Ấn Độ náo loạn vì đổi tiền
Chính phủ Ấn Độ bất ngờ rút hai đồng 500 Rupee và 1.000 Rupee khỏi lưu thông vào tuần trước
Ấn Độ ngày 13/11 đã tăng hạn mức rút tiền mặt tại các cây ATM trong bối cảnh người dân nước này bất bình vì động thái bất ngờ của Chính phủ rút hai đồng 500 Rupee (tương đương 7,6 USD) và 1.000 Rupee khỏi lưu thông vào tuần trước.
Theo hãng tin BBC, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết người sử dụng thẻ ATM tại nước này giờ đây có thể rút tối đa 2.500 Rupee mỗi ngày, so với hạn mức rút trước đó là 2.000 Rupee.
Nhiều cây ATM ở Ấn Độ hiện đang trong tình trạng không hoạt động vì chưa được điều chỉnh để thích nghi với hai đồng tiền mới mệnh giá 500 Rupee và 2.000 Rupee. Tình trạng người dân xếp hàng dài tại nhiều ngân hàng cũng khiến việc rút tiền trở nên khó khăn hơn.
Chính phủ Ấn Độ cho hay các ngân hàng nước này đã được tiếp 3 nghìn tỷ Rupee, tương đương 44 tỷ USD, tiền mệnh giá lớn kể từ khi quyết định đổi tiền được công bố vào tối ngày thứ Ba tuần trước.
Việc hủy bỏ hai đồng 500 Rupee và 1.000 Rupee nhằm mục đích chống tham nhũng và đưa lượng tài sản ước tính lên tới nhiều tỷ USD nằm trong két sắt của các gia đình vào các hoạt động kinh tế. Song song với việc hủy bỏ hai đồng tiền này, Ấn Độ đưa vào lưu thông hai đồng 500 Rupee và 2.000 Rupee mới.
Hai đồng tiền bị hủy chiếm khoảng 4/5 tổng giá trị tiền mặt được lưu thông. Bởi vậy, thay đổi này đe dọa gây gián đoạn đối với nền kinh tế chủ yếu sử dụng tiền mặt của Ấn Độ.
Không chỉ nâng hạn mức rút tiền tại các cây ATM, Chính phủ Ấn Độ cũng nới hạn chế rút tiền mặt trong ngân hàng, bãi bỏ hạn mức 10.000 Rupee/ngày và nâng hạn mức rút mỗi tuần thêm 4.000 Rupee lên 24.000 Rupee.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) kêu gọi người dân không găm giữ tiền mặt, và nói rằng tiền Rupee luôn có sẵn “bất kỳ khi nào người dân cần”. RBI cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo hàng ngày thay vì hai tuần một lần như trước đây về số lượng tiền được rút và đổi để xác định một bức tranh chính xác hơn về lưu thông tiền.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thừa nhận “nỗi đau” mà hàng triệu người Ấn Độ phải hứng chịu sau đổi tiền, nhưng nói rằng việc đổi tiền “không phải từ sự ngạo mạn mà ra”.
“Khó khăn này chỉ kéo dài 50 ngày”, ông Modi nói ngày 13/11. “Làm ơn cho tôi 50 ngày thôi. Sau ngày 30/12, tôi hứa với các bạn là Ấn Độ sẽ trở lại như những gì mà các bạn mong muốn”.
Thời hạn để người Ấn Độ đổi từ hai đồng tiền cũ sang tiền mới tại các ngân hàng là đến ngày 30/12.
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014, ông Modi đã cam kết sẽ mạnh tay với dòng tiền “ngầm” trong nền kinh tế. Theo ước tính của công ty đầu tư Ambit, nền kinh tế “ngầm” chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ.
Các đối thủ chính trị của ông Modi tuyên bố sẽ đoàn kết để chống lại việc hủy bỏ hai đồng 500 và 1.000 Rupee, cho rằng việc này gây khó khăn cho đời sống của hàng triệu người dân, nhất là những người không có tài khoản ngân hàng và giữ tiền tiết kiệm dưới dạng tiền mặt tại nhà.
Ông Mulayam Singh Yadav, thủ lĩnh Đảng Samajwadi đối lập, kêu gọi Thủ tướng Modi đảo ngược quyết định đổi tiền. “Chính phủ đã gây ra tình trạng hỗn loạn, người dân bình thường không thể mua được những thứ thiết yếu hàng ngày nữa”, ông Yadav nói.
Theo hãng tin BBC, Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết người sử dụng thẻ ATM tại nước này giờ đây có thể rút tối đa 2.500 Rupee mỗi ngày, so với hạn mức rút trước đó là 2.000 Rupee.
Nhiều cây ATM ở Ấn Độ hiện đang trong tình trạng không hoạt động vì chưa được điều chỉnh để thích nghi với hai đồng tiền mới mệnh giá 500 Rupee và 2.000 Rupee. Tình trạng người dân xếp hàng dài tại nhiều ngân hàng cũng khiến việc rút tiền trở nên khó khăn hơn.
Chính phủ Ấn Độ cho hay các ngân hàng nước này đã được tiếp 3 nghìn tỷ Rupee, tương đương 44 tỷ USD, tiền mệnh giá lớn kể từ khi quyết định đổi tiền được công bố vào tối ngày thứ Ba tuần trước.
Việc hủy bỏ hai đồng 500 Rupee và 1.000 Rupee nhằm mục đích chống tham nhũng và đưa lượng tài sản ước tính lên tới nhiều tỷ USD nằm trong két sắt của các gia đình vào các hoạt động kinh tế. Song song với việc hủy bỏ hai đồng tiền này, Ấn Độ đưa vào lưu thông hai đồng 500 Rupee và 2.000 Rupee mới.
Hai đồng tiền bị hủy chiếm khoảng 4/5 tổng giá trị tiền mặt được lưu thông. Bởi vậy, thay đổi này đe dọa gây gián đoạn đối với nền kinh tế chủ yếu sử dụng tiền mặt của Ấn Độ.
Không chỉ nâng hạn mức rút tiền tại các cây ATM, Chính phủ Ấn Độ cũng nới hạn chế rút tiền mặt trong ngân hàng, bãi bỏ hạn mức 10.000 Rupee/ngày và nâng hạn mức rút mỗi tuần thêm 4.000 Rupee lên 24.000 Rupee.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) kêu gọi người dân không găm giữ tiền mặt, và nói rằng tiền Rupee luôn có sẵn “bất kỳ khi nào người dân cần”. RBI cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo hàng ngày thay vì hai tuần một lần như trước đây về số lượng tiền được rút và đổi để xác định một bức tranh chính xác hơn về lưu thông tiền.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thừa nhận “nỗi đau” mà hàng triệu người Ấn Độ phải hứng chịu sau đổi tiền, nhưng nói rằng việc đổi tiền “không phải từ sự ngạo mạn mà ra”.
“Khó khăn này chỉ kéo dài 50 ngày”, ông Modi nói ngày 13/11. “Làm ơn cho tôi 50 ngày thôi. Sau ngày 30/12, tôi hứa với các bạn là Ấn Độ sẽ trở lại như những gì mà các bạn mong muốn”.
Thời hạn để người Ấn Độ đổi từ hai đồng tiền cũ sang tiền mới tại các ngân hàng là đến ngày 30/12.
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014, ông Modi đã cam kết sẽ mạnh tay với dòng tiền “ngầm” trong nền kinh tế. Theo ước tính của công ty đầu tư Ambit, nền kinh tế “ngầm” chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ.
Các đối thủ chính trị của ông Modi tuyên bố sẽ đoàn kết để chống lại việc hủy bỏ hai đồng 500 và 1.000 Rupee, cho rằng việc này gây khó khăn cho đời sống của hàng triệu người dân, nhất là những người không có tài khoản ngân hàng và giữ tiền tiết kiệm dưới dạng tiền mặt tại nhà.
Ông Mulayam Singh Yadav, thủ lĩnh Đảng Samajwadi đối lập, kêu gọi Thủ tướng Modi đảo ngược quyết định đổi tiền. “Chính phủ đã gây ra tình trạng hỗn loạn, người dân bình thường không thể mua được những thứ thiết yếu hàng ngày nữa”, ông Yadav nói.