Bảo hiểm: Chuyên nghiệp chưa đi cùng tăng trưởng
Sau gần hai năm gia nhập WTO, ngành bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng khá cao nhưng chưa đi liền với tính chuyên nghiệp
Sau gần hai năm gia nhập WTO, ngành bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng khá cao nhưng chưa đi liền với tính chuyên nghiệp.
Đây là quan điểm có trong hầu hết các ý kiến tham luận về chuyên đề bảo hiểm trong tại hội thảo đánh giá tác động sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/9.
Vẫn tăng trưởng ấn tượng
Theo đánh giá chung của những ý kiến trên, sau gần hai năm gia nhập WTO, ngành bảo hiểm đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều sản phẩm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, xã hội, đặc biệt đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ phí bảo hiểm đầu tư vào phát triển kinh tế quốc dân.
Báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, năm 2007, khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu gần 8.400 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2006; với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 9.400 tỷ đồng, tăng 12%. Trong đó, các doanh nghiệp có doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ lớn là Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, Bảo hiểm Dầu khí…
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhận định, cuối năm 2007 đến nay, trong cơn “sóng gió” từ lạm phát cao, sự biến động của thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản…, ngành bảo hiểm vẫn đứng vững và đạt được sự tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, bảo hiểm phi nhân thọ vẫn đạt doanh thu 5.562 tỷ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2007. Tương ứng, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỷ đồng (trong đó phí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 4.853 tỷ đồng), tăng 13,58% so với năm 2007.
Về quy mô ngành, nếu trong năm 2002 cả nước có 20 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, thì đến cuối tháng 12/2007 lên tới 40 doanh nghiệp, với tổng tài sản là 58.000 tỷ đồng.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính với sự phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cộng với qui định tăng vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm đã làm tăng nguồn vốn điều lệ và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành.
Với quy mô đó, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động được để đầu tư trở lại cho nên kinh tế cũng đã tăng mạnh, từ 30.660 (năm 2006) tỷ đồng lên hơn 44.940 tỷ đồng (năm 2007), trong đó năm 2001 chỉ đạt gần 5.790 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng mạnh, đến nay đã có gần 1000 sản phẩm. Trong đó có những sản phẩm cho những ngành quan trọng như dầu khí, hàng không, đóng tàu, xây dựng cầu đường… đã gián tiếp tăng cường vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước vào lĩnh vực bảo hiểm.
Nhưng thiếu tính chuyên nghiệp
Mặc dù phát triển mạnh về số lượng doanh nghiệp, doanh số, sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ý kiến tham luận cùng cho rằng sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp.
“Đó là đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được cải thiện”, TS. Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công thương đánh giá.
Cụ thể hơn, theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là phí bảo hiểm. Trên thị trường, cạnh tranh chủ yếu hiện nay chủ yếu là bằng các hạ phí kỹ thuật mà không quan tâm đến đối tượng bảo hiểm, mức độ rủi ro, hay dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ông Phùng Đắc Lộc lấy ví dụ, có doanh nghiệp bảo hiểm hạ phí bảo hiểm một khách sạn chỉ tương đương với phí bảo hiểm một chiếc xe ôtô trị giá 1 tỷ đồng chỉ với mục đích giành được dịch vụ bảo hiểm. “Đây chính là điều phí lý và thiếu chuyên nghiệp trong cạnh tranh”, ông Lộc nói.
Theo phân tích của ông, nguyên nhân sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (tức lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng). Do đó dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và ngay cả các chi nhánh trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm. Vì thế, việc quan tâm cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế.
Ngoài ra, một nhận định chung đưa ra tại hội thảo trên là sự thiếu chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc giải quyết bồi thường cho khách hàng còn nhiều vướng mắc; thủ tục, hồ sơ bồi thường còn rườm rà, chưa tinh gọn, đơn giản…
Đi cùng với những nhận định trên, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao tính chuyên nghiệp của mình trên toàn bộ hệ thống, từ quản trị, đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường năng tài chính, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm và chất lượng phục vụ, để đón triển vọng và yêu cầu phát triển của thị trường trong tương lai.
“Tiềm năng, cơ hội phát triển thị trường bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ sẽ đầy hứa hẹn, với tốc độ tăng trưởng tiếp tục cao, nhất là khi bảo hiểm sẽ được dùng vào cả dự phòng nghiêp vụ, vào đầu tư tài chính, kinh doanh, là những đối tượng có khả năng sinh lời cao”, một tham luận tại hội thảo nhận định.
Mặt khác, sự mở của thị trường bảo hiểm, theo cam kết WTO, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm mới dự báo sẽ tăng nhanh, trong đó có sự “đổ bộ” của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, có tính chuyên nghiệp cao, bên cạnh thế mạnh về năng lực tài chính, kinh nghiệm và thương hiệu…
“Sự sôi động và áp lực cạnh tranh đó đã thể hiện khá rõ khi cuối năm 2007 đã có hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đặt tại Việt Nam để chờ đón cơ hội được kinh doanh”, PGS.TS Nguyễn Văn Định (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), cho biết.
Đây là quan điểm có trong hầu hết các ý kiến tham luận về chuyên đề bảo hiểm trong tại hội thảo đánh giá tác động sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/9.
Vẫn tăng trưởng ấn tượng
Theo đánh giá chung của những ý kiến trên, sau gần hai năm gia nhập WTO, ngành bảo hiểm đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều sản phẩm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, xã hội, đặc biệt đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ phí bảo hiểm đầu tư vào phát triển kinh tế quốc dân.
Báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho thấy, năm 2007, khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có doanh thu gần 8.400 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2006; với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 9.400 tỷ đồng, tăng 12%. Trong đó, các doanh nghiệp có doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ lớn là Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, Bảo hiểm Dầu khí…
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhận định, cuối năm 2007 đến nay, trong cơn “sóng gió” từ lạm phát cao, sự biến động của thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản…, ngành bảo hiểm vẫn đứng vững và đạt được sự tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, bảo hiểm phi nhân thọ vẫn đạt doanh thu 5.562 tỷ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2007. Tương ứng, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỷ đồng (trong đó phí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 4.853 tỷ đồng), tăng 13,58% so với năm 2007.
Về quy mô ngành, nếu trong năm 2002 cả nước có 20 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, thì đến cuối tháng 12/2007 lên tới 40 doanh nghiệp, với tổng tài sản là 58.000 tỷ đồng.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính với sự phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cộng với qui định tăng vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm đã làm tăng nguồn vốn điều lệ và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành.
Với quy mô đó, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động được để đầu tư trở lại cho nên kinh tế cũng đã tăng mạnh, từ 30.660 (năm 2006) tỷ đồng lên hơn 44.940 tỷ đồng (năm 2007), trong đó năm 2001 chỉ đạt gần 5.790 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số lượng sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng mạnh, đến nay đã có gần 1000 sản phẩm. Trong đó có những sản phẩm cho những ngành quan trọng như dầu khí, hàng không, đóng tàu, xây dựng cầu đường… đã gián tiếp tăng cường vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước vào lĩnh vực bảo hiểm.
Nhưng thiếu tính chuyên nghiệp
Mặc dù phát triển mạnh về số lượng doanh nghiệp, doanh số, sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ý kiến tham luận cùng cho rằng sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp.
“Đó là đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được cải thiện”, TS. Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công thương đánh giá.
Cụ thể hơn, theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là phí bảo hiểm. Trên thị trường, cạnh tranh chủ yếu hiện nay chủ yếu là bằng các hạ phí kỹ thuật mà không quan tâm đến đối tượng bảo hiểm, mức độ rủi ro, hay dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ông Phùng Đắc Lộc lấy ví dụ, có doanh nghiệp bảo hiểm hạ phí bảo hiểm một khách sạn chỉ tương đương với phí bảo hiểm một chiếc xe ôtô trị giá 1 tỷ đồng chỉ với mục đích giành được dịch vụ bảo hiểm. “Đây chính là điều phí lý và thiếu chuyên nghiệp trong cạnh tranh”, ông Lộc nói.
Theo phân tích của ông, nguyên nhân sâu xa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (tức lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đến khách hàng). Do đó dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và ngay cả các chi nhánh trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm. Vì thế, việc quan tâm cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế.
Ngoài ra, một nhận định chung đưa ra tại hội thảo trên là sự thiếu chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc giải quyết bồi thường cho khách hàng còn nhiều vướng mắc; thủ tục, hồ sơ bồi thường còn rườm rà, chưa tinh gọn, đơn giản…
Đi cùng với những nhận định trên, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao tính chuyên nghiệp của mình trên toàn bộ hệ thống, từ quản trị, đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường năng tài chính, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm và chất lượng phục vụ, để đón triển vọng và yêu cầu phát triển của thị trường trong tương lai.
“Tiềm năng, cơ hội phát triển thị trường bảo hiểm cả nhân thọ và phi nhân thọ sẽ đầy hứa hẹn, với tốc độ tăng trưởng tiếp tục cao, nhất là khi bảo hiểm sẽ được dùng vào cả dự phòng nghiêp vụ, vào đầu tư tài chính, kinh doanh, là những đối tượng có khả năng sinh lời cao”, một tham luận tại hội thảo nhận định.
Mặt khác, sự mở của thị trường bảo hiểm, theo cam kết WTO, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm mới dự báo sẽ tăng nhanh, trong đó có sự “đổ bộ” của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, có tính chuyên nghiệp cao, bên cạnh thế mạnh về năng lực tài chính, kinh nghiệm và thương hiệu…
“Sự sôi động và áp lực cạnh tranh đó đã thể hiện khá rõ khi cuối năm 2007 đã có hơn 30 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đặt tại Việt Nam để chờ đón cơ hội được kinh doanh”, PGS.TS Nguyễn Văn Định (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), cho biết.