80% nhà đầu tư địa ốc Đà Nẵng đến từ Hà Nội
Đà Nẵng hiện đang là thị trường tiên phong trong bất động sản cao cấp ven biển và xếp thứ hai sau Nha Trang về tổng nguồn cung
Công ty Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Đà Nẵng trong nửa đầu năm 2016, trong đó với điểm nhấn là xu hướng đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng của giới thứ cấp đến từ Hà Nội.
Theo đơn vị tư vấn, Đà Nẵng hiện đang là thị trường tiên phong trong bất động sản cao cấp ven biển và xếp thứ hai sau Nha Trang về tổng nguồn cung với 1.199 biệt thự và 3.367 căn hộ.
Điển hình của sự thành công khi đầu tư vào Đà Nẵng phải kể đến các dự án như: Bà Nà Hill, Ocean Villas, Hayatt Regency, Furama, Intercontinetal, và Azura.
Cùng với đó, các dự án tương lai có quy mô lớn bao gồm Soleil Đà Nẵng, Coco Bay, Đa Phước, Hàn Riverside, Ariyana, Central Coast, Vinpearl Han River, và Ocean Suites& Estates…dự kiến sẽ tiếp tục cung cấp ra thị trường một lượng lớn nguồn cung về căn hộ và biệt thự biển.
Đặc biệt, các khảo sát của Savills chỉ ra rằng, có hơn 80% người mua đến từ Hà Nội, bởi sự đa dạng về danh mục các sản phẩm để đầu tư, cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng nhiều chính sách khác của chủ đầu tư.
Ở phân khúc khách sạn, Đà Nẵng là một trong 20 thành phố sạch nhất trên thế giới và cũng là thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam và trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
Trong năm 2015, tổng cộng có 73 khách sạn hạng từ 3 đến 5 sao với 8.485 phòng, trong đó, 7 trên tổng 11 khách sạn 5 sao và 4 trên tổng 14 khách sạn 4 sao được quản lí bởi nhà điều hành quốc tế. Do đó, thị trường còn nhiều cơ hội cho sự hiện diện của các nhà điều hành nước ngoài.
Tập đoàn Accor Hotels và Resorts Group hiện đang là nhà điều hành lớn nhất tại Đà Nẵng, quản lí khoảng 944 phòng.
Dự án khách sạn tương lai bao gồm khách sạn Crowne Plaza giai đoạn 2, Hilton Đà Nẵng Hotel và Four Points thuộc Sheraton. Khu nghỉ dưỡng sòng bài Nam Hội An với mức đầu tư 4 tỷ USD dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2019, sẽ là sự thúc đẩy lớn cho sự hình thành chuỗi khách sạn du lịch từ Đà Nẵng đến Hội An.
Đối với mảng văn phòng cho thuê, nguồn cung đạt 86.490 m2 trong năm 2015. Hạng A cung cấp khoảng 6.310 m2, chỉ chiếm 7% tổng nguồn cung văn phòng. Trong khi đó, nguồn cung hạng B và hạng C chiếm đa số, lần lượt đạt 46% và 47%.
Thị trường văn phòng Đà Nẵng hoạt động chưa được hiệu quả trong khoảng 2010 - 2015. Trong vòng 6 năm trở lại đây, công suất trung bình hạng A được cải thiện, từ 62% trong năm 2010 đến 97% trong năm 2015. Giá thuê trung bình hạng A giữ ở mức ổn định, đạt 18 USD/ m2/tháng trong năm 2015.
Với thị trường bán lẻ, trong năm 2016, mật độ mặt bằng bán lẻ đạt 0,15m2/người, tương đương với các thành phố khác tại Việt Nam và thấp hơn nhiều so với các khu vực dẫn đầu như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok.
Thị trường bán lẻ tại Đà Nẵng hoạt động tốt nhất vào năm 2015. Công suất trung bình đạt 88%, cao hơn 18% so với năm 2014 và 10% so với năm 2011. Giá thuê trung bình đạt 22 USD/m2/tháng, tăng 29% theo năm và không thay đổi so với năm 2010.
Theo đơn vị tư vấn, Đà Nẵng hiện đang là thị trường tiên phong trong bất động sản cao cấp ven biển và xếp thứ hai sau Nha Trang về tổng nguồn cung với 1.199 biệt thự và 3.367 căn hộ.
Điển hình của sự thành công khi đầu tư vào Đà Nẵng phải kể đến các dự án như: Bà Nà Hill, Ocean Villas, Hayatt Regency, Furama, Intercontinetal, và Azura.
Cùng với đó, các dự án tương lai có quy mô lớn bao gồm Soleil Đà Nẵng, Coco Bay, Đa Phước, Hàn Riverside, Ariyana, Central Coast, Vinpearl Han River, và Ocean Suites& Estates…dự kiến sẽ tiếp tục cung cấp ra thị trường một lượng lớn nguồn cung về căn hộ và biệt thự biển.
Đặc biệt, các khảo sát của Savills chỉ ra rằng, có hơn 80% người mua đến từ Hà Nội, bởi sự đa dạng về danh mục các sản phẩm để đầu tư, cơ sở hạ tầng hoàn thiện cùng nhiều chính sách khác của chủ đầu tư.
Ở phân khúc khách sạn, Đà Nẵng là một trong 20 thành phố sạch nhất trên thế giới và cũng là thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam và trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
Trong năm 2015, tổng cộng có 73 khách sạn hạng từ 3 đến 5 sao với 8.485 phòng, trong đó, 7 trên tổng 11 khách sạn 5 sao và 4 trên tổng 14 khách sạn 4 sao được quản lí bởi nhà điều hành quốc tế. Do đó, thị trường còn nhiều cơ hội cho sự hiện diện của các nhà điều hành nước ngoài.
Tập đoàn Accor Hotels và Resorts Group hiện đang là nhà điều hành lớn nhất tại Đà Nẵng, quản lí khoảng 944 phòng.
Dự án khách sạn tương lai bao gồm khách sạn Crowne Plaza giai đoạn 2, Hilton Đà Nẵng Hotel và Four Points thuộc Sheraton. Khu nghỉ dưỡng sòng bài Nam Hội An với mức đầu tư 4 tỷ USD dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2019, sẽ là sự thúc đẩy lớn cho sự hình thành chuỗi khách sạn du lịch từ Đà Nẵng đến Hội An.
Đối với mảng văn phòng cho thuê, nguồn cung đạt 86.490 m2 trong năm 2015. Hạng A cung cấp khoảng 6.310 m2, chỉ chiếm 7% tổng nguồn cung văn phòng. Trong khi đó, nguồn cung hạng B và hạng C chiếm đa số, lần lượt đạt 46% và 47%.
Thị trường văn phòng Đà Nẵng hoạt động chưa được hiệu quả trong khoảng 2010 - 2015. Trong vòng 6 năm trở lại đây, công suất trung bình hạng A được cải thiện, từ 62% trong năm 2010 đến 97% trong năm 2015. Giá thuê trung bình hạng A giữ ở mức ổn định, đạt 18 USD/ m2/tháng trong năm 2015.
Với thị trường bán lẻ, trong năm 2016, mật độ mặt bằng bán lẻ đạt 0,15m2/người, tương đương với các thành phố khác tại Việt Nam và thấp hơn nhiều so với các khu vực dẫn đầu như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok.
Thị trường bán lẻ tại Đà Nẵng hoạt động tốt nhất vào năm 2015. Công suất trung bình đạt 88%, cao hơn 18% so với năm 2014 và 10% so với năm 2011. Giá thuê trung bình đạt 22 USD/m2/tháng, tăng 29% theo năm và không thay đổi so với năm 2010.