8 thói quen không ngờ gây bệnh gout
Nếu như trước đây, người lớn tuổi mới dễ mắc bệnh gout, thì hiện nay, lứa tuổi mắc bệnh chính là 30- 40 tuổi. Báo động hơn, đã xuất hiện những trường hợp mắc gout khi mới 20 tuổi. Tất cả xuất phát từ lối sống hiện đại và thói quen không lành mạnh.
Gout là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, biểu hiện bằng cơ đau cấp tính. Cơn đau sẽ khởi phát đột ngột vào ban đêm sau một bữa ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia hay sau chấn thương hoặc phẫu thuật.Biểu hiện sưng đau dữ dội ở khớp chi dưới (thường là mắt cá hoặc khớp ngón chân cái), đi kèm là vùng da tấy đỏ và ngứa ran khiến cảm giác càng khó chịu. Cơn đau sẽ biến mất sau 1 đến 2 tuần, tuy nhiên cơn đau cấp tiếp theo sẽ đến sau vài tháng hoặc vài năm. Khi cơn đau cấp tính xuất hiện thường xuyên hơn, bệnh gout chuyển thành bệnh mãn tính. Và sau 5-10 năm nếu không được kiểm soát, cấu trúc khớp và chức năng thận của người bệnh sẽ bị phá hủy, gây suy thận nặng.Dưới đây là những thói quen bạn cần tránh xa để phòng tránh bệnh gout:Nhịn tiểu Gan làm chức năng giải độc cho cơ thể, còn thận là nơi đào thải những chất độc đó ra bên ngoài, trong đó có axit uric, tác nhân gây ra bệnh gout. Khi nhịn tiểu trong thời gian dài, lượng axit uric lại tích tụ trên đường tiểu do không được thải ra và thấm ngược lại vào máu. Vì vậy, không nhịn tiểu sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn hơn bạn nghĩ.Thức khuya và ngủ không đủ giấc Nhiều người thường thức khuya cho những hoạt động của họ. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng bắt đầu quá trình tự phục hồi và đào thải độc tố khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu, càng thức khuya bạn càng trì hoãn quá trình này của cơ thể. Thức khuya càng lâu sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất của cơ thể chúng ta và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Thức khuya gây sự chuyển hóa bất thường của axit uric trong thận và làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Lượng axit uric tích tụ quá cao sẽ bệnh gout.
Uống rượu, bia Bên cạnh nội tạng động vật, hải sản, bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gout. Trong quá trình theo dõi hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã nhận thấy: những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.Không giống như bia, rượu tuy không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào, song đây là đồ uống cần nên tránh. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Theo các bác sỹ, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu.Uống ít nước Uống quá ít nước mỗi ngày gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric ở thận, dẫn đến bệnh gout. Vì vậy bạn cần uống nhiều nước để làm loãng lượng axit uric. Uống nhiều nước cũng có thể làm tăng tần suất đi tiểu, có lợi trong việc đào thải axit uric.Nhịn ăn để giảm cân Nếu bạn muốn có cân nặng và nồng độ axit uric ở mức an toàn thì hãy ăn kiêng đúng cách và tuyệt đối không được nhịn ăn. Cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn có thể khiến bạn dễ bị gút tấn công hơn, theo chuyên gia.Lý do chính là bởi vì khi nhịn ăn, mức ketone trong cơ thể bạn tăng lên, và ketone cạnh tranh với axit uric để bài tiết, từ đó sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.Lười tập thể dục Lười tập luyện cũng là một trong những nguyên gân gây bệnh gút. Lười tập luyện khiến bạn có nguy cơ bị thừa cân, béo phì - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Theo các chuyên gia, với người đã mắc bệnh gút, việc tập luyện thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả.Mang giày quá chật Mặc dù chưa có nghiên cứu nào xem xét tác dụng của giày đối với nguy cơ bệnh gút. Nhưng nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng axit uric máu cao thì việc mang giày quá chật, không vừa bàn chân, không thoải mái sẽ dễ gây những lực nén không tốt trên các khớp bàn chân, tạo điều kiện lắng đọng axit uric ở khớp bị thương tổn kéo dài do chèn ép, dễ dẫn đến bệnh gút.
Lạm dụng thuốc Một trong những nguyên nhân khiến bệnh gút có cơ hội tấn công là thói quen sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau khi vào cơ thể sẽ cạnh tranh đào thải với axit uric ở ống thận, làm giảm sự bài tiết của axit uric, khiến nồng độ này tăng cao trong máu và gây ra cơn đau gút cấp.
Cách để phòng ngừa và cải thiện bệnh goutChế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong việc giảm axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gout cấp. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh gout tấn công cũng như cải thiện cơn đau do gout, bạn cần thực hiện một số lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như rau xanh, thịt trắng (thịt gà, cá nước ngọt); Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như: Cá hồi, ngao, sò, cua, ghẹ, thịt đỏ, nội tạng động vật.- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích. Hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga, bơi lội, dưỡng sinh… Tránh những môn thể thao đối kháng như đá bóng, tennis, cầu lông…- Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, nhất là khi không có hướng dẫn của bác sĩ.Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh lý viêm khớp gout là một bệnh mãn tính, vì vậy người bệnh cần phải dùng thuốc thường xuyên và suốt đời. Nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh sẽ dễ bị biến dạng xương khớp, giảm chức năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Khi những hạt tophi bị vỡ, nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao và gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, bệnh gout còn gây ra sỏi thận, suy thận và ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Một số người bệnh có tâm lý sử dụng thuốc lâu dài sẽ nóng và gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Đây là quan niệm sai lầm vì hiện nay đã có nhiều thuốc an toàn cho người bệnh, thậm chí đối với những trường hợp người bệnh dị ứng với thuốc hạ axít uric máu cũng đã có thuốc khác không gây dị ứng thay thế.