Báo cáo ngoại đồng loạt hưởng ứng tăng lãi suất, tăng tỷ giá
Động thái mới liên quan đến lãi suất và tỷ giá của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng từ các ngân hàng lớn trên thế giới
Động thái tăng lãi suất cơ bản và tăng mạnh tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước ngày 10/6 vừa qua tiếp tục nhận được sự hưởng ứng từ các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới.
>>“Điều chỉnh tỷ giá không phải là phá giá”
Hầu hết các báo cáo ngoại cho rằng, động thái nói trên của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam diễn ra sớm hơn dự kiến.
Ủng hộ tăng lãi suất
Trong bản tin mang tên “Vietnam: Moving in the right direction” (tạm dịch: “Việt Nam đang đi đúng hướng”), Ngân hàng Deutsche Bank của Đức nhận định, quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong nhiệm vụ chống lạm phát.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, lãi suất VND cần phải được tiếp tục nâng lên trong thời gian tới để đạt tới mức thực dương”, báo cáo viết.
Để đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp thắt chặt tiền tệ, các nhà phân tích của Deutsche Bank khuyến nghị Việt Nam cần quyết đoán hơn trong việc cắt giảm chi tiêu công và giám sát chặt chẽ hơn khối doanh nghiệp quốc doanh. Đặc biệt, báo cáo cho rằng, Việt Nam nên áp dụng chính sách theo đó các doanh nghiệp Nhà nước muốn đầu tư tài chính và bất động sản phải được sự cho phép của Thủ tướng.
Trong bản tin đề ngày 11/6, Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tăng lãi suất cơ bản, vừa tăng tỷ giá VND/USD là hai hành động trái chiều nhau. Tuy nhiên, điều này cho thấy, Việt Nam đang cùng lúc nhằm vào hai mục tiêu quan trọng là chống lạm phát và lấy lại sự ổn định của cán cân thanh toán.
Các chuyên gia của ngân hàng này cho biết, việc SBV tăng lãi suất diễn ra sớm so với dự kiến của họ, nhưng không khiến họ bất ngờ, do Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên chống lạm phát. Rõ ràng, việc tăng lãi suất là nhằm mục tiêu kìm tăng trưởng tín dụng hiện ở mức 45% từ đầu năm đến nay, so với mức 30% như kỳ vọng của Chính phủ.
Công bố ngày 11/6 và có nhan đề “Taking appropriate actions” (tạm dịch: “Thực hiện những hành động phù hợp”), báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered của Anh cho rằng, việc tăng lãi suất sẽ giúp giảm bớt tốc độ tăng giá hàng hóa do nhu cầu trong nước tạo ra, đồng thời cũng giảm bớt nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu ở mức độ nào đó.
Báo cáo ra ngày 10/6 của ngân hàng đầu tư JP Morgan Chase (Mỹ) cũng nhận định rằng, các biện pháp chống lạm phát của Việt Nam đang đi đúng hướng. JP Morgan Chase đánh giá cao các động thái của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc ổn định niềm tin của người dân, như công bố dự trữ ngoại hối, khẳng định cán cân thanh toán đang thặng dư, khẳng định mục tiêu hàng đầu là chống lạm phát, hạ mục tiêu tăng trưởng, cắt giảm chi tiêu công, việc Việt Nam có tham gia vào hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương theo sáng kiến Chiềng Mai…
Về việc tăng lãi suất, báo cáo cho rằng, động thái này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy người dân tiếp tục giữ tiền gửi tiết kiệm bằng VND, đồng thời kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nhu cầu nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát. Báo cáo khuyến nghị Việt Nam tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
Nhận định trái chiều về vấn đề tỷ giá
Việc tăng tỷ giá VND/USD thêm 2% được các chuyên gia của Standard Chartered đánh giá là đã đưa tỷ giá chính thức về sát với tỷ giá trên thị trường tự do hơn. Báo cáo khuyến nghị, tỷ giá này nên tiếp tục được điều chỉnh tăng để giảm thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, điều quan trọng là những lần điều chỉnh tỷ giá tiếp theo cần diễn ra có trật tự và từ từ để tránh sự phản ứng thái quá của thị trường và sự sụt giảm nhanh chóng tính hấp dẫn của VND. Mặt khác, tỷ giá tăng cao sẽ khiến áp lực lạm phát do hàng hóa nhập khẩu tăng cao, yêu cầu phải tăng lãi suất cao hơn nữa.
Báo cáo của Credit Suisse cho rằng, mặc dù VND mất giá so với USD gây ra một số áp lực lạm phát trong ngắn hạn do giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, động thái này cho thấy dường như mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là thúc đẩy sự điều chỉnh nhanh hơn trong môi trường đầu cơ tiền tệ hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục cho phép VND mất giá xa hơn, nhưng sẽ là sự mất giá có kiểm soát.
Trái lại, Deutsche Bank khuyến nghị Việt Nam không nên giảm giá mạnh đồng VND trong thời gian tới, nhằm tránh việc người dân ồ ạt chuyển VND sang USD. Do đó, điều quan trọng đối với Việt Nam lúc này là cần duy trì niềm tin của người dân vào VND và hệ thống ngân hàng, ít nhất để đảm bảo rằng, họ vẫn gửi tiết kiệm.
Còn theo các nhà phân tích của JP Morgan Chase, việc tăng tỷ giá VND/USD thêm 2% có tác động trái chiều so với việc nâng lãi suất. Báo cáo cho rằng, động thái này có thể sẽ thúc đẩy việc chuyển sang các tài sản bằng USD.
>>“Điều chỉnh tỷ giá không phải là phá giá”
Hầu hết các báo cáo ngoại cho rằng, động thái nói trên của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam diễn ra sớm hơn dự kiến.
Ủng hộ tăng lãi suất
Trong bản tin mang tên “Vietnam: Moving in the right direction” (tạm dịch: “Việt Nam đang đi đúng hướng”), Ngân hàng Deutsche Bank của Đức nhận định, quyết định tăng lãi suất cơ bản lần này của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong nhiệm vụ chống lạm phát.
“Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, lãi suất VND cần phải được tiếp tục nâng lên trong thời gian tới để đạt tới mức thực dương”, báo cáo viết.
Để đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp thắt chặt tiền tệ, các nhà phân tích của Deutsche Bank khuyến nghị Việt Nam cần quyết đoán hơn trong việc cắt giảm chi tiêu công và giám sát chặt chẽ hơn khối doanh nghiệp quốc doanh. Đặc biệt, báo cáo cho rằng, Việt Nam nên áp dụng chính sách theo đó các doanh nghiệp Nhà nước muốn đầu tư tài chính và bất động sản phải được sự cho phép của Thủ tướng.
Trong bản tin đề ngày 11/6, Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tăng lãi suất cơ bản, vừa tăng tỷ giá VND/USD là hai hành động trái chiều nhau. Tuy nhiên, điều này cho thấy, Việt Nam đang cùng lúc nhằm vào hai mục tiêu quan trọng là chống lạm phát và lấy lại sự ổn định của cán cân thanh toán.
Các chuyên gia của ngân hàng này cho biết, việc SBV tăng lãi suất diễn ra sớm so với dự kiến của họ, nhưng không khiến họ bất ngờ, do Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên chống lạm phát. Rõ ràng, việc tăng lãi suất là nhằm mục tiêu kìm tăng trưởng tín dụng hiện ở mức 45% từ đầu năm đến nay, so với mức 30% như kỳ vọng của Chính phủ.
Công bố ngày 11/6 và có nhan đề “Taking appropriate actions” (tạm dịch: “Thực hiện những hành động phù hợp”), báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered của Anh cho rằng, việc tăng lãi suất sẽ giúp giảm bớt tốc độ tăng giá hàng hóa do nhu cầu trong nước tạo ra, đồng thời cũng giảm bớt nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu ở mức độ nào đó.
Báo cáo ra ngày 10/6 của ngân hàng đầu tư JP Morgan Chase (Mỹ) cũng nhận định rằng, các biện pháp chống lạm phát của Việt Nam đang đi đúng hướng. JP Morgan Chase đánh giá cao các động thái của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc ổn định niềm tin của người dân, như công bố dự trữ ngoại hối, khẳng định cán cân thanh toán đang thặng dư, khẳng định mục tiêu hàng đầu là chống lạm phát, hạ mục tiêu tăng trưởng, cắt giảm chi tiêu công, việc Việt Nam có tham gia vào hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương theo sáng kiến Chiềng Mai…
Về việc tăng lãi suất, báo cáo cho rằng, động thái này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy người dân tiếp tục giữ tiền gửi tiết kiệm bằng VND, đồng thời kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nhu cầu nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát. Báo cáo khuyến nghị Việt Nam tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
Nhận định trái chiều về vấn đề tỷ giá
Việc tăng tỷ giá VND/USD thêm 2% được các chuyên gia của Standard Chartered đánh giá là đã đưa tỷ giá chính thức về sát với tỷ giá trên thị trường tự do hơn. Báo cáo khuyến nghị, tỷ giá này nên tiếp tục được điều chỉnh tăng để giảm thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, điều quan trọng là những lần điều chỉnh tỷ giá tiếp theo cần diễn ra có trật tự và từ từ để tránh sự phản ứng thái quá của thị trường và sự sụt giảm nhanh chóng tính hấp dẫn của VND. Mặt khác, tỷ giá tăng cao sẽ khiến áp lực lạm phát do hàng hóa nhập khẩu tăng cao, yêu cầu phải tăng lãi suất cao hơn nữa.
Báo cáo của Credit Suisse cho rằng, mặc dù VND mất giá so với USD gây ra một số áp lực lạm phát trong ngắn hạn do giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, động thái này cho thấy dường như mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là thúc đẩy sự điều chỉnh nhanh hơn trong môi trường đầu cơ tiền tệ hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục cho phép VND mất giá xa hơn, nhưng sẽ là sự mất giá có kiểm soát.
Trái lại, Deutsche Bank khuyến nghị Việt Nam không nên giảm giá mạnh đồng VND trong thời gian tới, nhằm tránh việc người dân ồ ạt chuyển VND sang USD. Do đó, điều quan trọng đối với Việt Nam lúc này là cần duy trì niềm tin của người dân vào VND và hệ thống ngân hàng, ít nhất để đảm bảo rằng, họ vẫn gửi tiết kiệm.
Còn theo các nhà phân tích của JP Morgan Chase, việc tăng tỷ giá VND/USD thêm 2% có tác động trái chiều so với việc nâng lãi suất. Báo cáo cho rằng, động thái này có thể sẽ thúc đẩy việc chuyển sang các tài sản bằng USD.