7 ngân hàng Mỹ “ra đi” trong một ngày
Tính tới thời điểm này của năm 2009, nước Mỹ đã chứng kiến sự đổ vỡ của 64 ngân hàng
Các nhà chức trách Mỹ vừa đóng cửa 6 ngân hàng ở bang Georgia và 1 ngân hàng ở bang New York, nâng tổng số nhà băng đổ vỡ ở nước này từ đầu năm lên con số 64.
6 ngân hàng lâm nạn ở bang Georgia lần này cùng là ngân hàng con của tập đoàn ngân hàng Security Bank Corp.. Theo số liệu của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tính tới ngày 31/3 vừa qua, các ngân hàng con này có tổng tài sản 2,8 tỷ USD và quản lý 2,4 tỷ USD tiền gửi của khác hàng.
Theo sắp xếp của FDIC, toàn bộ số tài khoản tiền gửi của khách hàng và 2,4 tỷ USD tài sản của 6 chi nhánh này đã được chuyển giao cho ngân hàng State Bank and Trust Co. có trụ sở ở cùng bang Georgia. FDIC và State Bank and Trust đã đạt thỏa thuận chia sẻ thua lỗ có thể phát sinh đối với số tài sản trị giá 1,7 tỷ USD.
Ngân hàng còn lại bị giải thể trong đợt này có tên Waterford Village Bank ở bang New York, với tài sản 61,4 triệu USD và 58 triệu USD tiền gửi của khách hàng tính tới thời điểm 31/3. Ngân hàng Evans Bank ở cùng bang sẽ tiếp nhận các tài khoản tiền gửi và tài sản tại ngân hàng đổ vỡ này.
Với 6 vụ đổ võ tại Georgia lần này, số ngân hàng “sập tiệm” tại bang này từ đầu năm tới nay đã lên tới con số 16 ngân hàng, phần lớn tập trung ở khu vực Atlanta, nơi có giá nhà sụt thê thảm nhất. Như vậy, tính tới thời điểm này của năm 2009, nước Mỹ đã chứng kiến sự đổ vỡ của 64 ngân hàng, so với con số 25 nhà băng sụp đổ trong cả năm 2008.
FDIC ước tính, 7 vụ đổ vỡ lần này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 812,6 triệu USD. Tính tới cuối quý 1 vừa qua, quỹ của FDIC chỉ còn có 13 tỷ USD, thấp nhất trong 16 năm. FDIC dự báo, trong thời kỳ 2009-2013, các vụ đổ vỡ ngân hàng sẽ ngốn của cơ quan này số tiền lên tới 70 tỷ USD.
Vụ đổ vỡ nhà băng gây tốn kém nhất cho FDIC kể từ khi cuộc khủng hoảng này nổ ra là vụ giải thể ngân hàng IndyMac ở bang California vào tháng 7 năm ngoái, với chi phí lên tới 10,7 tỷ USD. Kế đến là vụ lâm nạn tiêu tốn 4,9 tỷ USD của BankUnited ở bang Flordia vào tháng 5 vừa qua.
Tuy nhiên, danh hiệu vụ đổ vỡ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ hiện thuộc về ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual. Đổ vỡ vào tháng 9/2008, ngân hàng có tài sản tới 307 tỷ USD này đã được JPMorgan Chase mua lại với giá 1,9 tỷ USD.
(Theo AP)
6 ngân hàng lâm nạn ở bang Georgia lần này cùng là ngân hàng con của tập đoàn ngân hàng Security Bank Corp.. Theo số liệu của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), tính tới ngày 31/3 vừa qua, các ngân hàng con này có tổng tài sản 2,8 tỷ USD và quản lý 2,4 tỷ USD tiền gửi của khác hàng.
Theo sắp xếp của FDIC, toàn bộ số tài khoản tiền gửi của khách hàng và 2,4 tỷ USD tài sản của 6 chi nhánh này đã được chuyển giao cho ngân hàng State Bank and Trust Co. có trụ sở ở cùng bang Georgia. FDIC và State Bank and Trust đã đạt thỏa thuận chia sẻ thua lỗ có thể phát sinh đối với số tài sản trị giá 1,7 tỷ USD.
Ngân hàng còn lại bị giải thể trong đợt này có tên Waterford Village Bank ở bang New York, với tài sản 61,4 triệu USD và 58 triệu USD tiền gửi của khách hàng tính tới thời điểm 31/3. Ngân hàng Evans Bank ở cùng bang sẽ tiếp nhận các tài khoản tiền gửi và tài sản tại ngân hàng đổ vỡ này.
Với 6 vụ đổ võ tại Georgia lần này, số ngân hàng “sập tiệm” tại bang này từ đầu năm tới nay đã lên tới con số 16 ngân hàng, phần lớn tập trung ở khu vực Atlanta, nơi có giá nhà sụt thê thảm nhất. Như vậy, tính tới thời điểm này của năm 2009, nước Mỹ đã chứng kiến sự đổ vỡ của 64 ngân hàng, so với con số 25 nhà băng sụp đổ trong cả năm 2008.
FDIC ước tính, 7 vụ đổ vỡ lần này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 812,6 triệu USD. Tính tới cuối quý 1 vừa qua, quỹ của FDIC chỉ còn có 13 tỷ USD, thấp nhất trong 16 năm. FDIC dự báo, trong thời kỳ 2009-2013, các vụ đổ vỡ ngân hàng sẽ ngốn của cơ quan này số tiền lên tới 70 tỷ USD.
Vụ đổ vỡ nhà băng gây tốn kém nhất cho FDIC kể từ khi cuộc khủng hoảng này nổ ra là vụ giải thể ngân hàng IndyMac ở bang California vào tháng 7 năm ngoái, với chi phí lên tới 10,7 tỷ USD. Kế đến là vụ lâm nạn tiêu tốn 4,9 tỷ USD của BankUnited ở bang Flordia vào tháng 5 vừa qua.
Tuy nhiên, danh hiệu vụ đổ vỡ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ hiện thuộc về ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual. Đổ vỡ vào tháng 9/2008, ngân hàng có tài sản tới 307 tỷ USD này đã được JPMorgan Chase mua lại với giá 1,9 tỷ USD.
(Theo AP)