8 năm thăng trầm lãi suất
Sau 8 năm, sau những thăng trầm và xáo trộn, một lần nữa lãi suất huy động VND rút về 9%/năm phổ biến trên bảng niêm yết
Sau 8 năm, một lần nữa lãi suất huy động VND rút về mốc 9%/năm phổ biến trên bảng niêm yết. Đó là 8 năm sóng gió và không ngừng biến động với nhiều xáo trộn trên thị trường.
VnEconomy điểm lại những nét chính của diễn biến lãi suất huy động VND trong 8 năm qua.
Năm 2005:
Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là thành viên đầu tiên đưa mức lãi suất huy động VND vượt mức 9%/năm kỳ hạn 12 tháng hồi tháng 8/2005. Đây là mức hấp dẫn nhất trên thị trường tại thời điểm đó. Mức cao nhất tại ngân hàng này là 9,12%/năm, trong khi các thành viên khác phổ biến từ 8,4% - 9%/năm.
Đây cũng là năm gần nhất lãi suất huy động VND giữ được sự ổn định tương đối.
Năm 2006:
Sau khi SeABank tiếp tục nâng mức lãi suất huy động VND lên mức 9,24%/năm từ 29/12/2005, hầu hết khối ngân hàng cổ phần đều có mức lãi suất vượt mức 9%/năm vào đầu năm 2006. Cùng với đó, thị trường đón nhận các đợt tăng liên tiếp lãi suất huy động USD với sự tham gia của các ngân hàng lớn nhỏ, mức cao nhất ghi nhận ở 5%/năm.
Năm 2007:
Cuộc đua lãi suất huy động VND chính thức khởi tranh vào đầu năm 2007 với tín hiệu đầu tiên từ Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, ở sản phẩm “Tiết kiệm điện tử” với 9,48%/năm.
Không mạnh, nhưng suốt năm 2007 thị trường chứng kiến sự nhiều lần điều chỉnh, và đến tháng 11 Ngân hàng An Bình (ABBank) đánh dấu mức tăng vượt trội, vượt trên 10%/năm ở kỳ hạn 24 tháng. Ngay lập tức Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) và SeABank chính thức nhập cuộc đưa mức lên mức 10,08%/năm.
Năm 2008:
Đầu 2008, cuộc đua lãi suất bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm…
Ngày 20/2, SeABank quyết định nâng lãi suất lên cao nhất trên thị trường với 12%/năm. “Lãi suất căng như dây đàn” là cụm từ được dùng để miêu tả giai đoạn này, vì DongA Bank và ABBank tức thì có lãi suất cao nhất 13,56%/năm và 13,8%/năm. Một lần nữa, SeABank tạo mũi nhọn mới khi ngày 27/2/2008 áp tới 14,4%/năm cùng với chính sách thưởng vàng.
Liên tiếp những tháng sau đó, cuộc đua diễn ra căng thẳng. Và một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng là ngày 11/6 ba năm về trước, thị trường chứng kiến mức lãi suất huy động khủng khiếp, cũng tại SeABank trong chương trình “Siêu lãi suất mới hấp dẫn”: 19,2%/năm! Mức lãi suất này chỉ triển khai được đúng 1 ngày sau khi bị buộc gỡ xuống cùng với hiện tượng người dân xếp hàng.
Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, từ nửa sau 2008 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, tại thành hai nửa đối lập. Đến cuối năm, các ngân hàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm.
Năm 2009:
Từ những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào khó khăn. Đây là năm thứ hai trong quãng 8 năm qua lãi suất huy động VND tương đối ổn định quanh 9%/năm, cũng là năm có chính sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ.
Điểm nổi bật trong năm này là câu chuyện của đường cong lãi suất, khi nó được kéo thẳng ở hầu hết các kỳ hạn. Trạng thái này kéo dài cho đến trước ngày 11/6/2012.
Năm 2010:
Những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này.
Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…
Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở lên đã gây chấn động thị trường. Phản ứng cạnh tranh ghi nhận ở sự kiện này là SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm. Những lãi suất gây sốc này nhanh chóng bị chấm dứt, lãnh đạo Techcombank bị Ngân hàng Nhà nước khiển trách.
Năm 2011:
Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch ủy thác…
Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”.
Năm 2012:
Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ hôm nay (11/6). Cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Phía sau loạt điều chỉnh này, đặc biệt là về cơ chế, đường cong lãi suất bắt đầu định hình lại với lãi suất tại nhiều thành viên đã cao hơn ở các kỳ hạn dài.
Và như vậy, sau 8 năm, lãi suất huy động VND một lần nữa trở về mốc 9%/năm phổ biến trên biểu niêm yết.
VnEconomy điểm lại những nét chính của diễn biến lãi suất huy động VND trong 8 năm qua.
Năm 2005:
Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là thành viên đầu tiên đưa mức lãi suất huy động VND vượt mức 9%/năm kỳ hạn 12 tháng hồi tháng 8/2005. Đây là mức hấp dẫn nhất trên thị trường tại thời điểm đó. Mức cao nhất tại ngân hàng này là 9,12%/năm, trong khi các thành viên khác phổ biến từ 8,4% - 9%/năm.
Đây cũng là năm gần nhất lãi suất huy động VND giữ được sự ổn định tương đối.
Năm 2006:
Sau khi SeABank tiếp tục nâng mức lãi suất huy động VND lên mức 9,24%/năm từ 29/12/2005, hầu hết khối ngân hàng cổ phần đều có mức lãi suất vượt mức 9%/năm vào đầu năm 2006. Cùng với đó, thị trường đón nhận các đợt tăng liên tiếp lãi suất huy động USD với sự tham gia của các ngân hàng lớn nhỏ, mức cao nhất ghi nhận ở 5%/năm.
Năm 2007:
Cuộc đua lãi suất huy động VND chính thức khởi tranh vào đầu năm 2007 với tín hiệu đầu tiên từ Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, ở sản phẩm “Tiết kiệm điện tử” với 9,48%/năm.
Không mạnh, nhưng suốt năm 2007 thị trường chứng kiến sự nhiều lần điều chỉnh, và đến tháng 11 Ngân hàng An Bình (ABBank) đánh dấu mức tăng vượt trội, vượt trên 10%/năm ở kỳ hạn 24 tháng. Ngay lập tức Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) và SeABank chính thức nhập cuộc đưa mức lên mức 10,08%/năm.
Năm 2008:
Đầu 2008, cuộc đua lãi suất bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm…
Ngày 20/2, SeABank quyết định nâng lãi suất lên cao nhất trên thị trường với 12%/năm. “Lãi suất căng như dây đàn” là cụm từ được dùng để miêu tả giai đoạn này, vì DongA Bank và ABBank tức thì có lãi suất cao nhất 13,56%/năm và 13,8%/năm. Một lần nữa, SeABank tạo mũi nhọn mới khi ngày 27/2/2008 áp tới 14,4%/năm cùng với chính sách thưởng vàng.
Liên tiếp những tháng sau đó, cuộc đua diễn ra căng thẳng. Và một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng là ngày 11/6 ba năm về trước, thị trường chứng kiến mức lãi suất huy động khủng khiếp, cũng tại SeABank trong chương trình “Siêu lãi suất mới hấp dẫn”: 19,2%/năm! Mức lãi suất này chỉ triển khai được đúng 1 ngày sau khi bị buộc gỡ xuống cùng với hiện tượng người dân xếp hàng.
Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, từ nửa sau 2008 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, tại thành hai nửa đối lập. Đến cuối năm, các ngân hàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm.
Năm 2009:
Từ những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào khó khăn. Đây là năm thứ hai trong quãng 8 năm qua lãi suất huy động VND tương đối ổn định quanh 9%/năm, cũng là năm có chính sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ.
Điểm nổi bật trong năm này là câu chuyện của đường cong lãi suất, khi nó được kéo thẳng ở hầu hết các kỳ hạn. Trạng thái này kéo dài cho đến trước ngày 11/6/2012.
Năm 2010:
Những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này.
Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm…
Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở lên đã gây chấn động thị trường. Phản ứng cạnh tranh ghi nhận ở sự kiện này là SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm. Những lãi suất gây sốc này nhanh chóng bị chấm dứt, lãnh đạo Techcombank bị Ngân hàng Nhà nước khiển trách.
Năm 2011:
Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch ủy thác…
Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”.
Năm 2012:
Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ hôm nay (11/6). Cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Phía sau loạt điều chỉnh này, đặc biệt là về cơ chế, đường cong lãi suất bắt đầu định hình lại với lãi suất tại nhiều thành viên đã cao hơn ở các kỳ hạn dài.
Và như vậy, sau 8 năm, lãi suất huy động VND một lần nữa trở về mốc 9%/năm phổ biến trên biểu niêm yết.