Ba nước chủ nợ lớn mạnh tay bán trái phiếu kho bạc Mỹ
Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga đã bán ra nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng đầu năm nay
Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga đã bán ra nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, xu hướng này chỉ là tạm thời.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/3 cho biết, trong tháng 1/2010, hai quốc gia chủ nợ lớn nhất của nước này là Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thống kê cho thấy, Trung Quốc đã bán ròng 5,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 1, đưa lượng nắm giữ về mức 889 tỷ USD. Tuy đây đã là tháng thứ ba liên tiếp, Trung Quốc bán ròng nợ Mỹ, nước này vẫn là chủ nợ lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, Nhật Bản bán ròng 300 triệu trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 1, giảm khối lượng nắm giữ còn 765,4 tỷ USD.
Nga cũng là một chủ nợ nữa của Mỹ mạnh tay bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 1. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà nước này nắm giữ đã giảm 17,6 tỷ USD trong tháng, xuống còn 124,2 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 1 năm.
“Trong tháng 1, các ngân hàng trung ương nước ngoài đã dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nếu thực trạng này tiếp diễn và nếu Trung Quốc ngừng mua nợ Mỹ, thì ảnh hưởng đối với nước Mỹ sẽ là lãi suất vay tiền sẽ tăng lên”, chuyên gia kinh tế trưởng Chris Rupkey của ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ nhận xét khi trao đổi với Bloomberg.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ có thể chỉ là tạm thời, vì kinh tế Mỹ đang phục hồi khỏi khủng hoảng trong khi giới đầu tư dè dặt trước trái phiếu của khu vực châu Âu do cuộc khủng hoảng nợ công ở đây. Thêm vào đó, các nước chủ nợ này có thể đang bán các loại trái phiếu ngắn hạn mua vào trong thời gian khủng hoảng, và thay vào đó, chuyển sang mua trái phiếu dài hạn.
Thời gian gần đây, quan hệ Trung - Mỹ xấu đi do tác động của nhiều yếu tố như việc Mỹ bán hàng tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc gặp gỡ với lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng - Dalai Lama tại Nhà Trắng hồi tháng 2, công cụ tìm kiếm Google tuyên bố sẽ rời Trung Quốc, nhiều vụ tranh chấp thương mại, và giá trị của đồng Nhân dân tệ.
Trong bối cảnh đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã đặt dấu chấm hỏi xung quanh vai trò của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng thời tìm kiếm sự bảo đảm an toàn đối với nợ Mỹ khi thâm hụt ngân sách liên bang của nước này được dự báo sẽ lên tới mức kỷ lúc 1.600 tỷ USD trong năm nay.
Tại một buổi họp báo diễn ra tại Bắc Kinh cách đây ít ngày nhân kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc, Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đã nhận định, sự ổn định của đồng USD là một “mối lo lớn” và “vẫn lo ngại” về lượng tài sản USD mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thúc giục Chính phủ Mỹ “có những biện pháp cụ thể để trấn an các nhà đầu tư” về sự an toàn của đồng USD. Cách đây một năm, ông Ôn Gia Bảo đã thể hiện sự lo ngại tương tự khi chứng kiến thâm hụt ngân sách công của Mỹ ngày càng tăng.
Trước những lời kêu gọi của phía Mỹ đề nghị Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trước bất kỳ áp lực đòi tăng tỷ giá nào từ phía nước ngoài. Các quốc gia phản đối đồng Nhân dân tệ yếu cho rằng, điều này chỉ có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và gây cản trở cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Trong một bài bình luận mới đây trên tờ New York Times, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng, Mỹ không ngại việc Trung Quốc bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ.
Lý do ở đây là nếu Trung Quốc làm vậy, tỷ giá USD có thể sụt giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, làm lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, giảm thâm hụt thương mại cho nước này, đồng thời khiến giá trị tài sản Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ càng sa sút.
Trung Quốc hiện có 2.400 tỷ USD dự trữ ngoại hối, trong đó các tài sản bằng USD chiếm một tỷ lệ lớn. Trong đó, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc bán ra Nhân dân tệ và mua USD để đảm bảo một đồng Nhân dân tệ yếu.
Theo hãng tin AFP, tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã khiến thị trường một phen phát hoảng khi công bố Trung Quốc đã cắt giảm mạnh lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ xuống còn 755,4 tỷ USD trong tháng 12 và chỉ còn là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, sau Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau đó, số liệu trên đã được điều chỉnh và Trung Quốc vẫn là chủ nợ số 1 của Mỹ. Số liệu được điều chỉnh tính tới cả lượng trái phiếu kho bạc Mỹ thuộc sở hữu của Trung Quốc nhưng lại nằm ở các thị trường thứ ba như Anh và Hồng Kông vốn không được tính tới trong số liệu thống kê ban đầu.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/3 cho biết, trong tháng 1/2010, hai quốc gia chủ nợ lớn nhất của nước này là Trung Quốc và Nhật Bản đã giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ.
Thống kê cho thấy, Trung Quốc đã bán ròng 5,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 1, đưa lượng nắm giữ về mức 889 tỷ USD. Tuy đây đã là tháng thứ ba liên tiếp, Trung Quốc bán ròng nợ Mỹ, nước này vẫn là chủ nợ lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, Nhật Bản bán ròng 300 triệu trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 1, giảm khối lượng nắm giữ còn 765,4 tỷ USD.
Nga cũng là một chủ nợ nữa của Mỹ mạnh tay bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 1. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà nước này nắm giữ đã giảm 17,6 tỷ USD trong tháng, xuống còn 124,2 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 1 năm.
“Trong tháng 1, các ngân hàng trung ương nước ngoài đã dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nếu thực trạng này tiếp diễn và nếu Trung Quốc ngừng mua nợ Mỹ, thì ảnh hưởng đối với nước Mỹ sẽ là lãi suất vay tiền sẽ tăng lên”, chuyên gia kinh tế trưởng Chris Rupkey của ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ nhận xét khi trao đổi với Bloomberg.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ có thể chỉ là tạm thời, vì kinh tế Mỹ đang phục hồi khỏi khủng hoảng trong khi giới đầu tư dè dặt trước trái phiếu của khu vực châu Âu do cuộc khủng hoảng nợ công ở đây. Thêm vào đó, các nước chủ nợ này có thể đang bán các loại trái phiếu ngắn hạn mua vào trong thời gian khủng hoảng, và thay vào đó, chuyển sang mua trái phiếu dài hạn.
Thời gian gần đây, quan hệ Trung - Mỹ xấu đi do tác động của nhiều yếu tố như việc Mỹ bán hàng tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1, Tổng thống Mỹ Obama có cuộc gặp gỡ với lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng - Dalai Lama tại Nhà Trắng hồi tháng 2, công cụ tìm kiếm Google tuyên bố sẽ rời Trung Quốc, nhiều vụ tranh chấp thương mại, và giá trị của đồng Nhân dân tệ.
Trong bối cảnh đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã đặt dấu chấm hỏi xung quanh vai trò của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng thời tìm kiếm sự bảo đảm an toàn đối với nợ Mỹ khi thâm hụt ngân sách liên bang của nước này được dự báo sẽ lên tới mức kỷ lúc 1.600 tỷ USD trong năm nay.
Tại một buổi họp báo diễn ra tại Bắc Kinh cách đây ít ngày nhân kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc, Thủ tướng nước này Ôn Gia Bảo đã nhận định, sự ổn định của đồng USD là một “mối lo lớn” và “vẫn lo ngại” về lượng tài sản USD mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thúc giục Chính phủ Mỹ “có những biện pháp cụ thể để trấn an các nhà đầu tư” về sự an toàn của đồng USD. Cách đây một năm, ông Ôn Gia Bảo đã thể hiện sự lo ngại tương tự khi chứng kiến thâm hụt ngân sách công của Mỹ ngày càng tăng.
Trước những lời kêu gọi của phía Mỹ đề nghị Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trước bất kỳ áp lực đòi tăng tỷ giá nào từ phía nước ngoài. Các quốc gia phản đối đồng Nhân dân tệ yếu cho rằng, điều này chỉ có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và gây cản trở cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Trong một bài bình luận mới đây trên tờ New York Times, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng, Mỹ không ngại việc Trung Quốc bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ.
Lý do ở đây là nếu Trung Quốc làm vậy, tỷ giá USD có thể sụt giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, làm lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, giảm thâm hụt thương mại cho nước này, đồng thời khiến giá trị tài sản Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ càng sa sút.
Trung Quốc hiện có 2.400 tỷ USD dự trữ ngoại hối, trong đó các tài sản bằng USD chiếm một tỷ lệ lớn. Trong đó, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc bán ra Nhân dân tệ và mua USD để đảm bảo một đồng Nhân dân tệ yếu.
Theo hãng tin AFP, tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã khiến thị trường một phen phát hoảng khi công bố Trung Quốc đã cắt giảm mạnh lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ xuống còn 755,4 tỷ USD trong tháng 12 và chỉ còn là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, sau Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau đó, số liệu trên đã được điều chỉnh và Trung Quốc vẫn là chủ nợ số 1 của Mỹ. Số liệu được điều chỉnh tính tới cả lượng trái phiếu kho bạc Mỹ thuộc sở hữu của Trung Quốc nhưng lại nằm ở các thị trường thứ ba như Anh và Hồng Kông vốn không được tính tới trong số liệu thống kê ban đầu.