8 ngày đáng nhớ của Phố Wall
Chứng khoán Mỹ đã đi qua 8 khúc quanh khó khăn nhất trong năm 2008
Thị trường chứng khoán Mỹ đã đi qua 8 khúc quanh khó khăn nhất trong năm 2008, cùng với những diễn biến trên thị trường hàng hóa và nghị trường các nước.
Giới nhà đầu tư vẫn nuôi hy vọng vào nỗ lực cứu nguy của các Chính phủ trong khi điểm đáy và thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng vẫn còn chưa xác định.
Ngày 6/6: Giá dầu tăng vọt
Giá dầu thô có bước nhảy đến 10,75 USD ngày thứ 6, lên mức 138,54 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục thăng thiên sau khi các nhà phân tích của Morgan Stanley nhận định rằng giá dầu có thể chạm đến mức 150 USD/thùng vào ngày 4/7.
Và dự đoán này đã gần đúng, đỉnh cao 147,27 USD/thùng dầu thô đã chạm đến vào ngày 11/7. Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 5% lên 5,5%. Đây là mức tăng tháng lớn nhất của tỷ lệ này trong hơn 20 năm.
Báo cáo này cũng cho thấy rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể đã rơi vào suy thoái, bất chấp gói kích cầu hơn 168 tỷ USD của Chính phủ đã được tung ra.
Phản ứng ngay lập tức, chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh. Dow Jones mất đến hơn 3%, một mức tổn thất hiếm có của chỉ số này.
Ngày 15/9: Lehman Brothers sụp đổ, khủng hoảng tài chính lan rộng
Ngân hàng đầu tư 158 tuổi này chính thức sụp đổ vào ngày thứ hai sau khi thất bại trong nỗ lực tìm kiếm người mua lại trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần trước đó.
Thị trường tiếp tục chịu tổn thất với tin đồn rằng Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới - AIG, đang nỗ lực huy động đủ vốn đề chống đỡ tình trạng bị hạ mức tín nhiệm. Đến cuối tuần đó, chính phủ đã mua lại công ty này với giá 85 tỷ USD.
Tiếp đó, Merrill Lynch đồng ý “bán thân” cho Bank of America với giá 50 tỷ USD.
Đổ thêm dầu vào lửa, chỉ một tháng sau đó, ngân hàng tiết kiệm lớn nhất quốc gia là Washington Mutual tuyên bố phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng của Phố Wall.
Do đó, giới phân tích cho rằng 15/9 là ngày bắt đầu khủng hoảng lan rộng, khi thị trường cho vay đóng băng trong toàn hệ thống và lan sang thị trường tiền tệ của các nước khác.
Những thông tin u tối cũng dẫn đến hành động nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bộ Tài chính và các nhà hoạch định chính sách đồng ý với các chương trình giải cứu trị giá hàng nghìn tỷ USD. Hầu hết các chỉ số chứng khoán của những thị trường chủ chốt trên thế giới đều sụt giảm, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 29/9: Ngày mất điểm lớn nhất của chỉ số Dow Jones
Ngày 29/9 là ngày lịch sử tồi tệ nhất trong hoạt động của hàn thử biểu này, sau khi Hạ viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD. Cú sốc này lan rộng trên khắp các thị trường toàn cầu.
Các định chế tài chính và các nhà đầu tư tìm kiếm sự giải thoát tín dụng và làn sóng bán tống bán tháo đã diễn ra trên hầu khắp các thị trường từ Âu sang Mỹ. Dow mất 777,68 điểm (6,98%).
Ngày 9/10: Mất mát niềm tin
Dow mất 2400 điểm (22%) trong 8 phiên giao dịch từ 1/10-10/10. Một bước trượt dài chưa từng có kể từ năm 1930. 9/10 là ngày tồi tệ nhất trong chuỗi ngày sụt giảm này, Dow Jones mất đến 7,33%. Nỗi sợ của giới đầu tư về khủng hoảng tín dụng tiếp tục ăn sâu sau khi Bộ Tài chính cho biết sẽ mua lại cổ phần trong các ngân hàng.
Chỉ công bố một tuần sau khi Quốc hội thông qua kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD, kế hoạch này đánh dấu mọt sự thay đổi có chủ ý đầu tiên của Bộ Tài chính, trong việc mua lại các loại chứng khoán hỗ trợ thế chấp của ngân hàng.
Chỉ số CBOE, một thước đo chủ chốt về sự mất lòng tin của giới đầu tư My đã lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 60 để tăng lên mức lịch sử 64 điểm. Giới phân tích xem đây là đỉnh điểm của sự lo sợ. Tuy nhiên, chỉ sau đấy một tháng, thước đo này đã chạm đến mức 90 điểm.
Ngày 13/10: Thắng lợi to lớn
Chứng khoán Mỹ và các khu vực khác đều phục hồi mạnh trong ngày này sau một loạt các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động của thông tin khủng hoảng tín dụng lan rộng trong tuần trước đó.
Đóng cửa ngày hôm đó, Dow Jones phục hồi mạnh ở mức 936,42 điểm (11,08%), tăng giá trị thị trường thêm 1,2 nghìn tỷ USD – đây là mức tăng điểm trong ngày kỷ lục. Đồng thời, sự phục hồi này đã làm giảm một nửa tổn thất của giá trị thị trường trong 8 phiên trượt dài trước đó, từ 1/10-10/10.
Thị trường cũng tăng mạnh sau người chủ trì của kế hoạch giải cứu của Bộ tài chính Mỹ, ông Neel Kashkari, cuối cùng đã tiết lộ một số chi tiết về kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD này.
Ngày 15/10: Kết luận “knock-out”
Trong ngày thứ tư tồi tệ đó, thị trường hứng chịu hàng loạt thông tin kinh tế u ám, bao gồm một bản báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ đã bị sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm. Đêm trước đó, chủ tịch FED tại San Francisco, ông Janet Yellen đưa ra bình luận rằng nền kinh tế “có vẻ đã rơi vào suy thoái”.
Phát ngôn có tính “knock-out” này được đưa ra sau khi Chủ tịch FED ông Ben Bernanke cảnh báo, nền kinh tế Mỹ sẽ phải mất một khoảng thời gian để phục hồi - ngay cả sau khi các thị trường tín dụng quay về quỹ đạo bình thường.
Riêng trong ngày này, Dow Jones của Mỹ giảm gần 8%, mức tổn thất lớn nhất tính theo tỷ lệ % kể từ tháng 10/1987.
Ngày 5-6/11: Sau thắng lợi của Obama là thất bại của chứng khoán
Hàng triệu người chào đón chiến thắng lịch sử của Barack Obama trong đêm 4/11 với niềm tự hào to lớn. Nhưng chẳng lâu sau, các nhà đầu tư đã phải tỉnh lại với sự thật là nền kinh tế đang rất ốm yếu.
Kết quả là, chứng khoán Mỹ đã sụt giảm liên tiếp 2 ngày sau khi có kết quả bầu cử. Dow đóng cửa ở mức 8.695,79 điểm với mức trượt dốc đến 929,49 điểm (9,66%).
Ngày 1/12: Đã là suy thoái
Mặc dù hơi “chậm”, nhưng Văn phòng Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) vẫn phải công bố điều mà mọi người đã tin từ lâu, đó là nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái. NBER cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ đã rơi vào suy thoái từ 12/2007.
Trước đó, một số nền kinh tế ở khu vực châu Âu đã khẳng định là rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, sau thông tin chính thức của NBER, các chỉ số chính mất điểm mạnh từ 4-8%.
Giới nhà đầu tư vẫn nuôi hy vọng vào nỗ lực cứu nguy của các Chính phủ trong khi điểm đáy và thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng vẫn còn chưa xác định.
Ngày 6/6: Giá dầu tăng vọt
Giá dầu thô có bước nhảy đến 10,75 USD ngày thứ 6, lên mức 138,54 USD/thùng. Giá dầu tiếp tục thăng thiên sau khi các nhà phân tích của Morgan Stanley nhận định rằng giá dầu có thể chạm đến mức 150 USD/thùng vào ngày 4/7.
Và dự đoán này đã gần đúng, đỉnh cao 147,27 USD/thùng dầu thô đã chạm đến vào ngày 11/7. Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 5% lên 5,5%. Đây là mức tăng tháng lớn nhất của tỷ lệ này trong hơn 20 năm.
Báo cáo này cũng cho thấy rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể đã rơi vào suy thoái, bất chấp gói kích cầu hơn 168 tỷ USD của Chính phủ đã được tung ra.
Phản ứng ngay lập tức, chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh. Dow Jones mất đến hơn 3%, một mức tổn thất hiếm có của chỉ số này.
Ngày 15/9: Lehman Brothers sụp đổ, khủng hoảng tài chính lan rộng
Ngân hàng đầu tư 158 tuổi này chính thức sụp đổ vào ngày thứ hai sau khi thất bại trong nỗ lực tìm kiếm người mua lại trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần trước đó.
Thị trường tiếp tục chịu tổn thất với tin đồn rằng Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới - AIG, đang nỗ lực huy động đủ vốn đề chống đỡ tình trạng bị hạ mức tín nhiệm. Đến cuối tuần đó, chính phủ đã mua lại công ty này với giá 85 tỷ USD.
Tiếp đó, Merrill Lynch đồng ý “bán thân” cho Bank of America với giá 50 tỷ USD.
Đổ thêm dầu vào lửa, chỉ một tháng sau đó, ngân hàng tiết kiệm lớn nhất quốc gia là Washington Mutual tuyên bố phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng của Phố Wall.
Do đó, giới phân tích cho rằng 15/9 là ngày bắt đầu khủng hoảng lan rộng, khi thị trường cho vay đóng băng trong toàn hệ thống và lan sang thị trường tiền tệ của các nước khác.
Những thông tin u tối cũng dẫn đến hành động nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bộ Tài chính và các nhà hoạch định chính sách đồng ý với các chương trình giải cứu trị giá hàng nghìn tỷ USD. Hầu hết các chỉ số chứng khoán của những thị trường chủ chốt trên thế giới đều sụt giảm, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 29/9: Ngày mất điểm lớn nhất của chỉ số Dow Jones
Ngày 29/9 là ngày lịch sử tồi tệ nhất trong hoạt động của hàn thử biểu này, sau khi Hạ viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ trị giá 700 tỷ USD. Cú sốc này lan rộng trên khắp các thị trường toàn cầu.
Các định chế tài chính và các nhà đầu tư tìm kiếm sự giải thoát tín dụng và làn sóng bán tống bán tháo đã diễn ra trên hầu khắp các thị trường từ Âu sang Mỹ. Dow mất 777,68 điểm (6,98%).
Ngày 9/10: Mất mát niềm tin
Dow mất 2400 điểm (22%) trong 8 phiên giao dịch từ 1/10-10/10. Một bước trượt dài chưa từng có kể từ năm 1930. 9/10 là ngày tồi tệ nhất trong chuỗi ngày sụt giảm này, Dow Jones mất đến 7,33%. Nỗi sợ của giới đầu tư về khủng hoảng tín dụng tiếp tục ăn sâu sau khi Bộ Tài chính cho biết sẽ mua lại cổ phần trong các ngân hàng.
Chỉ công bố một tuần sau khi Quốc hội thông qua kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD, kế hoạch này đánh dấu mọt sự thay đổi có chủ ý đầu tiên của Bộ Tài chính, trong việc mua lại các loại chứng khoán hỗ trợ thế chấp của ngân hàng.
Chỉ số CBOE, một thước đo chủ chốt về sự mất lòng tin của giới đầu tư My đã lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 60 để tăng lên mức lịch sử 64 điểm. Giới phân tích xem đây là đỉnh điểm của sự lo sợ. Tuy nhiên, chỉ sau đấy một tháng, thước đo này đã chạm đến mức 90 điểm.
Ngày 13/10: Thắng lợi to lớn
Chứng khoán Mỹ và các khu vực khác đều phục hồi mạnh trong ngày này sau một loạt các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động của thông tin khủng hoảng tín dụng lan rộng trong tuần trước đó.
Đóng cửa ngày hôm đó, Dow Jones phục hồi mạnh ở mức 936,42 điểm (11,08%), tăng giá trị thị trường thêm 1,2 nghìn tỷ USD – đây là mức tăng điểm trong ngày kỷ lục. Đồng thời, sự phục hồi này đã làm giảm một nửa tổn thất của giá trị thị trường trong 8 phiên trượt dài trước đó, từ 1/10-10/10.
Thị trường cũng tăng mạnh sau người chủ trì của kế hoạch giải cứu của Bộ tài chính Mỹ, ông Neel Kashkari, cuối cùng đã tiết lộ một số chi tiết về kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD này.
Ngày 15/10: Kết luận “knock-out”
Trong ngày thứ tư tồi tệ đó, thị trường hứng chịu hàng loạt thông tin kinh tế u ám, bao gồm một bản báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ đã bị sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm. Đêm trước đó, chủ tịch FED tại San Francisco, ông Janet Yellen đưa ra bình luận rằng nền kinh tế “có vẻ đã rơi vào suy thoái”.
Phát ngôn có tính “knock-out” này được đưa ra sau khi Chủ tịch FED ông Ben Bernanke cảnh báo, nền kinh tế Mỹ sẽ phải mất một khoảng thời gian để phục hồi - ngay cả sau khi các thị trường tín dụng quay về quỹ đạo bình thường.
Riêng trong ngày này, Dow Jones của Mỹ giảm gần 8%, mức tổn thất lớn nhất tính theo tỷ lệ % kể từ tháng 10/1987.
Ngày 5-6/11: Sau thắng lợi của Obama là thất bại của chứng khoán
Hàng triệu người chào đón chiến thắng lịch sử của Barack Obama trong đêm 4/11 với niềm tự hào to lớn. Nhưng chẳng lâu sau, các nhà đầu tư đã phải tỉnh lại với sự thật là nền kinh tế đang rất ốm yếu.
Kết quả là, chứng khoán Mỹ đã sụt giảm liên tiếp 2 ngày sau khi có kết quả bầu cử. Dow đóng cửa ở mức 8.695,79 điểm với mức trượt dốc đến 929,49 điểm (9,66%).
Ngày 1/12: Đã là suy thoái
Mặc dù hơi “chậm”, nhưng Văn phòng Nghiên cứu kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) vẫn phải công bố điều mà mọi người đã tin từ lâu, đó là nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái. NBER cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ đã rơi vào suy thoái từ 12/2007.
Trước đó, một số nền kinh tế ở khu vực châu Âu đã khẳng định là rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, sau thông tin chính thức của NBER, các chỉ số chính mất điểm mạnh từ 4-8%.