây là lần thứ ba tạp chí này vinh danh các nữ doanh nhân quyền lực của khu vực châu Á
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực của khu vực châu Á năm 2014 (2014 Forbes Asia Power Businesswomen). Có 3 sếp nữ của Việt Nam là CEO Vinamik, CEO REE và Chủ tịch SeABank lọt vào bản danh sách.
Đây là lần thứ ba tạp chí này vinh danh các nữ doanh nhân quyền lực của khu vực châu Á. Có tất cả 48 “bóng hồng” xuất hiện trong danh sách của năm nay. Đó là các nữ doanh nhân giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất máy công cụ cho tới đầu tư mạo hiểm, xây dựng cho tới kinh doanh hàng thời trang.
Theo Forbes, bản danh sách đã được thực hiện sau những lựa chọn không hề dễ dàng dựa trên một loạt tiêu chuẩn. Trong đó, nữ doanh nhân được chọn phải đến từ các các công ty lớn, có doanh thu hiếm khi dưới 100 triệu USD, thậm chí thường phải là 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, vai trò của nữ doanh nhân trong công ty cũng giữ vai trò quan trọng, nếu nữ doanh nhân là người lãnh đạo công ty thì đó sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình đánh giá.
Và ngoài ra, sự lựa chọn còn dựa trên việc nữ doanh nhân tham gia như thế nào vào điều hành công ty, với ưu thế thuộc về những người tham gia điều hành công ty hàng ngày.
Forbes đã đánh giá các nữ doanh nhân quyền lực đến từ ít nhất 13 quốc gia tại khu vực châu Á, và cuối cùng lựa chọn ra 48 gương mặt xuất sắc nhất. Cùng với các sếp nữ đến từ Việt Nam, bản danh sách có sự góp mặt của bà Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, CEO quỹ đầu tư lợi ích quốc gia Temasek của nước này; bà Diane Foreman, Chủ tịch hãng Emerald của New Zealand, người được coi là “nữ hoàng” kem; bà Dong Mingzhu, Chủ tịch tập đoàn thiết bị điện Gree của Trung Quốc; bà Pansy Ho, nữ doanh nhân casino, người phụ nữ giàu nhất Hồng Kông, “nữ hoàng” khai quặng Gina Rinehart của Australia; bà Zhang Xin, CEO tập đoàn bất động sản Soho của Trung Quốc…
Theo đánh giá của Forbes, Vinamilk là một trong những thương hiệu có khả năng sinh lợi cao nhất Việt Nam và là cổ phiếu blue-chip trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vinamilk đã tăng trưởng liên tục về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi bắt đầu niêm yết vào năm 2006. Năm 2013, doanh thu của Vinamilk tăng 17%, đạt 1,5 tỷ USD.
CEO Mai Kiều Liên, 60 tuổi, đặt mục tiêu tăng mức doanh thu nói trên lên gấp đôi vào năm 2017 và đưa công ty tiến ra thị trường quốc tế. Tháng 12 năm ngoái, Vinamilk đầu tư 23 triệu USD vào một liên doanh ở Campuchia với công ty Angkor Dairy Products và chi 7 triệu USD để mua cổ phần 70% trong công ty sữa Driftwood Dairy Holding ở California, Mỹ.
Tháng 7/2013, Vinamilk được phép bán tại Mỹ các sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam, nối dài thêm danh sách thị trường xuất khẩu khoảng 30 quốc gia.Trong nước, Vinamilk đã mở 2 nhà máy mới trong năm 2013 với tổng số vốn đầu tư 210 triệu USD để sản xuất sữa nước và sữa bột.
Nói về bà Nguyễn Thị Mai Thanh, 61 tuổi, CEO của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Forbes cho biết, bà Thanh đã làm tại REE từ năm 1982. Từ vị trí là một kỹ sư, bà đã vươn lên vị trí lãnh đạo cao nhất công ty này vào năm 1985. Dưới sự lãnh đạo của bà Mai Thanh, REE là công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000. Trong thời gian chiến tranh, bà Mai Thanh từng tham gia hoạt động thanh niên xung phong. Sau đó, bà sang Đông Đức học tại Đại học Karl-Marx-Stadt trước khi trở về Việt Nam và vào làm việc tại REE.
Nữ doanh nhân Việt Nam còn lại được Forbes vinh danh lần này là bà Nguyễn Thị Nga, 59 tuổi, Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Tờ tạp chí nói rằng, bà Nga là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam nhờ cổ phần lớn trong ngành ngân hàng, bất động sản, nghỉ dưỡng và bán lẻ. Từ năm 2007 tới nay, bà Nga là Chủ tịch của SeABank, nhà băng có tài sản khoảng 3,6 tỷ USD trong đó ngân hàng Pháp Societe Generale nắm cổ phần 20%.
Ngoài ra, bà Nga còn là người sáng lập và kiểm soát của BRG, một công ty cổ phần có 3 sân golf ở Việt Nam. Bà cũng sở hữu hai khách sạn ở Hà Nội được tập đoàn Hilton Hotels Worldwide quản lý, đồng thời nắm cổ phần hơn 30% trong công ty bán lẻ Intimex. Tính chung, các mảng kinh doanh đem của bà Nga đem lại mức doanh thu hơn 435 triệu USD trong năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nhân Việt Nam nói chung và doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng được Forbes vinh danh. Năm 2012 và 2013, bà Mai Kiều Liên cũng lọt vào danh sách 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất của khu vực châu Á của tạp chí này. Trong danh sách này năm ngoái còn có bà Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch Dược Hậu Giang. Cũng trong năm 2013, Forbes đưa ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, vào xếp hạng tỷ phú thế giới.
Đây là lần thứ ba tạp chí này vinh danh các nữ doanh nhân quyền lực của khu vực châu Á. Có tất cả 48 “bóng hồng” xuất hiện trong danh sách của năm nay. Đó là các nữ doanh nhân giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất máy công cụ cho tới đầu tư mạo hiểm, xây dựng cho tới kinh doanh hàng thời trang.
Theo Forbes, bản danh sách đã được thực hiện sau những lựa chọn không hề dễ dàng dựa trên một loạt tiêu chuẩn. Trong đó, nữ doanh nhân được chọn phải đến từ các các công ty lớn, có doanh thu hiếm khi dưới 100 triệu USD, thậm chí thường phải là 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, vai trò của nữ doanh nhân trong công ty cũng giữ vai trò quan trọng, nếu nữ doanh nhân là người lãnh đạo công ty thì đó sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình đánh giá.
Và ngoài ra, sự lựa chọn còn dựa trên việc nữ doanh nhân tham gia như thế nào vào điều hành công ty, với ưu thế thuộc về những người tham gia điều hành công ty hàng ngày.
Forbes đã đánh giá các nữ doanh nhân quyền lực đến từ ít nhất 13 quốc gia tại khu vực châu Á, và cuối cùng lựa chọn ra 48 gương mặt xuất sắc nhất. Cùng với các sếp nữ đến từ Việt Nam, bản danh sách có sự góp mặt của bà Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, CEO quỹ đầu tư lợi ích quốc gia Temasek của nước này; bà Diane Foreman, Chủ tịch hãng Emerald của New Zealand, người được coi là “nữ hoàng” kem; bà Dong Mingzhu, Chủ tịch tập đoàn thiết bị điện Gree của Trung Quốc; bà Pansy Ho, nữ doanh nhân casino, người phụ nữ giàu nhất Hồng Kông, “nữ hoàng” khai quặng Gina Rinehart của Australia; bà Zhang Xin, CEO tập đoàn bất động sản Soho của Trung Quốc…
Theo đánh giá của Forbes, Vinamilk là một trong những thương hiệu có khả năng sinh lợi cao nhất Việt Nam và là cổ phiếu blue-chip trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vinamilk đã tăng trưởng liên tục về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi bắt đầu niêm yết vào năm 2006. Năm 2013, doanh thu của Vinamilk tăng 17%, đạt 1,5 tỷ USD.
CEO Mai Kiều Liên, 60 tuổi, đặt mục tiêu tăng mức doanh thu nói trên lên gấp đôi vào năm 2017 và đưa công ty tiến ra thị trường quốc tế. Tháng 12 năm ngoái, Vinamilk đầu tư 23 triệu USD vào một liên doanh ở Campuchia với công ty Angkor Dairy Products và chi 7 triệu USD để mua cổ phần 70% trong công ty sữa Driftwood Dairy Holding ở California, Mỹ.
Tháng 7/2013, Vinamilk được phép bán tại Mỹ các sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam, nối dài thêm danh sách thị trường xuất khẩu khoảng 30 quốc gia.Trong nước, Vinamilk đã mở 2 nhà máy mới trong năm 2013 với tổng số vốn đầu tư 210 triệu USD để sản xuất sữa nước và sữa bột.
Nói về bà Nguyễn Thị Mai Thanh, 61 tuổi, CEO của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Forbes cho biết, bà Thanh đã làm tại REE từ năm 1982. Từ vị trí là một kỹ sư, bà đã vươn lên vị trí lãnh đạo cao nhất công ty này vào năm 1985. Dưới sự lãnh đạo của bà Mai Thanh, REE là công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000. Trong thời gian chiến tranh, bà Mai Thanh từng tham gia hoạt động thanh niên xung phong. Sau đó, bà sang Đông Đức học tại Đại học Karl-Marx-Stadt trước khi trở về Việt Nam và vào làm việc tại REE.
Nữ doanh nhân Việt Nam còn lại được Forbes vinh danh lần này là bà Nguyễn Thị Nga, 59 tuổi, Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Tờ tạp chí nói rằng, bà Nga là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam nhờ cổ phần lớn trong ngành ngân hàng, bất động sản, nghỉ dưỡng và bán lẻ. Từ năm 2007 tới nay, bà Nga là Chủ tịch của SeABank, nhà băng có tài sản khoảng 3,6 tỷ USD trong đó ngân hàng Pháp Societe Generale nắm cổ phần 20%.
Ngoài ra, bà Nga còn là người sáng lập và kiểm soát của BRG, một công ty cổ phần có 3 sân golf ở Việt Nam. Bà cũng sở hữu hai khách sạn ở Hà Nội được tập đoàn Hilton Hotels Worldwide quản lý, đồng thời nắm cổ phần hơn 30% trong công ty bán lẻ Intimex. Tính chung, các mảng kinh doanh đem của bà Nga đem lại mức doanh thu hơn 435 triệu USD trong năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nhân Việt Nam nói chung và doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng được Forbes vinh danh. Năm 2012 và 2013, bà Mai Kiều Liên cũng lọt vào danh sách 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất của khu vực châu Á của tạp chí này. Trong danh sách này năm ngoái còn có bà Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch Dược Hậu Giang. Cũng trong năm 2013, Forbes đưa ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, vào xếp hạng tỷ phú thế giới.