8 “đại gia” điện tử đang lỗ đậm
Từng một thời “làm mưa làm gió”, những cái tên như RIM, Sony hay Nokia… lại đang gấy “ấn tượng” bằng những con số thua lỗ khổng lồ
Trong ngành công nghiệp hàng điện tử tiêu dùng, một nhà sản xuất nổi lên vị trí dẫn đầu rốt cục chỉ để đến một ngày nào đó lại bị đối thủ vươn lên rất trước, bởi lẽ những thiết bị điện tử đắt tiền hết mốt rất nhanh.
Từng một thời “làm mưa làm gió”, những cái tên như Research in Motion (RIM), Sony hay Nokia… lại đang gấy “ấn tượng” bằng những con số thua lỗ khổng lồ.
Trang 24/7 Wall Street đã điểm qua 8 hãng công nghệ lớn của thế giới đang trong tình trạng làm ăn “bết bát”:
1. RIM
RIM từng là hãng tiên phong trên thị trường điện thoại thông minh với những chiếc BlackBerry. Tuy nhiên, sự phổ biến của những chiếc điện thoại này đã ngày càng suy giảm và RIM bắt đầu rơi vào tình cảnh thua lỗ. Trong quý 4 của tài khóa 2012, RIM lỗ ròng 125 triệu USD do chi phí vô hình tăng, công thêm dự phòng hàng tồn kho đối với các sản phẩm BlackBerry7.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của RIM trong quý 4 của tài khóa 2012 đã giảm 24%. Theo hãng nghiên cứu ComScore, thị phần của RIM trên thị trường thuê bao di động dùng điện thoại thông minh ở Mỹ đã giảm từ 16% vào tháng 12 năm ngoái xuống còn 12,3% vào tháng 3 năm nay. Trong khi đó, thị phần của các sản phẩm điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android của Google đã tăng từ 47,3% lên 51%. Giới chuyên môn nhận định, các sản phẩm BlackBerry 10 mà RIM dự định tung ra trong năm nay có thể sẽ là cơ hội cuối cùng của hãng này.
2. Sharp
Tháng 4 vừa qua, Sharp công bố khoản thua lỗ kỷ lục 4,67 tỷ USD cho năm tài khóa vừa kết thúc. Hãng dự báo sẽ còn tiếp tục mất thêm tiền trong năm tài khóa hiện tại. Thua lỗ của hãng điện tử Nhật này bắt nguồn chủ yếu từ giá giảm và doanh thu đi xuống của các sản phẩm TV LCD.
Cũng như các hãng điện tử khác của đất nước mặt trời mọc, Sharp cạnh tranh không nổi với các đối thủ Hàn Quốc. Ngoài ra, trong năm tài khóa vừa qua, Sharp còn chi 1,5 tỷ USD cho hoạt động tái cơ cấu. Tháng 3 vừa rồi, Sharp bán lại cổ phần 46% trong nhà máy lớn nhất của mình cho đối thủ Đài Loan Hon Hai nhằm giảm bớt thua lỗ ở lĩnh vực TV.
3. EA
Electronic Arts (EA) lỗ ròng 205 triệu USD trong quý tài khóa thứ ba kết thúc vào ngày 31/12/2011 tính trên doanh thu ròng 1,06 tỷ USD cùng kỳ. Giới phân tích cho rằng, EA thua lỗ sau khi chi mạnh để đầu tư cho trò chơi Sims Social trên Facebook nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của Zynga nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Đây không phải là lần đầu EA thua lỗ. Vào quý thứ ba của năm tài khóa trước, EA cũng lỗ 322 triệu USD.
4. Sony
Vài năm trước, Sony vẫn là hãng dẫn đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực sản phẩm điện tử. Nhưng bắt đầu từ tháng 11/2011, Sony đã cắt giảm dự báo doanh số TV, máy ảnh và đầu đĩa DVD. Tình hình tài chính của Sony chỉ có xấu đi kể từ đó. Tháng 4 vừa qua, Sony cắt giảm dự báo lợi nhuận lần thứ 4 trong vòng chưa đầy 1 năm và cảnh báo khả năng thua lỗ tới 6,4 tỷ USD trong năm tài khóa vừa kết thúc. Đây có khả năng sẽ là khoản lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử 65 năm của Sony.
Hiện Sony vẫn đang chật vật đối phó với tình trạng thua lỗ ở mảng TV và khó lòng cạnh tranh nổi với các đối thủ nặng ký như Apple hay Samsung. Sony cũng đã mất chỗ đứng trên thị trường máy chơi trò chơi, lĩnh vực hãng từng thống trị với sản phẩm PS2, và cả thị trường máy nghe nhạc di động nơi hãng từng một thời chiếm vị trí số 1 với các sản phẩm Walkman.
5. Nintendo
Nintendo từng là nhà sản xuất máy chơi trò chơi video số 1 thế giới với sản phẩm Wii. Để cạnh tranh với Nintendo, Microsoft và Sony đã mạnh tay cắt giảm các sản phẩm Xbox 360 và PS3. Vì vậy, Nintendo cũng buộc phải hạ giá cả hai sản phẩm Wii và DS. Vào tháng 4/2012, hãng này báo lỗ tổng cộng 461,2 triệu USD trong năm tài khóa 2011. Tuy nhiên, cả Nintendo, Microsoft và Sony đều đang chung cảnh đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ các trò chơi trên điện thoại thông minh.
6. Nokia
Nokia giữ ngôi vị nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới khá lâu, nhưng đã để tuột mất vị trí này vào tay Samsung trong quý 1 năm nay. Thành công trước đây của Nokia chủ yếu nhờ vào các mẫu điện thoại giá rẻ vốn được ưa chuộng ở các nước đang phát triển. Khi xu hướng điện thoại thông minh bùng nổ, Nokia chạy theo không kịp.
Hiện thị trường điện thoại thông minh đang tiếp tục nằm dưới sự thống trị của Samsung và Apple. Việc Nokia không thể đột phá vào phân khúc thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn này thể hiện rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh của hãng. Trong tháng 4/2012, Nokia báo lỗ ròng 1,2 tỷ USD, với lý do “thách thức cạnh tranh lớn hơn kỳ vọng”. Trong nỗ lực tạo ra sự thay đổi, Nokia đã thành lập một liên minh với Microsoft để đưa hệ điều hành Windows vào điện thoại thông minh nhằm đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính và marketing từ phía “đại gia” phần mềm.
7. Barnes & Noble
Barnes & Noble đã tăng đầu tư vào sản phẩm thiết bị đọc sách điện tử Nook, nhưng vẫn thua lỗ liên miên vì sức cạnh tranh quyết liệt từ các nhà sản xuất máy tính bản và sách điện tử khác như Apple và Amazon.com. Trong vòng 39 tuần kết thúc vào ngày 28/1 năm nay, Barnes & Noble lỗ hơn 11 triệu USD.
Hãng phần mềm này cho rằng, họ thua lỗ là vì những khoản đầu tư được đổ vào “mảng Nook đang phát triển nhanh chóng, bao gồm chi phí quảng cáo và nhân sự”. Barnes & Noble cũng đã thành lập liên minh với Microsoft để tìm kiếm sự hỗ trợ về chi phí phát triển sản phẩm Nook. Đổi lại, hãng sẽ dùng hệ điều hành Windows trên một số sản phẩm của mình.
8. Acer
Trước đây, kế hoạch kinh doanh của Acer thường dựa trên sản phẩm máy tính giá rẻ netbook. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm qua, doanh số netbook đã sụt giảm chóng mặt bên cạnh sự lên ngôi của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Hạ giá netbook dường như không có tác dụng kích cầu. Acer báo lỗ 212 triệu USD trong năm 2011 như một kết quả tất yếu.
Hiện Acer đang tập trung vào loại máy tính ultrabook, sản phẩm do hãng Intel tiên phong và được coi là thế hệ netbook mới. Nhưng có vẻ như Acer vẫn chưa rút ra bài học gì từ netbook. Chủ tịch toàn cầu của hãng này là ông Jianren Weng dự báo, giá ultrabook sẽ giảm xuống mức 499 USD vào năm 2013 để cạnh tranh với chiếc iPad của Apple. Việc giảm giá này đồng nghĩa với việc Acer sẽ lỗ thêm hàng trăm triệu USD nữa.
Từng một thời “làm mưa làm gió”, những cái tên như Research in Motion (RIM), Sony hay Nokia… lại đang gấy “ấn tượng” bằng những con số thua lỗ khổng lồ.
Trang 24/7 Wall Street đã điểm qua 8 hãng công nghệ lớn của thế giới đang trong tình trạng làm ăn “bết bát”:
1. RIM
RIM từng là hãng tiên phong trên thị trường điện thoại thông minh với những chiếc BlackBerry. Tuy nhiên, sự phổ biến của những chiếc điện thoại này đã ngày càng suy giảm và RIM bắt đầu rơi vào tình cảnh thua lỗ. Trong quý 4 của tài khóa 2012, RIM lỗ ròng 125 triệu USD do chi phí vô hình tăng, công thêm dự phòng hàng tồn kho đối với các sản phẩm BlackBerry7.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của RIM trong quý 4 của tài khóa 2012 đã giảm 24%. Theo hãng nghiên cứu ComScore, thị phần của RIM trên thị trường thuê bao di động dùng điện thoại thông minh ở Mỹ đã giảm từ 16% vào tháng 12 năm ngoái xuống còn 12,3% vào tháng 3 năm nay. Trong khi đó, thị phần của các sản phẩm điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android của Google đã tăng từ 47,3% lên 51%. Giới chuyên môn nhận định, các sản phẩm BlackBerry 10 mà RIM dự định tung ra trong năm nay có thể sẽ là cơ hội cuối cùng của hãng này.
2. Sharp
Tháng 4 vừa qua, Sharp công bố khoản thua lỗ kỷ lục 4,67 tỷ USD cho năm tài khóa vừa kết thúc. Hãng dự báo sẽ còn tiếp tục mất thêm tiền trong năm tài khóa hiện tại. Thua lỗ của hãng điện tử Nhật này bắt nguồn chủ yếu từ giá giảm và doanh thu đi xuống của các sản phẩm TV LCD.
Cũng như các hãng điện tử khác của đất nước mặt trời mọc, Sharp cạnh tranh không nổi với các đối thủ Hàn Quốc. Ngoài ra, trong năm tài khóa vừa qua, Sharp còn chi 1,5 tỷ USD cho hoạt động tái cơ cấu. Tháng 3 vừa rồi, Sharp bán lại cổ phần 46% trong nhà máy lớn nhất của mình cho đối thủ Đài Loan Hon Hai nhằm giảm bớt thua lỗ ở lĩnh vực TV.
3. EA
Electronic Arts (EA) lỗ ròng 205 triệu USD trong quý tài khóa thứ ba kết thúc vào ngày 31/12/2011 tính trên doanh thu ròng 1,06 tỷ USD cùng kỳ. Giới phân tích cho rằng, EA thua lỗ sau khi chi mạnh để đầu tư cho trò chơi Sims Social trên Facebook nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của Zynga nhưng không đạt kết quả như mong đợi. Đây không phải là lần đầu EA thua lỗ. Vào quý thứ ba của năm tài khóa trước, EA cũng lỗ 322 triệu USD.
4. Sony
Vài năm trước, Sony vẫn là hãng dẫn đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực sản phẩm điện tử. Nhưng bắt đầu từ tháng 11/2011, Sony đã cắt giảm dự báo doanh số TV, máy ảnh và đầu đĩa DVD. Tình hình tài chính của Sony chỉ có xấu đi kể từ đó. Tháng 4 vừa qua, Sony cắt giảm dự báo lợi nhuận lần thứ 4 trong vòng chưa đầy 1 năm và cảnh báo khả năng thua lỗ tới 6,4 tỷ USD trong năm tài khóa vừa kết thúc. Đây có khả năng sẽ là khoản lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử 65 năm của Sony.
Hiện Sony vẫn đang chật vật đối phó với tình trạng thua lỗ ở mảng TV và khó lòng cạnh tranh nổi với các đối thủ nặng ký như Apple hay Samsung. Sony cũng đã mất chỗ đứng trên thị trường máy chơi trò chơi, lĩnh vực hãng từng thống trị với sản phẩm PS2, và cả thị trường máy nghe nhạc di động nơi hãng từng một thời chiếm vị trí số 1 với các sản phẩm Walkman.
5. Nintendo
Nintendo từng là nhà sản xuất máy chơi trò chơi video số 1 thế giới với sản phẩm Wii. Để cạnh tranh với Nintendo, Microsoft và Sony đã mạnh tay cắt giảm các sản phẩm Xbox 360 và PS3. Vì vậy, Nintendo cũng buộc phải hạ giá cả hai sản phẩm Wii và DS. Vào tháng 4/2012, hãng này báo lỗ tổng cộng 461,2 triệu USD trong năm tài khóa 2011. Tuy nhiên, cả Nintendo, Microsoft và Sony đều đang chung cảnh đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ các trò chơi trên điện thoại thông minh.
6. Nokia
Nokia giữ ngôi vị nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới khá lâu, nhưng đã để tuột mất vị trí này vào tay Samsung trong quý 1 năm nay. Thành công trước đây của Nokia chủ yếu nhờ vào các mẫu điện thoại giá rẻ vốn được ưa chuộng ở các nước đang phát triển. Khi xu hướng điện thoại thông minh bùng nổ, Nokia chạy theo không kịp.
Hiện thị trường điện thoại thông minh đang tiếp tục nằm dưới sự thống trị của Samsung và Apple. Việc Nokia không thể đột phá vào phân khúc thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn này thể hiện rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh của hãng. Trong tháng 4/2012, Nokia báo lỗ ròng 1,2 tỷ USD, với lý do “thách thức cạnh tranh lớn hơn kỳ vọng”. Trong nỗ lực tạo ra sự thay đổi, Nokia đã thành lập một liên minh với Microsoft để đưa hệ điều hành Windows vào điện thoại thông minh nhằm đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính và marketing từ phía “đại gia” phần mềm.
7. Barnes & Noble
Barnes & Noble đã tăng đầu tư vào sản phẩm thiết bị đọc sách điện tử Nook, nhưng vẫn thua lỗ liên miên vì sức cạnh tranh quyết liệt từ các nhà sản xuất máy tính bản và sách điện tử khác như Apple và Amazon.com. Trong vòng 39 tuần kết thúc vào ngày 28/1 năm nay, Barnes & Noble lỗ hơn 11 triệu USD.
Hãng phần mềm này cho rằng, họ thua lỗ là vì những khoản đầu tư được đổ vào “mảng Nook đang phát triển nhanh chóng, bao gồm chi phí quảng cáo và nhân sự”. Barnes & Noble cũng đã thành lập liên minh với Microsoft để tìm kiếm sự hỗ trợ về chi phí phát triển sản phẩm Nook. Đổi lại, hãng sẽ dùng hệ điều hành Windows trên một số sản phẩm của mình.
8. Acer
Trước đây, kế hoạch kinh doanh của Acer thường dựa trên sản phẩm máy tính giá rẻ netbook. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm qua, doanh số netbook đã sụt giảm chóng mặt bên cạnh sự lên ngôi của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Hạ giá netbook dường như không có tác dụng kích cầu. Acer báo lỗ 212 triệu USD trong năm 2011 như một kết quả tất yếu.
Hiện Acer đang tập trung vào loại máy tính ultrabook, sản phẩm do hãng Intel tiên phong và được coi là thế hệ netbook mới. Nhưng có vẻ như Acer vẫn chưa rút ra bài học gì từ netbook. Chủ tịch toàn cầu của hãng này là ông Jianren Weng dự báo, giá ultrabook sẽ giảm xuống mức 499 USD vào năm 2013 để cạnh tranh với chiếc iPad của Apple. Việc giảm giá này đồng nghĩa với việc Acer sẽ lỗ thêm hàng trăm triệu USD nữa.