8 sự kiện nổi bật của ngành bảo hiểm 2009
Năm 2009, ngành bảo hiểm vượt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng khá ngoạn mục
Năm 2009, ngành bảo hiểm vượt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng khá ngoạn mục.
Chúng tôi điểm lại 8 sự kiện nổi bật nhất trong ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2009.
1. Vượt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước cả năm 2009 đạt khoảng 24.646 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2008, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2008. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 11.146 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2008.
Doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 6.016 tỷ đồng, trong đó phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ, nhân thọ đạt 4.666 tỷ, tăng 17% so với 2008. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước cả năm 2009 là 1.581 tỷ đồng, tương đương 85% tổng phí thu xếp cả năm 2008.
Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm nhận được là 221 tỷ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu xếp qua môi giới là: bảo hiểm tài sản và thiệt hại, chiếm 31,9%, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người (28,73%), bảo hiểm trách nhiệm chung (12,24%).
Trong năm 2009, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2009 cũng là năm bùng nổ sản phẩm bảo hiểm mới, 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 50 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới đưa ra thị trường, tạo sự lựa chọn và phục vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.
2. Ban hành Nghị định 41
Chế độ quản lý Nhà nước ngày một hoàn thiện với việc ban hành Nghị định 41 ngày 5/5/2009 xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 86/BTC ngày 28/4/2009, Thông tư sửa đổi bổ sung thông tư 155/BTC và Thông tư 156/BTC. Cục Quản lý - Giám sát Bảo hiểm quyết tâm quản lý tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Thông tư 86/2009/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/6/2009 quy định, các doanh nghiệp không được chi trả thêm các loại phí khác làm đội phí hoa hồng cho đại lý bảo hiểm lên quá 10%. Đồng thời, các công ty bảo hiểm cũng không được phép dùng các chiêu thức khuyến mại khi bán hàng.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, toàn thị trường thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo Nghị định 103 ngày 10/9/2008 và thông tư 126/BTC ngày 22/12/2008, thông tư liên tịch 35/BTC-BCA ngày 25/2/2009 với sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm.
3. Siết chặt hệ thống tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm
Bộ Tài chính siết chặt hệ thống tổ chức đào tạo đại lý đảm bảo chất lượng đại lý, sau hơn 10 năm để các công ty được tự do tuyển dụng. Từ ngày 1/7/2009, thực hiện Thông tư số 86/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính chính thức phụ trách phần sát hạch đại lý, dựa trên những câu hỏi do công ty bảo hiểm gửi về và thu lệ phí cấp giấy phép hành nghề đại lý, thay vì trước đây các công ty bảo hiểm chuẩn bị tài liệu huấn luyện, trình Bộ Tài chính duyệt và chủ động hoàn toàn trong việc huấn luyện và sát hạch đại lý bảo hiểm.
Việc “siết” chặt quy định tuyển đại lý bảo hiểm của Bộ Tài chính được các doanh nghiệp đồng tình, nhưng vẫn còn một số băn khoăn. Trước đây, việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề cho các đại lý bảo hiểm chỉ cần Bộ Tài chính duyệt chương trình huấn luyện và cấp giấy phép cho doanh nghiệp tổ chức các lớp huấn luyện và tự cấp chứng chỉ nên doanh nghiệp không thu lệ phí.
Nhưng theo quy định mới, Bộ Tài chính quy định mức lệ phí thu trên số người tham dự là 70.000 đồng/người. Khoản lệ phí này hiện nay có doanh nghiệp thu của đại lý, nhưng cũng có doanh nghiệp bỏ tiền ra để đóng thay cho đại lý, nên cảm thấy lúng túng vì không biết hạch toán khoản chi phí này vào đâu. Khó khăn lớn hơn là cách tổ chức thi tuyển đại lý chưa hoàn thiện và hợp lý.
4. Phát triển mạnh Banccassurance
Trong năm 2009, hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Banccassurance) tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và sâu hơn. Từ chỗ ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý, người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
Những sản phẩm bán qua kênh bancassurance cũng đã gắn với những sản phẩm của ngân hàng. Bancassurance ở Việt Nam cũng đã nhanh chóng phát triển thành marketing thân thiện- bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau cho đối tượng khách hàng hiện có.
Không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang phát triển mạnh kênh bán hàng này. Những thỏa thuận ký kết nhằm phân phối sản phẩm giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm đạt được nhiều hơn và đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.
Một công ty bảo hiểm bắt tay với nhiều ngân hàng để phân phối sản phẩm của mình và ngược lại, một ngân hàng có thể hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm. Sự hợp tác này sẽ mang lại cho khách hàng những ưu đãi và tiện ích, khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói tại ngân hàng - nơi được xem như một siêu thị tài chính.
5. Nâng “bước” thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khá chặt chẽ và tiến hành theo hai bước, thay vì một bước như trước đây. Bước 1, cấp phép về mặt nguyên tắc. Bước 2, cấp phép chính thức sau khi doanh nghiệp có đầy đủ vốn, nhân lực, đáp ứng các yêu cầu về quản trị, cơ sở vật chất.
Doanh nghiệp muốn được cấp phép phải đáp ứng các yêu cầu: đủ tầm, đủ năng lực tài chính, đủ nhân lực. Với quy trình thẩm định cấp phép chặt chẽ như vậy, mỗi năm sẽ chỉ có khoảng 2-3 doanh nghiệp bảo hiểm mới được cấp phép.
Hiện cả thị trường có 49 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
6. Tấm lá chắn kinh tế
Ngành bảo hiểm thể hiện là tấm lá chắn kinh tế cho các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm với mức bồi thường trên 500 tỉ đồng nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và số 11 tại miền Trung.
Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tài trợ trên 10 tỉ đồng đầu tư và cam kết đầu tư vào các công trình khắc phục điểm đen tai nạn giao thông tại Hà Trung - Thanh Hóa, Tam Điệp - Ninh Bình, Gia Nghĩa - Đắc Nông, thành phố Kon Tum, An Khê - Gia Lai, thành phố Bắc Cạn nhằm giảm thiểu, đẩy lùi tai nạn giao thông.
7. Tăng tiện ích
Hiệp hội Bảo hiểm ban hành Mẫu đơn Bảo hiểm Xây dựng-Lắp đặt làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các chủ thầu chủ dự án thực hiện nhất là các công trình có đấu thầu về bảo hiểm.
Đồng thời Hiệp hội ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu nhằm thống nhất sử dụng những từ ngữ, điều khoản dễ hiểu, dễ thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng.
8. Phát hành bản tin Bảo hiểm và Đời sống
Hiệp hội Bảo hiểm chính thức phát hành bản tin Bảo hiểm và Đời sống hàng tháng từ tháng 1/2009 và nâng cao chất lượng trang web avi.org.vn phục vụ công tác tuyên truyền rộng rãi kịp thời về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và kiến thức về bảo hiểm.
Đây được xem như một kênh thông tin quan trọng giữa doanh nghiệp và thị trường, giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý mà Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối không thể thiếu.
Chúng tôi điểm lại 8 sự kiện nổi bật nhất trong ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2009.
1. Vượt qua thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước cả năm 2009 đạt khoảng 24.646 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2008, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2008. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 11.146 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2008.
Doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 6.016 tỷ đồng, trong đó phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ, nhân thọ đạt 4.666 tỷ, tăng 17% so với 2008. Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước cả năm 2009 là 1.581 tỷ đồng, tương đương 85% tổng phí thu xếp cả năm 2008.
Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm nhận được là 221 tỷ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu xếp qua môi giới là: bảo hiểm tài sản và thiệt hại, chiếm 31,9%, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người (28,73%), bảo hiểm trách nhiệm chung (12,24%).
Trong năm 2009, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2009 cũng là năm bùng nổ sản phẩm bảo hiểm mới, 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 50 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới đưa ra thị trường, tạo sự lựa chọn và phục vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.
2. Ban hành Nghị định 41
Chế độ quản lý Nhà nước ngày một hoàn thiện với việc ban hành Nghị định 41 ngày 5/5/2009 xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 86/BTC ngày 28/4/2009, Thông tư sửa đổi bổ sung thông tư 155/BTC và Thông tư 156/BTC. Cục Quản lý - Giám sát Bảo hiểm quyết tâm quản lý tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Thông tư 86/2009/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 12/6/2009 quy định, các doanh nghiệp không được chi trả thêm các loại phí khác làm đội phí hoa hồng cho đại lý bảo hiểm lên quá 10%. Đồng thời, các công ty bảo hiểm cũng không được phép dùng các chiêu thức khuyến mại khi bán hàng.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, toàn thị trường thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới theo Nghị định 103 ngày 10/9/2008 và thông tư 126/BTC ngày 22/12/2008, thông tư liên tịch 35/BTC-BCA ngày 25/2/2009 với sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm.
3. Siết chặt hệ thống tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm
Bộ Tài chính siết chặt hệ thống tổ chức đào tạo đại lý đảm bảo chất lượng đại lý, sau hơn 10 năm để các công ty được tự do tuyển dụng. Từ ngày 1/7/2009, thực hiện Thông tư số 86/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính chính thức phụ trách phần sát hạch đại lý, dựa trên những câu hỏi do công ty bảo hiểm gửi về và thu lệ phí cấp giấy phép hành nghề đại lý, thay vì trước đây các công ty bảo hiểm chuẩn bị tài liệu huấn luyện, trình Bộ Tài chính duyệt và chủ động hoàn toàn trong việc huấn luyện và sát hạch đại lý bảo hiểm.
Việc “siết” chặt quy định tuyển đại lý bảo hiểm của Bộ Tài chính được các doanh nghiệp đồng tình, nhưng vẫn còn một số băn khoăn. Trước đây, việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề cho các đại lý bảo hiểm chỉ cần Bộ Tài chính duyệt chương trình huấn luyện và cấp giấy phép cho doanh nghiệp tổ chức các lớp huấn luyện và tự cấp chứng chỉ nên doanh nghiệp không thu lệ phí.
Nhưng theo quy định mới, Bộ Tài chính quy định mức lệ phí thu trên số người tham dự là 70.000 đồng/người. Khoản lệ phí này hiện nay có doanh nghiệp thu của đại lý, nhưng cũng có doanh nghiệp bỏ tiền ra để đóng thay cho đại lý, nên cảm thấy lúng túng vì không biết hạch toán khoản chi phí này vào đâu. Khó khăn lớn hơn là cách tổ chức thi tuyển đại lý chưa hoàn thiện và hợp lý.
4. Phát triển mạnh Banccassurance
Trong năm 2009, hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Banccassurance) tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và sâu hơn. Từ chỗ ngân hàng thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý, người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
Những sản phẩm bán qua kênh bancassurance cũng đã gắn với những sản phẩm của ngân hàng. Bancassurance ở Việt Nam cũng đã nhanh chóng phát triển thành marketing thân thiện- bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau cho đối tượng khách hàng hiện có.
Không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang phát triển mạnh kênh bán hàng này. Những thỏa thuận ký kết nhằm phân phối sản phẩm giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm đạt được nhiều hơn và đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.
Một công ty bảo hiểm bắt tay với nhiều ngân hàng để phân phối sản phẩm của mình và ngược lại, một ngân hàng có thể hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm. Sự hợp tác này sẽ mang lại cho khách hàng những ưu đãi và tiện ích, khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói tại ngân hàng - nơi được xem như một siêu thị tài chính.
5. Nâng “bước” thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Việc cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khá chặt chẽ và tiến hành theo hai bước, thay vì một bước như trước đây. Bước 1, cấp phép về mặt nguyên tắc. Bước 2, cấp phép chính thức sau khi doanh nghiệp có đầy đủ vốn, nhân lực, đáp ứng các yêu cầu về quản trị, cơ sở vật chất.
Doanh nghiệp muốn được cấp phép phải đáp ứng các yêu cầu: đủ tầm, đủ năng lực tài chính, đủ nhân lực. Với quy trình thẩm định cấp phép chặt chẽ như vậy, mỗi năm sẽ chỉ có khoảng 2-3 doanh nghiệp bảo hiểm mới được cấp phép.
Hiện cả thị trường có 49 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
6. Tấm lá chắn kinh tế
Ngành bảo hiểm thể hiện là tấm lá chắn kinh tế cho các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm với mức bồi thường trên 500 tỉ đồng nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và số 11 tại miền Trung.
Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tài trợ trên 10 tỉ đồng đầu tư và cam kết đầu tư vào các công trình khắc phục điểm đen tai nạn giao thông tại Hà Trung - Thanh Hóa, Tam Điệp - Ninh Bình, Gia Nghĩa - Đắc Nông, thành phố Kon Tum, An Khê - Gia Lai, thành phố Bắc Cạn nhằm giảm thiểu, đẩy lùi tai nạn giao thông.
7. Tăng tiện ích
Hiệp hội Bảo hiểm ban hành Mẫu đơn Bảo hiểm Xây dựng-Lắp đặt làm cơ sở cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các chủ thầu chủ dự án thực hiện nhất là các công trình có đấu thầu về bảo hiểm.
Đồng thời Hiệp hội ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu nhằm thống nhất sử dụng những từ ngữ, điều khoản dễ hiểu, dễ thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng.
8. Phát hành bản tin Bảo hiểm và Đời sống
Hiệp hội Bảo hiểm chính thức phát hành bản tin Bảo hiểm và Đời sống hàng tháng từ tháng 1/2009 và nâng cao chất lượng trang web avi.org.vn phục vụ công tác tuyên truyền rộng rãi kịp thời về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và kiến thức về bảo hiểm.
Đây được xem như một kênh thông tin quan trọng giữa doanh nghiệp và thị trường, giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý mà Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối không thể thiếu.